Anh( chị ) suy nghĩ gì về hiện tượng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay?

\Leftrightarrow hiện trạng nghiện game bạn tự làm nhé

\Leftrightarrowdưới đây là nguyên nhân:
Nguyên nhân trực tiếp
Nghiện game cũng giống như nghiện ma túy, nghiện sex… đó là sau khi chơi thắng trận, não bộ tiết ra một chất khiến người chơi sung sướng. Do đó, khi chơi game đến mức độ phụ thuộc vào nó thì rất dễ dẫn đến nghiện. Thời lượng chơi game chỉ cần trên hai giờ/ngày thì nguy cơ nghiện rất cao.
Ở trò chơi trực tuyến, người chơi tha hồ thể hiện khát khao chinh phục, khát khao chiến thắng, có thể trò chuyện, biểu đạt hành động của cá nhân một cách tương tác với người khác làm những người tham gia cảm thấy hứng thú. Game cho trẻ cảm giác làm chủ bản thân, được hành động tùy thích, được nói năng tùy thích, không phải xin phép ai. Cảm giác làm chủ này tuy ảo nhưng lại có sức hấp dẫn vô cùng lớn.
Bên cạnh đó, những phần thưởng trong trò chơi cũng tạo sự hứng thú kỳ lạ, người chơi được tưởng thưởng những phần thưởng ảo làm họ cảm thấy say mê, giống như được tôn vinh. Nhiều ý tưởng, suy nghĩ ở hiện thực rất khó khăn thì người chơi có thể làm được trong trò chơi, vì thế nó tạo cho họ cảm xúc vui sướng, thoải mái, dễ chịu ngay tức thời... và càng ngày càng bị cuốn hút.
Những xung đột
tâm lý trong tuổi dậy thì ở thanh thiếu niên là yếu tố nguy cơ của việc nghiện game, vì lúc này tâm lý các em rất phức tạp, thích thể hiện mình, nhưng lại không phân biệt được đúng sai.
Tuy nhiên, nhiều bố mẹ, thầy cô không hiểu điều đó, cách giáo dục bằng roi vọt hoặc tình yêu thương thể hiện bằng sự áp đặt, khiến các em cảm thấy cô đơn, bất mãn và tham gia trò chơi như một cách thể hiện bản thân, chia sẻ cảm xúc, dẫn đến những hành vi sai trái.
Nguyên nhân gián tiếp
Thiếu sự quan tâm của cha mẹ khiến trẻ bị cô đơn, chán nản, nhiều tâm sự không biết bày tỏ cùng ai. Mặt khác, thiếu giáo dục từ gia đình làm bậc thang giá trị đạo đức không có, trẻ không phân biệt được phải trái, tốt xấu, hay dở.
Khả năng tự giáo dục, tự quản, tự chế của trẻ không được huấn luyện khi không có mặt cha mẹ. Kiến thức cơ bản trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông, khả năng đánh giá, lựa chọn các nội dung giải trí và kiểm soát chúng không được tư duy tốt.
Người nghiện game có nhiều thời gian rảnh, nhưng không biết cách sử dụng thời gian cho đúng. Trẻ rảnh rỗi sẽ có nhiều cơ hội để đến với trò chơi trực tuyến, vì đây là cách “giết thời gian” tốt nhất.
Thiếu không gian lành mạnh cũng là một nguyên nhân làm người trẻ nghiện game, cha mẹ bận bịu với công ăn việc làm, không quan tâm đến nhà cửa làm cho gia đình trống vắng, ở nhà không có người lớn tạo thuận lợi cho người trẻ tìm đến game. Giới trẻ thiếu sân chơi, thiếu nơi giải trí lành mạnh, thiếu người đồng hành và tổ chức giải trí cũng đẩy họ vào con đường
nghiện game.
Áp lực học hành, gặp thất bại mà không biết giải quyết hoặc không có người để chia sẻ, muốn tìm nơi an toàn, muốn giải quyết nỗi cô đơn, muốn có một mối tương quan, muốn khẳng định mình là ai cũng là những con đường để người trẻ tìm đến game.

\Leftrightarrow giải pháp:
Quan tâm đến con cái là điều quyết định đến cuộc sống, nhận thức và đạo đức của trẻ nói chung. Quan tâm đến trẻ hàng ngày qua việc kiểm tra thời khóa biểu và có hiện diện thường xuyên một cách thân tình với con cái.
Trong các bữa ăn, các cuộc nói chuyện hàng ngày, cha mẹ nên trang bị cho con những kiến thức đạo đức để phân biệt đâu là tốt xấu. Cũng chính vì sự quan tâm mà cha mẹ có thể phát hiện kịp thời những biểu hiện khác lạ nơi con em trong việc sử dụng tiền bạc, thời gian, tính khí thay đổi, kết quả học tập sút kém.
Cần có một chương trình sống hài hoà giữa học hành, làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ và giải trí đối với trẻ. Vì đây là sự chữa trị về mặt nhận thức của người nghiện game nên chìa khóa của sự biến đổi tâm hồn con người chính là: tình thương, kiên nhẫn, biết lắng nghe con trẻ.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hình thức giải trí có tính cộng đồng, chơi trò chơi tập thể để giáo dục tương tác như cắm trại, tham quan...Cuối cùng, cần hướng trẻ đến một cuộc sống tốt đẹp, chính điều này mới cứu giữ được lâu bền tránh việc tái nghiện.
Với những trẻ đã sa vào
nghiện game online, cần nhận thức rõ đó là căn bệnh thời đại, để cảm thông với họ và có phương pháp chữa bệnh mang tính toàn diện, chứ không phải đe nẹt, quát mắng hay buông xuôi. Cần cách ly trẻ với game, nhưng không phải là nhốt trong phòng kín hay giam lỏng. Đừng gây cho chúng tâm lý như là tội phạm vì thực sự chúng chỉ bị trục trặc về nhận thức.
Trung tâm cai nghiện cũng cần thiết nhưng nếu không thay đổi trong gia đình với cách sống, cách nhận thức, cách giáo dục con cái, sự quan tâm thì việc cai nghiện cho trẻ không có hiệu quả, trẻ có thể tái nghiện. Vì vậy, quan trọng nhất vẫn là môi trường gia đình, và đây là một tiến trình dài để giúp trẻ trở lại với môi trường sống bình thường trong bầu khí yêu thương, tôn trọng.
trên đây chỉ là tài liệu tham khảo nhé bạn