[Ngữ Văn 11]Giải thích nghĩa của từ

D

death19972000

Hai từ này đều mang nghĩa là "nhân văn". Ngoài ra mình thấy từ "nhân bản" còn có 1 nghĩa nữa đó là động từ "sao giống bản gốc"-nhân lên nguyên bản.
Trong văn học, nhân bản và nhân văn sự khác biệt là rất nhỏ. Bạn có thể thay thế chúng cho nhau trong hầu hết tất cả các trường hợp.
Nếu muốn biết cặn kẽ bạn có thể xem thêm trong từ điển Hán Việt. Vì 2 từ này theo mình là hai từ gốc Hán. Mình đã thử xem nhưng cơ mờ không biết tiếng Tàu hai từ này biết kiểu gì. Hic!
Thân!
 
H

hoanghondo94

Giai thich cho minh y nghia của từ nhân bản và nhăn văn trong văn học với


Nhân bản: từ một bản gốc tạo ra nhiều bản. Ví dụ photo copi. Nhân bản vô tính là NHÂN này.

Nhân Bản được định nghĩa là lấy con người làm gốc , lấy con người làm trọng .Một khía cạnh của Nhân Bản đó là học làm người .

Nhân văn = tính văn hoá của con người mà nó tuỳ thuộc vào trình độ văn hoá và tư cách của người thực hiện


Nhân bản=tính nhân văn
:D:D:D
 
D

death19972000

Khi nói tới tính nhân văn trong văn học là đề cập tới vấn đề con người. Tác phẩm mang tính nhân văn là một tác phẩm vì con người và mang tính nhân đạo cao. Trong tác phẩm, tác giả muốn mang tới những thông điệp cao cả mang tính "người". Tất cả giá trị nội dung đều tập trung vào đặc điểm này của tác phẩm. "Nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh"-đó cũng là một tiêu chí để xem xét giá trị nhân văn của tác phẩm văn học vậy.
Tính nhân văn trong tác phẩm văn học thường được biểu lộ thông qua tinh thần nhân đạo và vì con người, ca ngợi con người. Bởi lẽ nghệ thuật chỉ có giá trị vĩnh hằng khi nó vì con người mà thôi. Đại văn hào M.Gorki đã từng thốt lên rằng: "Con người! Hai tiếng ấy vang lên tuyệt vời biết bao!". Tính nhân văn mang con người lại gần nhau hơn và bản thân nó mang màu sắc thẩm mĩ riêng biệt của mỗi tác giả.
Theo mình "nhân văn" là mang tính con người và vì con người.
Ngắn gọn vậy thôi! :D
Thân!
 
Top Bottom