[Ngữ Văn 12]Phân loại tùy bút

L

lolem_theki_xxi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

PHÂN LOẠI TÙY BÚT

Ths. Trần Văn Minh

1. Đặt vấn đề

Tính đến nay, thể loại tùy bút đã có quá trình phát triển trải qua gần trọn một thế kỉ. Trong văn học Việt Nam hiện đại, đội ngũ sáng tác tuỳ bút ngày càng đông đảo, gồm cả chuyên và không chuyên; mỗi thế hệ đều có những tên tuổi lớn. Số lượng tác phẩm tuỳ bút ngày càng phong phú, đề cập đến nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện đời sống; với những kiểu bút pháp và phong cách khác nhau.

Mặc dù là một thể loại văn xuôi có đóng góp đáng kể để làm nên sự đa dạng cho nền văn học Việt Nam thời kì hiện đại, nhưng trên thực tế hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào riêng về tuỳ bút, nhất là ở phương diện lí thuyết thể loại. Hậu quả là việc xem xét, bình giá các giá trị xung quanh thể loại này đôi khi được tiến hành một cách chủ quan, chưa đủ sức thuyết phục.

Để có thể nghiên cứu triệt để một đối tượng phức tạp như thế, thiết nghĩ thao tác quan trọng trước tiên là phải xác lập cho được tính hệ thống từ những hiện tượng, những giá trị còn rời rạc, bề bộn. Việc phân loại các tác phẩm tùy bút, không nằm ngoài mục đích nghiên cứu ấy, là bước đầu tiên nhằm tiến tới nhận thức các quy luật thể loại: “Sự phân loại thể loại, cũng như phân loại đề tài, chủ đề, cảm hứng, nhân vật, phân loại kết cấu, phân loại lời văn, dầu quan trọng đến đâu cũng chỉ là vấn đề… có tính ước lệ, nhằm hệ thống hóa các sự vật bề bộn” (1)

Phân loại tuỳ bút cũng như những nỗ lực để xác định, hệ thống hoá các đối tượng khác trong nghiên cứu văn học, suy đến cùng, chỉ mang ý nghĩa tương đối. Bởi thực tiễn sáng tác là cái có trước và sinh động hơn nhiều. Thao tác phân loại ở đây chỉ mới là cố gắng bước đầu từ góc nhìn cá nhân, nên chắc chắn sẽ khó tránh được những ý kiến chủ quan, không bao quát hết ngoại lệ.

2. Phân loại tuỳ bút

2.1. Để có thể xác định các tiêu chí làm cơ sở cho việc phân loại, trước hết, cần xem xét kĩ vấn đề loại hình của tuỳ bút. Trong hầu hết giáo trình lí luận và các công trình lí luận phê bình, tuỳ bút thường được xếp vào hệ thống các tiểu loại của thể loại (bao gồm: bút kí, phóng sự, kí sự, hồi kí, nhật kí, tuỳ bút,...). Việc làm này nếu chỉ xét đơn thuần từ góc độ phản ánh hiện thực thì có vẻ hợp lí. Bởi cũng như hầu hết các tiểu loại khác của , tuỳ bút luôn cần đến nguyên mẫu. Muốn sáng tác được những trang tuỳ bút hay, dứt khoát nhà văn phải xê dịch nhiều, để kịp nắm bắt cái phần tươi nguyên, tinh túy nhất của hiện thực.

Đôi khi khái niệm tuỳ bút còn được hiểu một cách giản đơn, cảm tính là tuỳ theo ngòi bút mà đưa đẩy và thể loại tuỳ bút được đề cập tới như một ngoại lệ, không có những đặc điểm mang tính loại hình ổn định. Nhưng thể loại vốn là hình thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm, nên không thể quy kết về nó từ những quan sát đơn lẻ, phiến diện. Tuy vẫn còn dấu vết phái sinh từ , nhưng qua quá trình phát triển trong gần trọn thế kỉ XX, tuỳ bút đã tách hẳn ra thành một thể loại văn học, mang những đặc điểm riêng biệt: “Một thể loại văn xuôi phái sinh từ thể loại kí, gần với bút ký, nhưng cách viết tự do và tùy hứng hơn nhiều. Nhà văn dựa vào sự lôi cuốn của cảm hứng, có thể nói từ sự việc này sang sự việc khác, từ liên tưởng này sang liên tưởng kia…để bộc lộ những cảm xúc, những tâm tình, phát biểu những suy nghĩ, những nhận xét về cuộc đời và con người. Bản ngã của nhà văn được thể hiện trong tùy bút gần như trong thơ trữ tình”(2). Nếu căn cứ vào những đặc điểm ấy, sẽ là không thoả đáng khi cố tình xếp dứt khoát thể tùy bút vào một trong hai loại: trữ tình hoặc tự sự.

Về điểm này, Trần Đình Sử đã có ý kiến rất xác đáng: “Các cách phân loại nói trên tuy có các ưu điểm khác nhau nhưng đều mang tính tương đối. Bởi vì, trên thực tế, thể loại văn học rất đa dạng, không một lối nào bao quát được trọn vẹn và sít sao. Trước hết là các thể loại trung gian, kết hợp loại này và loại kia, không thể quy hẳn về một loại nào... Mặt khác, nhiều thể loại ký quy vào tự sự cũng không thật thích hợp, vì cốt truyện ít phát triển, mà chất trữ tình lại cao”(3).

Trong tuỳ bút cũng có kể chuyện, thuật sự. Nhưng cái mạch chính, ưu trội lên, luôn là trữ tình. Các sự việc, hiện tượng xuất hiện có vẻ bừa bộn, không theo một trật tự lôgíc hình thức nào cả. Nhờ dòng cảm xúc, ấn tượng và trường liên tưởng chủ quan của người nghệ sĩ nối kết mọi thứ lại, để rồi từ đó mà toát lên những suy nghiệm sâu sắc về đời sống. Nói như Hoàng Ngọc Hiến, đó là “một sự mạch lạc cao cấp”(4). Không có cốt truyện, không có tình tiết éo le gay cấn, nên sức hấp dẫn của những trang tuỳ bút nằm ở cách thức tác giả bộc lộ thế giới tinh thần chủ quan với những cung bậc xúc cảm mãnh liệt, những rung động tinh tế cùng những liên tưởng bất ngờ, tài hoa, uyên bác.

Nhân vật trong tùy bút cũng thường được khắc họa ở thế lưỡng phân: không có đầy đủ những nét ngoại hình, tính cách, ngôn ngữ, số phận, như trong tác phẩm tự sự; cũng không thuần tuý trực tiếp bộc lộ cảm xúc, tâm trạng như một nhân vật trữ tình. Ở đây, nhân vật không là đối tượng nhận thức mà chỉ tồn tại như một yếu tố hoà lẫn trong mạch sự kiện, tình huống để khơi gợi liên tưởng, suy tư, cảm xúc.

Vì thế, chúng tôi hoàn toàn tán thành ý kiến củaV.E Khalizep trong Dẫn luận nghiên cứu văn học, khi ông xếp những tác phẩm trung gian như tuỳ bút vào loại hình tự sự - trữ tình: “Văn học đã biết không ít những tác phẩm mà yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình được kết hợp ở mức ngang quyền như nhau. Người ta gọi chúng là những tác phẩm tự sự - trữ tình” (5).

Thực tế văn học Việt Nam thế kỉ XX đã chứng minh sự linh hoạt, đa năng của tuỳ bút. Nhờ ưu thế của thể loại trung gian nên nó luôn có được thành tựu nổi bật ở hầu hết các chặng đường phát triển của nền văn học hiện đại. Tuỳ bút đãphát huy đầy đủ tác dụng cả trong thời chiến lẫn thời bình, cả trong hiện thực mang chất sử thi hoành tráng lẫn đời tư, đời thường; có thể vừa phản ánh và suy tư về hiện thực trong tính thời sự nóng hổi vừa giãi bày những hoài niệm, hồi ức đến từ quá khứ, rồi hướng tới những ước mơ, khát vọng tốt đẹp ở tương lai. Sự kết hợp giữa hai yếu tố tự sự và trữ tình trong tùy bút không phải theo kiểu luân phiên, xen kẽ, mà nhuyễn thấm vào nhau. Rõ ràng, vì có biểu hiện đầy đủ của một thể loại trung gian, mang vẻ đẹp lưỡng hợp, nên xếp tùy bút vào loại hình tự sự - trữ tình là thoả đáng hơn cả.

2.2. Có một thực tế là lâu nay việc phân loại tùy bút chưa được đặt ra thành mục tiêu nghiên cứu hẳn hoi. Thảng hoặc, thao tác phân loại được thực hiện một cách đơn lẻ và chưa mang tính hệ thống: trong khi khảo sát một tác phẩm cụ thể thì xuất hiện nhu cầu định danh để phân biệt Ví dụ: Phạm Thế Ngũ gọi Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam là “một thứ biến khảo song có nhiều tính chất nghệ thuật”(6), Nguyên Ngọc xem Sông Đà của Nguyễn Tuân “như là một thứ tùy bút tiểu thuyết”(7).

Để việc phân loại tuỳ bút đảm bảo tính hệ thống, nhất quán, thiết nghĩ cần có cơ sở xác định những tiêu chí cụ thể. Căn cứ vào đặc trưng về loại hình (thuộc loại hình tự sự - trữ tình), có thể tiếp cận thể loại tuỳ bút từ hai phương diện: tự sự và trữ tình. Ngoài ra, dung lượng cũng là một căn cứ về hình thức có ý nghĩa góp phần phân định các dạng của thể loại tuỳ bút.

Xét ở phương diện tự sự, tuỳ bút gần với . Tuy nhiên, tự sự trong tuỳ bút không giống với tự sự ở các thể loại khác. Nếu trong các thể loại thuộc loại hình tự sự, người trần thuật kể lại sự kiện và khắc họa tính cách, số phận con người như là những biểu hiện của thế giới khách quan, thì ở tuỳ bút, hiện thực cũng được tái hiện lại nhưng đã thấm đẫm cảm xúc, tâm trạng, suy tư chủ quan của tác giả. Mặt khác, tác phẩm tự sự không chỉ phản ánh cái phần tồn tại vật chất với các biến cố và hành động của con người. Nó cũng phản ánh thế giới bên trong bao gồm tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ,…Nhưng nét khác biệt cơ bản ở đây là, so với trong tuỳ bút, tất cả những biểu hiện của nội tâm đều được xem như đối tượng để phân tích, nhận biết. Có thể nói một cách ngắn gọn hơn: đó là sự khác biệt giữa tự sự khách quan tự sự chủ quan.

Trong tác phẩm tự sự có thể xuất hiện cả ba phương thức trần thuật (theo ngôi thứ ba của người kể giấu mình, theo ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể, theo ngôi thứ ba giấu mình nhưng điểm nhìn và lời kể thì theo giọng điệu của nhân vật). Còn ở tuỳ bút, người trần thuật và chủ thể trữ tình thường hoà hợp vào nhau - là chính cái tôi của tác giả - nên phương thức trần thuật trực tiếp theo ngôi thứ nhất là phổ biến hơn cả.

Nhìn từ phương diện tự sự, có thể phân loại tuỳ bút theo tiêu chí đề tài. Mang ưu thế của một thể loại trung gian, hầu như tuỳ bút can dự vào mọi phương diện đời sống xã hội: từ những vấn đề lớn lao, hoành tráng cho tới những biểu hiện bé mọn, đời thường; từ những sự việc, hiện tượng khách quan bên ngoài cho tới thế giới tâm hồn, tâm linh, tiềm thức thẳm sâu bên trong con người. Nếu căn cứ vào tiêu chí đề tài để phân loại thì nhóm tuỳ bút tự sự gồm các dạng cụ thể như: tuỳ bút về văn hóa-phong tục, tuỳ bút về phong cảnh thiên nhiên, tuỳ bút về chiến tranh, tuỳ bút về hòa bình, tuỳ bút về lịch sử,…(Hoặc có thể định danh ngắn gọn là: tuỳ bút văn hóa - phong tục, tuỳ bút phong cảnh, tuỳ bút chiến tranh, tuỳ bút hòa bình, tuỳ bút lịch sử).

 
Last edited by a moderator:
Top Bottom