[Ngữ văn 11] - Tác dụng của dấu câu trong 2 đoạn văn?

T

trang58

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

*Cho biết tác dụng của dấu câu trong các đoạn văn sau:
1, Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp, vui tươi. Đâu đâu cũng có trường học, nhà gửỉ trẻ, nhà hộ sinh, CLB, sân và kho cua hợp tác xã, nhà mái của xã viên. Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ.
2, ********...ông giáo ơi!...Nó( tức con chó ) có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng..Ông giáo!Cái giống nó cũng khôn!Nó cứ làm im như trách tôi;Nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi:"A! lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi bằng này tuổi đầu còn đánh lừa một con chó, nó ko ngờ tôi nỡ tâm lừa nó.
 
Last edited by a moderator:
D

duongthuydo.hocmai.vn

*Cho biết tác dụng của dấu câu trong các đoạn văn sau:
1, Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp, vui tươi. Đâu đâu cũng có trường học, nhà gửỉ trẻ, nhà hộ sinh, CLB, sân và kho cua hợp tác xã, nhà mái của xã viên. Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ.
2, ********...ông giáo ơi!...Nó( tức con chó ) có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng..Ông giáo!Cái giống nó cũng khôn!Nó cứ làm im như trách tôi;Nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi:"A! lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi bằng này tuổi đầu còn đánh lừa một con chó, nó ko ngờ tôi nỡ tâm lừa nó.

Ở đoạn 1:
Đáng chú ý nhất là dấu "," trong câu : "Đâu đâu cũng có trường học, nhà gửỉ trẻ, nhà hộ sinh, CLB, sân và kho cua hợp tác xã, nhà mái của xã viên": liệt kê, nhấn mạnh những kết quả, thành tựu của cuộc sống mới (đối lập với cuộc sống cũ). Cuộc sống mới phơi phới vui tin, ấm no, sung túc, như được thay da đổi thịt, không còn "lam lũ", "đói rách" như cuộc sống xưa.
Ở đoạn 2:

  • Dấu "...": Diễn tả sự nghẹn ngào, khó nói, niềm day dứt của Lão Hạc vì đã nỡ "lừa" một con chó. Nỗi lòng cứ nghẹn ắng trong cổ họng để ngôn từ bật ra thật khó khăn. Đằng sau dấu "..." là cả một nội tâm cuộn sóng tự tra vấn.

  • Dấu !: Bộc lộ niềm xúc động nghẹn ngào. Nói với ông giáo nhưng thực chất Lão đang tự đối thoại với lương tâm mình.
=> Việc sử dụng tinh tế hai dấu câu tỏ ra đắc dụng trong việc bộc lộ nỗi đau khổ và những dằn trở trong nội tâm của nhân vật.

Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp ích cho em.
Chúc em học tốt!
 
T

trang58

Trích:
Nguyên văn bởi trang58
*Cho biết tác dụng của dấu câu trong các đoạn văn sau:
1, Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp, vui tươi. Đâu đâu cũng có trường học, nhà gửỉ trẻ, nhà hộ sinh, CLB, sân và kho cua hợp tác xã, nhà mái của xã viên. Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ.
2, ********...ông giáo ơi!...Nó( tức con chó ) có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng..Ông giáo!Cái giống nó cũng khôn!Nó cứ làm im như trách tôi;Nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi:"A! lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi bằng này tuổi đầu còn đánh lừa một con chó, nó ko ngờ tôi nỡ tâm lừa nó.

Ở đoạn 1:

Đáng chú ý nhất là dấu "," trong câu : "Đâu đâu cũng có trường học, nhà gửỉ trẻ, nhà hộ sinh, CLB, sân và kho cua hợp tác xã, nhà mái của xã viên": liệt kê, nhấn mạnh những kết quả, thành tựu của cuộc sống mới (đối lập với cuộc sống cũ). Cuộc sống mới phơi phới vui tin, ấm no, sung túc, như được thay da đổi thịt, không còn "lam lũ", "đói rách" như cuộc sống xưa.

Ở đoạn 2:

Dấu "...": Diễn tả sự nghẹn ngào, khó nói, niềm day dứt của Lão Hạc vì đã nỡ "lừa" một con chó. Nỗi lòng cứ nghẹn ắng trong cổ họng để ngôn từ bật ra thật khó khăn. Đằng sau dấu "..." là cả một nội tâm cuộn sóng tự tra vấn.
Dấu !: Bộc lộ niềm xúc động nghẹn ngào. Nói với ông giáo nhưng thực chất Lão đang tự đối thoại với lương tâm mình.

=> Việc sử dụng tinh tế hai dấu câu tỏ ra đắc dụng trong việc bộc lộ nỗi đau khổ và những dằn trở trong nội tâm của nhân vật.

Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp ích cho em.
Chúc em học tốt!
Em cảm ơn chị rất nhiều. Chúc chị công tác tốt.
 
Top Bottom