[Ngữ Văn 12]Nghị luận xã hội

G

ginnyweasley13

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Anh( chị ) suy nghĩ gì về hiện tượng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay?

Tớ cần bài làm mới coong, các bạn cố giành ít chút thời gian làm bài này giúp tớ nhé, thứ 4 tơ phải nộp rùi
Cảm ơn các bạn nhìu nhìu!!:)
 
Last edited by a moderator:
G

Godot

Hiện tượng nghiện game online

Hi ginnyweasley13.

Câu hỏi bạn nêu đã được các thành viên Hocmai thảo luận rất nhiều lần qua các topi được lập tại Box Văn nghị luận rồi. Em dành thời gian xem lại để có thêm tư liệu và phương pháp làm bài nhé. Dưới đây có thể là một số gợi ý:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=28448&highlight=nghiện+game
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=28448&page=2
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=118229&highlight=nghiện+game
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=66882&highlight=nghiện+game

Có một số bài viết trình bày về hiện tượng nghiện Internet trong giới trẻ, cũng gần với chủ đề em quan tâm (nghiện game online), em cũng có thể tham khảo.

Còn nếu như chưa tìm được dữ liệu ưng ý, em có thể post những yêu cầu cụ thể của mình lên đây để mọi người cùng góp ý nhé.

Thân.
 
K

khoctrongmua1999

hjhj

MB:
Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập, (nào là nghiện rượu, nghiện ma tuý,…) cũng như những thói quen không thể bỏ được, chẳng hạn như bài bạc. Giờ đây, các nhà tâm lí học ở nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng lại lưu ý đến tình trạng khẩn cấp phải đối phó của một chứng tật ham mê mới, đó là nghiện Game Online.

TB:
Xã hội càng phát triển thì ngày càng có nhiều trò chơi giải trí ra đời. Bên cạnh nhiều trò giải trí lành mạnh thì không ít những trò chơi bạo lực vẫn tồn tại và không ngừng gia tăng gây nhức nhối cho toàn xã hội. Trên thị trường có nhiều loại Game bạo lực như “Biệt đội thần tốc”, “ Đột kích”,… đang làm giới nghiền game lên cơn sốt. Tuy khác nhau về cách chơi nhưng các game trên đều có điểm chung là người chơi nhập vai trực tuyến để chém, bắn và giết người mà không suy nghĩ, chỉ cần giết càng nhiều người càng tốt. Người chơi thắng cảm thấy hả hê vì hạ được nhiều đối thủ, còn kẻ thua thì văng tục chửi thề rồi tìm cách giết lại đối phương. Những hình ảnh “đầu rơi máu chảy” trong trò chơi ăn sâu vào suy nghĩ và nhận thức của nhiều người thuộc giới trẻ. Nên khi đunbgj chạm thực tế, các bạn ấy dễ hành động như thế giới ảo.
Hiện nay, nạn chơi điện tử hay nói cách khác là những trò chơi game online đang ngốn không ít thời gian học tập của các các cô cậu học trò. Mặc dù một số cơ quan nhà nước đã có nhiều biện pháp mạnh để hạn chế nhưng hình như chưa có cách giải quyết thoả đáng. Các công ty giải trí vẫn không ngừng cung cấp cho cư dân mạng nhiều trò chơi mới mà đã dính vào thì khó có thể bỏ qua. Dạo một vong quanh các quán Internet ven đường thì … ôi thôi, hình ảnh của những cậu học trò mắt dán lên màn hình, miệng văng tục, tay lia lịa khua trên bàn phím đã tạo nên một bức tranh phản cảm và gây “sốc” cho dư luận bởi vì chỉ ham chơi và quá đà mà họ đã đánh mất đi giá trị của người học sinh. Và rất có thể vì “con ma điện tử” mà họ đánh mất đi tương lai đẹp đẽ của chính mình.
Game Online đang là một hình thức giải trí “hót” nhất, ngày càng chứng tỏ một sức hút mạnh mẽ đến cộng đồng và được ví như một thứ “ma tuý” cuốn người chơi vào vòng xoáy ảo. Đằng sau vòng xoáy của những ma lực do game mang lại là nỗi đau của những người thân và cả nhiều người trong cuộc.
Ngoài sự lãng phí quá rõ về thời gian, tiền bạc, chơi game nhiều trên máy tính còn làm hại đôi mắt, làm giảm sút trí lực của những con nghiện… Ngày nay, tỉ lệ tre rem bị cận thị, nhức đầu, suy giảm trí nhớ, thể lực, tổn thương đôi tay, viêm khớp, béo phì,… đang gia tăng ma fhậu quả là từ việc ngồi lì bám trụ bên máy tính. Nguy hiểm hơn, các ém dẽ bị chìm đắm vào thế giới ảo của game. Tuy mọi hành vi là ảo nhưng rác hại của nó lại không hề ảo chút nào. Chơi game không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ, thể chất; nghiện game còn dẫn tới độ sa sút trong việc học hành, hạn hcế sự giao tiếp giữa người với người v.v…
Nguy hại nhất là hậu quả xẩy ra khi chơi game quá độ với nhiều chấn thương vè tinh thần. Có thể nói, các trò chơi game ở hầu hết các điểm cho thuê máy hiện nay là không lành mạnh, là môi trường dễ xẩy ra nhiều xung đột. Thời gian vừa qua, trên một số diễn đàn và trang web cũng có nhiều bài viết về những sự việc đáng tiếc xẩy ra xung quanh Game Online như: thiệt mạng sau ba ngày chơi game không nghỉ; thiếu tiền chơi game sẵn sàng cướp của giết người,… hay những trường hợp đột quỵ vì chơi game qua độ,…
Hay như chính trong thực tế, điển hình là N.V.L – học sinh lớp 11 trường THPT T. L là con cả trong gia đình có hai anh em. Suốt chín năm học Tiểu học và THCS, L đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc. Những bức tranh tươi sáng về câu ta dẫn chuyển màu sang hướng khác kể từ khi L bắt đầu chơi game online vào đầu năm học lớp 10. L dần nghiện game va fbắt đầu bỏ học, nói dối gia đình để xin tiền học thêm Toán, Lí, Hoá,… Những thực chất, số tiền ma fbố mẹ cho, cậu ta đã “rải” theo bàn phím máy tính. Mỗi ngày L dành 7 à 8 giờ để chơi game. Đến khi phát hiện mọi chuyện, gia đình mới tá hoả. Chưa hết, sau đó vài lần, L còn quát tháo, thậm chí còn dám hành hung mẹ khi bị gia đình quản thúc hoặc không cho câu ta tiền chơi game…
Game không chỉ làm suy đồi nhân cách mà còn huỷ hoại tương lai của cả một đời người. Học sinh, tuổi trẻ là tương lai đất nước. Những với một số lượng lớn những ngừơi trẻ tuổi nghiện game như hiện nay, không biết tương lai đất nước sẽ đi về đâu. Từ “chơi cho vui” đến giai đoạn nghiện nặng, dồn tất cả tiền bạc, sức lực, thời gian,… cho game online là một khoảng cách kha smang manh. Nghiện game online đến nỗi có hành vi vi phạm pháp luật, suy nhược cơ thể, tê liệt trí óc… không còn là chuyện hiếm. Khi những giọt nước mắt hối hận rơi ra thì đã quá muộn màng. Song muộn còn hơn không. Liệu khi có một ai đó nghiện game thì họ có thể “cai” được không? Đó là một câu không nhỏ đặt ra cho xã hội!
Vấn đề thanh thiếu niên ngày càng thích bạo lực không thể đổ toàn bộ lỗi cho họ cũng như game. Cuộc sống hiện đại với vòng quay công việc dẫn đến có rất nhiều cha mẹ không không quan tâm tới việc học cũng như tâm tư tình cảm của con, khiến trẻ chán nản, sa đà vào trò chơi game. Vấn đề giáo ục, quan rlí con em trước hết phải từ các bậc cha mẹ. Hơn ai hết, những người làm cha làm mẹ cần hiểu rõ con cái. Để từ đó có thể phòng ngừa, phát hiện sớm và ngăn chặn những thói hư tật xấu đang len lỏi, ăn mòn hành vi, nhân cách con mình em mình. Còn nếu như con em đã nghiện game, cha mẹ cần có sự quan tâm nhiều hơn với con cái, kiẻm soát những hành động của con trên Intermet và nhất là quy định giờ giấc học tập cũng như giải trí trên mạng của con mình. Gia đình hãy quan tâm, chia sẻ với con cái nhiều hơn, có những định hướng tốt cho các em. Gia đình nên đưa ra những mục tiêu hợp lí cho con em nếu như chúng đã “bị nghiện” game. Chẳng hạn một ngày bình thường chơi 8-10 tiếng thì cứ giảm dần theo từng ngày, từng tuần và tập trung cho những việc có ích khác như tập thể dục thể thao hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội vui tươi lành mạnh.
Bên cạnh gia đình, nhà trường và Đoàn thanh niên phải tạo ra nhiều sân chơi bổ ích lành mạnh cho học sinh như: tổ chức ngoại khoá, văn nghệ, thể thao, tuyên truyền giáo dục đạo đức,… giúp thanh thiếu niên có nhiều điều kiện thể hiện khả năng, tránh ảo tưởng… Những trường hợp học sinh bỏ học, trốn tiết, nhà trường cần điện báo ngay về gia đình. Giáo dục học sinh ý thức tự giác phát hiện và báo cáo với thầy cô những bạn bỏ học chơi game; đẩy mạnh tuyên truyền mặt trái của game online để học sinh nâng cao nhận thức; động viên, khuyến khích các em “cai nghiện” điện tử.
Không chỉ vậy, theo tôi, cộng đồng xã hội cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp người nghiện game thoát ra khỏi thế giới ảo. Chính quyền các cấp phải mạnh tay hơn với các quán internet đóng ở gần trường học, tạo thói quen xấu cho học sinh sau khi tan học là “tat” vào chơi game. Các cơ quan chức năng phải tăng cường công tác quản lí, kiểm tra các dịch vụ internet. Giải pháp căn bản nhất để hạn chế nhược điểm của game olnline là phải xây dựng một môi trường có đầy đủ chất lượng, an ninh và an toàn. Để ngăn chặn và chấm dứt bạo lực học đường, điều cấp thiết nhất là hccám dứt những game mang tính bạo lực. Nhà nước cần phải có biện pháp để các nhà sản xuất game làm ra những trò chơi bổ ích, có tính chất vừa học vừa chơi, vừa thử thách trí tuệ trẻ; kuyến khích phát triển các game có nội dung liên quan đến giáo dục lịch sử, thông tin khoa học, phổ biến văn hoá và rèn luyện một số kĩ năng cho người chơi…

KB:
Cũng giống như nghiên rượu hay nghiện ma tuý, nghiện game online đem lại những hậu quả xấu khôn lường về tâm lý, thế xác, trí tuệ và tâm hồn cũng như các mối quan hệ xung quanh. Mỗi thanh thiếu niên học sinh chúng ta cần phát huy sức mạnh của internet, đừng để mặt trái của nó như game online làm hại tới thế hệ công dân @.

:)>-:)>-:)>- thanks nke hj
 
T

toiyeuban_99_tl

suy nghĩ của em về hiện tượng các bạn trẻ nghiện game

mọi người cho em một cái dàn ý được không ạ???????????thanhks mọi người nhìu ạ:)
 
F

forever_miss_you

[FONT=&quot]Ghiện game là một hội chứng được mọi người trong xã hội quan tâm. Thực chất, game lúc đầu được làm ra với một mục đích lành mành, thư giãn, giải trí mà không cần đi đâu xa, chỉ cần cái máy tính ở nhà là đủ. Nhưng giới trẻ lại quá lạm dụng vào game và xảy ra hội chứng nghiện game, đặt biệt là game online. Cai nghiện game có thể nói là ngang bằng hoặc khó hơn cai nghiện thuốc lá, rượu, bia. [/FONT]
[FONT=&quot] Game có tác hại khá lớn đối với con người. đầu tiên là sức khỏe. khi lao đầu vào game sẽ làm người chơi quên mất thời giờ, bỏ ăn bỏ uống. sau một thời gian chơi, người chơi sẽ [/FONT][FONT=&quot]quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng; cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới; biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và tách biệt với xã hội.[/FONT][FONT=&quot] Đặc biệt là bệnh ảo ảnh. Do nghiện game, người chơi cứ sống trong thế giới ảo và quên mất thế giới thực mà mình đang có. Lúc nào cũng nghĩ mình là một nhân vật trong trò chơi đó. Nhìn vào màn hình nhiều sẽ làm thị lực giảm sút, sau đó làm đầu óc cứ quay cuồng, luôn nghĩ về game. Do vì luôn nghĩ về game nên sức tập trung, tiếp thu bài giảm, kéo lực học tập xuống thấp. thường xuyên bỏ học. nhiều người làm chuyện phi pháp để có tiền chơi trò chơi như: ăn cắp vặt, nói dối,… làm cha mẹ, bạn bè, thầy cô mất lòng tin yêu. Trên báo đài, có rất, rất nhiều bài báo nói về những người nghiện chơi game như: giết người lấy tiền, cướp đồ,… game có tác hại lớn đến chơi sử dụng không đúng cách.[/FONT]
[FONT=&quot] Cai nghiện game khó nhưng không có nghĩa là không làm được. những người chơi game hãy sắp xếp thời gian biểu hợp lí, ví dụ như: những ngày đi học thì dành thật nhiều thời gian học để dần quên đi game, những ngày nghĩ đi chơi ra công viên, đi chơi cùng bạn bè,… tham gia các câu lạc bộ mà mình thích như: hội văn chương, hội khám khá thiên nhiên kỳ thú,… tham gia các hoạt động năng khiếu như: thể thao, đàn, hát, múa, dân vũ,… khi chơi game, hãy chọn lọc các game lành mạnh, tuyệt đối nói “không” với game bạo lực, không phù hợp với lứa tuổi. hãy để mình làm chủ game chứ đừng để game làm chủ mình.[/FONT]
 
Last edited by a moderator:
T

trieu93

Anh( chị ) suy nghĩ gì về hiện tượng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay?

:)\Leftrightarrow hiện trạng nghiện game bạn tự làm nhé
:)\Leftrightarrowdưới đây là nguyên nhân:
Nguyên nhân trực tiếp

Nghiện game cũng giống như nghiện ma túy, nghiện sex… đó là sau khi chơi thắng trận, não bộ tiết ra một chất khiến người chơi sung sướng. Do đó, khi chơi game đến mức độ phụ thuộc vào nó thì rất dễ dẫn đến nghiện. Thời lượng chơi game chỉ cần trên hai giờ/ngày thì nguy cơ nghiện rất cao.

Ở trò chơi trực tuyến, người chơi tha hồ thể hiện khát khao chinh phục, khát khao chiến thắng, có thể trò chuyện, biểu đạt hành động của cá nhân một cách tương tác với người khác làm những người tham gia cảm thấy hứng thú. Game cho trẻ cảm giác làm chủ bản thân, được hành động tùy thích, được nói năng tùy thích, không phải xin phép ai. Cảm giác làm chủ này tuy ảo nhưng lại có sức hấp dẫn vô cùng lớn.
Bên cạnh đó, những phần thưởng trong trò chơi cũng tạo sự hứng thú kỳ lạ, người chơi được tưởng thưởng những phần thưởng ảo làm họ cảm thấy say mê, giống như được tôn vinh. Nhiều ý tưởng, suy nghĩ ở hiện thực rất khó khăn thì người chơi có thể làm được trong trò chơi, vì thế nó tạo cho họ cảm xúc vui sướng, thoải mái, dễ chịu ngay tức thời... và càng ngày càng bị cuốn hút.

Những xung đột tâm lý trong tuổi dậy thì ở thanh thiếu niên là yếu tố nguy cơ của việc nghiện game, vì lúc này tâm lý các em rất phức tạp, thích thể hiện mình, nhưng lại không phân biệt được đúng sai.

Tuy nhiên, nhiều bố mẹ, thầy cô không hiểu điều đó, cách giáo dục bằng roi vọt hoặc tình yêu thương thể hiện bằng sự áp đặt, khiến các em cảm thấy cô đơn, bất mãn và tham gia trò chơi như một cách thể hiện bản thân, chia sẻ cảm xúc, dẫn đến những hành vi sai trái.
Nguyên nhân gián tiếp

Thiếu sự quan tâm của cha mẹ khiến trẻ bị cô đơn, chán nản, nhiều tâm sự không biết bày tỏ cùng ai. Mặt khác, thiếu giáo dục từ gia đình làm bậc thang giá trị đạo đức không có, trẻ không phân biệt được phải trái, tốt xấu, hay dở.

Khả năng tự giáo dục, tự quản, tự chế của trẻ không được huấn luyện khi không có mặt cha mẹ. Kiến thức cơ bản trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông, khả năng đánh giá, lựa chọn các nội dung giải trí và kiểm soát chúng không được tư duy tốt.

Người nghiện game có nhiều thời gian rảnh, nhưng không biết cách sử dụng thời gian cho đúng. Trẻ rảnh rỗi sẽ có nhiều cơ hội để đến với trò chơi trực tuyến, vì đây là cách “giết thời gian” tốt nhất.

Thiếu không gian lành mạnh cũng là một nguyên nhân làm người trẻ nghiện game, cha mẹ bận bịu với công ăn việc làm, không quan tâm đến nhà cửa làm cho gia đình trống vắng, ở nhà không có người lớn tạo thuận lợi cho người trẻ tìm đến game. Giới trẻ thiếu sân chơi, thiếu nơi giải trí lành mạnh, thiếu người đồng hành và tổ chức giải trí cũng đẩy họ vào con đường nghiện game.

Áp lực học hành, gặp thất bại mà không biết giải quyết hoặc không có người để chia sẻ, muốn tìm nơi an toàn, muốn giải quyết nỗi cô đơn, muốn có một mối tương quan, muốn khẳng định mình là ai cũng là những con đường để người trẻ tìm đến game.
:)\Leftrightarrow giải pháp:

Quan tâm đến con cái là điều quyết định đến cuộc sống, nhận thức và đạo đức của trẻ nói chung. Quan tâm đến trẻ hàng ngày qua việc kiểm tra thời khóa biểu và có hiện diện thường xuyên một cách thân tình với con cái.

Trong các bữa ăn, các cuộc nói chuyện hàng ngày, cha mẹ nên trang bị cho con những kiến thức đạo đức để phân biệt đâu là tốt xấu. Cũng chính vì sự quan tâm mà cha mẹ có thể phát hiện kịp thời những biểu hiện khác lạ nơi con em trong việc sử dụng tiền bạc, thời gian, tính khí thay đổi, kết quả học tập sút kém.

Cần có một chương trình sống hài hoà giữa học hành, làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ và giải trí đối với trẻ. Vì đây là sự chữa trị về mặt nhận thức của người nghiện game nên chìa khóa của sự biến đổi tâm hồn con người chính là: tình thương, kiên nhẫn, biết lắng nghe con trẻ.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hình thức giải trí có tính cộng đồng, chơi trò chơi tập thể để giáo dục tương tác như cắm trại, tham quan...Cuối cùng, cần hướng trẻ đến một cuộc sống tốt đẹp, chính điều này mới cứu giữ được lâu bền tránh việc tái nghiện.

Với những trẻ đã sa vào nghiện game online, cần nhận thức rõ đó là căn bệnh thời đại, để cảm thông với họ và có phương pháp chữa bệnh mang tính toàn diện, chứ không phải đe nẹt, quát mắng hay buông xuôi. Cần cách ly trẻ với game, nhưng không phải là nhốt trong phòng kín hay giam lỏng. Đừng gây cho chúng tâm lý như là tội phạm vì thực sự chúng chỉ bị trục trặc về nhận thức.

Trung tâm cai nghiện cũng cần thiết nhưng nếu không thay đổi trong gia đình với cách sống, cách nhận thức, cách giáo dục con cái, sự quan tâm thì việc cai nghiện cho trẻ không có hiệu quả, trẻ có thể tái nghiện. Vì vậy, quan trọng nhất vẫn là môi trường gia đình, và đây là một tiến trình dài để giúp trẻ trở lại với môi trường sống bình thường trong bầu khí yêu thương, tôn trọng.
trên đây chỉ là tài liệu tham khảo nhé bạn
 
Top Bottom