[Ngữ Văn 11]Nghĩa của câu

D

dinhphuongthao.0206

ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ đc dùng trong các văn bản chính luận hoặc trong lời ns ( khẩu ngữ ) trong các buổi hội nghị , hội thảo ,... nhằm trình bày bình luận , đánh giá những sự kiện , vấn đề về chính trị , văn hóa , tư tưởng theo một quan điểm chính trị nhất định
 
B

believe_try

1/ ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ đc dùng trong các văn bản chính luận hoặc trong lời ns ( khẩu ngữ ) trong các buổi hội nghị , hội thảo ,nói chuyện thời sự ... nhằm trình bày, bình luận , đánh giá những sự kiện , vấn đề về chính trị , văn hóa , tư tưởng theo một quan điểm chính trị nhất định

2/ phong cách ngôn ngữ chính luận là loại phong cách ngôn ngữ có khả năng thuyết phục dùng để trình bày những quan điểm, những kiến giải đối với các vấn đề xã hội liên quan tới nhiều người hoặc toàn xã hội. Thường được dùng trong các văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường thái độ đối với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống xã hội.

3/ nghĩa của câu là nội dung được thể hiện trong câu.


:Mhi:
GOOD LUCK %%-
 
P

pokemon_011

Nghĩa của phát ngôn chính là nội dung mà phát ngôn biểu thị.
- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa :
+Nghĩa sự việc ( nghĩa biểu thị thông tin) : là nghĩa đề cập đến một sự việc ( hay nhiều sự việc).
+ Nghĩa tình thái ( nghĩa biểu thị tình cảm) : là sự bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó.
- Sự việc là những hiện tượng, sự kiện, những hoạt động (ở trạng thái động hoặc tĩnh) có diễn biến trong thời gian, không gian hay những quan hệ giữa các sự vật…
- Một số loại sự việc phổ biến tạo nên nghĩa của câu:
+ Sự việc biểu hiện hành động.
+ Sự việc biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm,tư thế, tồn tại…
+ Nghĩa sự việc thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
Tình thái là các trạng thái cảm xúc hay tình cảm của con người trước sự việc, hiện tượng.
-Các phương diện tình thái phổ biến tạo nên nghĩa tình thái của câu :
+ Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập.
+ Tình cảm, thái độ của người nói với người nghe. ( thể hiện qua các từ xưng hô, các từ gọi đáp, các từ tình thái cuối câu)

Là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống,đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội.
 
N

nhoktsukune

Kik đúng hộ cái nhé^^!!!!!!

the nao la ngia cua cau?
phong cach ngon ngu chjnh luan la nhu the nao?
moi nguoi gjup gjum e vs nha.thanks
~~~Viết tiếng việt có dấu nhá bạn:p

Nghĩa của câu:phong cách ngôn ngữ chính luận là như thế nào?

2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
a) Tính công khai về quan điểm chính trị
- Ngôn từ chính luận không chỉ có chức năng thông tin một cách khách quan mà phải thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết (hay nói) một cách công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở.
- Từ ngữ sử dụng trong văn bản chính luận phải được cân nhắc kĩ càng, đặc biệt là những từ ngữ thể hiện lập trường, quan điểm chính trị. Người viết tránh dùng những từ ngữ mơ hồ, không thể hiện thái độ chính trị rõ ràng, dứt khoát, tránh những câu nhiều ý làm người đọc lẫn lộn quan điểm, lập trường, chính kiến.
b) Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
Trừ những lời phát biểu đơn lẻ, phong cách ngôn ngữ chính luận thể hiện tính chặt chẽ trong hệ thống lập luận.
- Văn bản chính luận thường dùng các từ ngữ liên kết như: để, mà, với, và, tuy, nhưng, do đó mà, bởi vậy…


4 điểm đặc trưng:
1. Về ngữ âm - chữ viết
2. Từ ngữ
3. Về ngữ pháp
4. Bố cục, trình bày và biện pháp tu từ
1. Về ngữ âm - chữ viết



 
P

phumanh_pro

Nghĩa của phát ngôn chính là nội dung mà phát ngôn biểu thị.
- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa :
+Nghĩa sự việc ( nghĩa biểu thị thông tin) : là nghĩa đề cập đến một sự việc ( hay nhiều sự việc).
+ Nghĩa tình thái ( nghĩa biểu thị tình cảm) : là sự bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó.
- Sự việc là những hiện tượng, sự kiện, những hoạt động (ở trạng thái động hoặc tĩnh) có diễn biến trong thời gian, không gian hay những quan hệ giữa các sự vật…
- Một số loại sự việc phổ biến tạo nên nghĩa của câu:
+ Sự việc biểu hiện hành động.
+ Sự việc biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm,tư thế, tồn tại…
+ Nghĩa sự việc thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
Tình thái là các trạng thái cảm xúc hay tình cảm của con người trước sự việc, hiện tượng.
-Các phương diện tình thái phổ biến tạo nên nghĩa tình thái của câu :
+ Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập.
+ Tình cảm, thái độ của người nói với người nghe. ( thể hiện qua các từ xưng hô, các từ gọi đáp, các từ tình thái cuối câu)

Thân !
 
Top Bottom