[Ngữ Văn 11]Nghị luận xã hội

H

hocmai.nguvan

Chào em!
Với câu hỏi 1 em có thể tham khảo đoạn văn dưới đây nhé:
"Nam Cao là người viết nên câu nói ấy để dằn vặt cuộc đời và tư tưởng của nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời Thừa hay chính ông tự làm cho nỗi đau giữa đời hiện thực của mình thêm dai dẵng. Những nỗi đau mà ông chỉ biết cầm bút và “lăn xả” vào từng ngõ ngách của cuộc đời.
Tôi thích cái lối sống biết ác, biết tàn nhẫn bước ra từng ngòi bút sắc bén và chay lì của Nam Cao. Ông có cái lý của mình khi viết ra câu nói ấy, con người không phải lúc nào cũng nhún nhường, khom lưng, cúi đầu trước số phận bị vùi dập một cách đáng thương. Số phận có lẽ là nghiệt ngã lúc nào cũng bám vào từng suy nghĩ của ông, thế nên những gì ông viết ra điều thấm đượm những màu sắc của đời.
Đôi khi tự hỏi, hiện thực với ông gì? Sao mà thấy ông khổ tâm với nó quá, thế rồi nhân vật của ông cũng phải khổ theo. Bi kịch là tất cả những gì ông chọn lọc cho sự nghiệp văn chương của mình. Bi kịch xảy ra cho nhân vật của ông và xảy ra ngược lại với ông chăng? Khát vọng và bi kịch nghe có vẻ như trò hề đối với một đời người. Thật đáng thương làm sao! Nhưng đành bất lực, vì cái xã hội mà ông sống và cho ra đời câu nói ấy không cho phép con người ta được quyền chọn lựa sự sống cho mình.
Vì vậy mà, ông “bảo” người ta phải biết tàn nhẫn,nhưng cái ác mà Nam Cao gieo vào nhân vật mình thật là thảm hại, ác với ai lại ác với chính mình, với những người xung quanh mình. Suy cho cùng, ngòi bút của ông không thể rẽ sang hướng khác vì ông đang sống ác cùng nhân vật, mạnh mẽ đấy nhưng lại là bi kịch không thể tách rời trong bối cảnh ấy.
Nam Cao hay ở chỗ cái gì ông cũng có thể viết và viết một cách rất thật và rất bi kịch. Ông đã ném văn chương của mình vào một góc của cuộc đời mà người ta không cần phải sắp xếp lại. Mặt nào cũng có, khía cạnh nào cũng xuất hiện ở đấy.Ông đã ném, đúng vậy, bối cảnh ngày đó chỉ có thể ném thôi, đặt nhẹ nhàng ai mà để ý.
Kết quả là, Nam Cao đã cho nhân vật của mình cầm một cây đuốc sáng rồi trong chốc lát lại dập tắt nó đi. Không phải ác đâu mà là nguyên lý đấy, đâu có ai đi đến thành công một cách dễ dàng. Phải biết ác biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ đối mặt với những cái ác mà tạo hóa đã rất chi là ưu ái ban tặng cho mình. Ôi! Khát vọng và bi kịch."
 
H

hocmai.nguvan

Với câu 2:
Hạnh phúc không phải là đích đến mà là cả một cuộc hành trình. Câu nói này thật đúng và mang ý nghĩa sâu xa. Tại sao hạnh phúc không phải là đích đến mà là một cuộc hành trình?
Trong cuộc sống chúng ta hạnh phúc khi nào? Khi nhận được sự quan tâm của người khác? Khi kiếm được nhiều tiền? Khi thành công trên sự nghiệp? Có bao giờ chúng ta nghĩ hạnh phúc có điểm dừng không? Lúc nhỏ, bạn sống trong tình yêu thương và bao bọc của cha mẹ, bạn hạnh phúc. Lớn lên, khi bạn thi đỗ vào trường ĐH mà mình yêu, bạn hạnh phúc. Khi có sự nghiệp trong tay, bạn hạnh phúc. Và khi tìm được một nửa còn lại của mình, bạn hạnh phúc...Rõ ràng hạnh phúc là cái mà theo ta suốt cả một quá trình, cả một đời người. Và không phải mỗi người có được hạnh phúc một cách dễ dàng mà nhiều khi hạnh phúc được tìm thấy sau cả một chặng đường dài đầy gian nan, thử thách.
 
H

hocmai.nguvan

Câu 3
Truyền thống là luôn luôn thay đổi
Trước hết, chúng ta cần hiểu truyền thống là gì? Truyền thống là những giá trị thuộc về tinh thần và vật chất được cộng đồng người trong một quốc gia, dân tộc hoặc dòng họ... thống nhất thừa nhận và lưu truyền qua nhiều đời, nhiều thế hệ. Ví dụ như truyền thống hiếu học , truyền thống yêu nước thương nòi...Như vậy, truyền thống được lưu giữ và bảo tồn trải qua nhiều thế hệ. Cũng có nghĩa là truyền thống không phải là luôn luôn thay đổi. Có những truyền thống được lưu giữ, trường tồn: chẳng hạn như truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, trải qua từ đời này sang đời khác và lưu truyền mãi mãi cho các thế hệ sau..., truyền thống tương thân, tương ái, truyền thống đoàn kết là những giá trị bất biến. Nó chỉ có thể thay đổi trong một phạm vi nhỏ, nhưng xét về tổng thể thì nó vẫn tồn tại và không thể thay đổi. Tất nhiên, khi nói tới truyền thống, chúng ta thường nói tới những giá trị tốt đẹp. Như thế không phải không có truyền thống thay đổi, mà trong quá trình tiếp biến của lịch sử, của sự vận động xã hội, sẽ có những giá trị được thay đổi, được làm mới cho phù hợp với xã hội. Chẳng hạn: ngày xưa, có truyền thống nhuộm răng đen, nhưng đến giờ, truyền thống đó đã không còn.
Tóm lại, không thể kết luận rằng truyền thống là luôn luôn thay đổi. Sẽ có những truyền thống cần thay đổi cho phù hợp nhưng có những truyền thống cần phải phát huy, lưu giữ.
Một số gợi ý, hi vọng có thể giúp ích được cho em!
Chúc em làm bài tốt!
 
Top Bottom