[ ngữ văn 12] một số câu hỏi ôn tốt nghiệp

H

hocmai.nguvan

[Ngữ văn 12] - Ôn thi tốt nghiệp - Tây tiến.

Đề bài: Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tây tiến - Quang Dũng.
Gợi ý:
- Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Bài thơ được viết theo bút pháp lãng mạn và nó được biểu hiện ở một số điểm sau:
+ Bài thơ thể hiện một cái Tôi trữ tình, giàu xúc cảm và trí tưởng tượng.
+ Nhạy cảm với những điều khác lạ, phi thường, lí tưởng cho nên thường lãng mạn, thi vị hóa hiện thực
+ Viết về nỗi buồn và cái chết nhưng không gợi lên sự đạu thương mà được thể hiện như một khúc ca hào hùng, bi tráng.
+ Nghệ thuật đối lập, tương phản trong việc miêu tả thiên nhiên, càng làm bật lên ý chí mãnh liệt của người lính.
=> Nhờ có bút pháp lãng mạn mà Quang Dũng đã khắc họa đầy đủ chân dung những người lính Tây tiến cũng như vẻ đẹp tâm hồn của họ. Họ xứng đáng là một biểu tượng ngàn đời, sống mãi với thủ đô.
 
H

hocmai.nguvan

[Ngữ văn 12] - Ôn thi tốt nghiệp.

Đề 1: Đặc sắc nghệ thuật của Vợ chồng A Phủ:
Gợi ý:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Có thể nói với đề tài về cuộc sóng của những con người miền núi đã khám phá ra ở Tô Hoài khả năng viết tinh tế để sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó có "Vợ chồng A Phủ"
- "Vợ chồng A Phủ" được viết năm 1953, rút từ tập "Truyện Tây Bắc". Tác phẩm được giải nhất của Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 - 1955. Đó là một trong những chiêm nghiệm đánh dấu sự chuyển biến về tư tưởng, nghệ thuật của Tô Hoài. tác phẩm thực sự mang giá trị nghệ thuật đặc sắc.
2. Đặc sắc nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong việc miêu tả Mị và A Phủ (Phân tích kĩ phần này: Diễn biến, sự thay đổi tâm lí Mị từ khi làm con dâu gạt nợ nhà thống lí cho tới lúc bỏ trốn cùng A Phủ len Phiềng Sa; tâm lí A Phủ từ khi từ khi bị bắt cho đến khi được Mị cứu thoát và bỏ trốn)
- Nghệ thuật miêu tả phong tục, tập quán, thiên nhiên: Điều này thể hiện Tô Hoài phải có thời gian gắn bó rất lâu thì mới am hiểu đời sống những con người vùng đó đến thế. Đó cũng chính là sự quan sát tinh tế của tác giả.
- Nghệ thuật kể chuyện sinh động, tự nhiên, hấp dẫn
- Ngôn ngữ mang đậm màu sắc miền núi.
=> Sau hơn nửa thế kỉ trôi qua, thời gian vẫn không phủ bụi mờ lên tác phẩm, thậm chí nó còn nguyên vẹn giá trị và sức thu hút đối với nhiều thế hệ bạn đọc.
 
H

hocmai.nguvan

[Ngữ văn 12] - Ôn thi tốt nghiệp.

Đề bài: Đặc sắc nghệ thuật của Việt Bắc:
Gợi ý:
1. Giới thiệu tác giả và bài thơ Việt Bắc:
- "Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh giành cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để em yêu"
Có thể thấy, Tố Hữu là nhà thơ của Cách mạng, của lí tưởng Đảng cộng sản. Bởi vậy thơ của ông là sản phẩm của một phong cách trữ tình - chính trị.
- Việt Bắc là một trong số những sáng tác nổi tiếng cho phong cách thơ tố Hữu.
2. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc.
- Thể thơ lục bát - Thể thơ truyền thống của dân tộc được sử dụng triệt để.
- Kết cấu đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca truyền thống được tác giả sử dụng trong việc thể hiện tình cảm gắn bó với con người, với quê hương và với Cách mạng.
- Đại từ nhân xưng "mình -ta" biến hóa linh hoạt làm tăng khả năng biểu cảm.
- Những biện pháp tu từ quen thuộc như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ...được sử dụng nhuần nhuyễn.
=> Bài thơ là tiếng nói ân tình, thủy chung đầy lưu luyến giữa người lính miền ngược và đồng bào miền xuôi, giữa nhân dân và Cách mạng.
 
H

hocmai.nguvan

[Ngữ văn 12] - Ôn thi tốt nghiệp.

Đề bài: Đặc sắc nghệ thuật trong truyện "Vợ nhặt" - Kim Lân.
Gợi ý:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Kim Lân là nhà văn của nông thôn và những người nông dân Việt. Những sáng tác của ông đều thấp thoáng bóng dáng của một làng quê đói nghèo với những con người chất phác, chân thật.
- Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân và của văn học Việt Nam sau năm 1945. Tác phảm mang nhiều giá trị đặc sắc.
II. Nghệ thuật đặc sắc.
- Sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo: nhặt được vợ của anh cu Tràng giữa nạn đói khủng khiếp (Tập trung phân tích sâu ý này, Tràng nhặt được vợ trong hoàn cảnh như thế nào, thái độ của mọi người ra sao, tình huống này góp phần thể hiện điều gì mà tác giả muốn nói đến)
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật (thông qua lời nói, hành động của các nhân vật trong truyện)
- Cách dựng truyện tự nhiên, giản dị nhưng chặt chẽ làm nổi bật hoàn cảnh và tính cách.
- Giọng văn mộc mạc, ngôn ngữ gần với khẩu ngữ của người nông dân lao động.
=> Với tài năng của mình, Kim Lân đã vẽ lên một bức tranh hiện thực của một làng quê Việt Nam ngày đói, đồng thời ông thổi vào đó một luồng sinh khí mới, một niềm tin tươi sáng vào bản năng sống cũng như khát vọng sống mạnh mẽ của những con người nông dân lao động.
Đề bài: Nghệ thuật đặc sắc của Những đứa con trong gia đình.
1. Giới thiệu tác giả, tác phảm
- Nguyễn Thi (1928 - 1968), quê Hải Hậu, Nam Đinh. Ông là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông đặc biệt thành công ở những tác phẩm viết về người Nam Bộ.
- Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông viết về đất và người Nam Bộ.
2. Đặc sắc nghệ thuật:
- Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật kết hợp với miêu tả tâm lí tạo ra 2 nhân vật Chiến và Việt mang tính cá thể hóa:
+ Chiến là một người con gái mang vẻ đẹp đời thường nhưng giàu phẩm chất anh hùng. Đó là hình ảnh người con gái Việt Nam thời chống Mĩ.
+ Việt là một thanh niên anh hùng của chiến trường miền Nam khói lửa, gan góc và táo bạo.
- Nghệ thuật kể chuyện theo dòng ý thức của nhân vật: kể theo ngôi thứ ba, nhân vật kể lại theo dòng hồi ức của mình, ngôn ngữ nửa trực tiếp.
- Ngôn ngữ: đậm chất Nam Bộ: Từ cách xưng hô, dùng từ, cách nói.
=> Cảm hứng sử thi tạo nên một dòng sông trong tác phảm và mỗi nhân vật là một khúc trong dòng sông truyền thống ấy. Đó là bản anh hùng ca về lòng yêu nước của những con người bất khuất, kiên trung.
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.nguvan

[Ngữ văn 12] - Ôn thi tốt nghiệp.



Phương pháp làm bài Phân tích giá trị nghệ thuật của 1 tác phẩm.
1. Cơ sở của vấn đề:
- Tác phẩm văn học là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật, do đó không thể tách riêng. Nếu tách riêng nghệ thuật mà không nhằm thể hiện nội dung thì nghệ thuật đó cũng vô nghĩa.
- Các tác phẩm chung quy lại cũng chỉ là nói đến con người.
2. Kiến thức:
- Giá trị tư tưởng của tác phẩm:
- Kiến thức đặc trưng cho thể loại:
+ Tự sự : nhan đề, tình huống, cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật, tả cảnh...
+ Trữ tình: Hình ảnh, ngôn ngữ, tu từ, vần, nhịp điệu, nhạc điệu, giọng điệu...
- Phong cách tác giả: Cảm xúc (tinh tế, nhẹ nhàng,tâm tình, triết luận...)
Cách trình bày:
1. Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm và những đóng góp tất yếu của giá trị nghệ thuật đó.
2. Thân bài:
- Đối với từng tác phẩm cụ thể, trình bày tín hiệu nghệ thuật
- Khẳng định vai trò của những tín hiệu nghệ thuật đó đối với việc tạo nên thành công cho tác phẩm.
3. Kết bài:
- Với nghệ thuật đặc sắc đó, tác phẩm góp phần thể hiện điều gì? Tác giá muốn gửi thông điệp gì tới bạn đọc.
 
8

816913

Cảm ơn mấy bạn đã up mấy bài này lên.Mình đang cần học gấp.Coi thử mấy bài ra sao.Thank
 
Top Bottom