Câu 1: Đặc điểm loại hình TV:
a. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp; về mặt ngữ âm tiếng là âm tiết; về mặt sử dụng tiếng có thể coi là một từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
Ví dụ: Gió theo lối gió, mây đường mây
=> 7 tiếng= 7 âm tiết = 7 từ
(TH từ không trùng với âm tiết:
Xi măng : 1 từ, 2 âm tiết.)
=> Tiếng có đặc điểm: đọc và viết tách rời nhau.
b. Từ không biến đổi hình thái
VD1:
- 2 quyển sách
- 1 quyển sách
=> không biến đổi hình thái: về mặt ngữ âm và chữ viết
VD2:
-(1)Tôi ăn cơm
- (2)Cơm đã được nấu
=> Cơm (1): bổ ngữ
Cơm (2) : chủ ngữ
=> Chức năng NP thay đổi nhưng ngữ âm và chữ viết không thay đổi
- Khác với các ngôn ngữ hòa kết: khi chức năng NP thay đổi, từ cũng thay đổi về ngữ âm và chữ viết
VD: coach: huấn luyện viên
Coaches : những huấn luyện viên
c. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.
VD1: sắp đặt vị trí trước sau
- Lan tặng Mai một cuốn sách
- Mai tặng Lan một cuốn sách
=> Thay đổi trật tự từ => thay đổi chức vụ NP => ý nghĩa của câu sẽ thay đổi.
VD2 : sử dụng hư từ
Đang đi # đã đi # sẽ đi
=> Thay đổi nghĩa của câu.
Câu 2: Phân tích:
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
=> Cặp câu gồm 14 tiếng, 11từ (mình, về, mình, có, nhớ, ta, mười lăm, năm, ấy, thiết tha, mặn nồng)
- Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
=> 14 tiếng=14 từ
=> Từ không biến đổi hình thái: ta 1: chủ ngữ, ta 2: tân ngữ: chức năng ngữ pháp thay đổi nhưng hình thức (cách viết) không thay đổi.
- Con ngựa đá con ngựa đá
=> 6 tiếng, 3 từ (con ngựa, đá, con ngựa đá)
- Con kiến bò đĩa thịt bò
=> 6 tiếng, 3 từ (con kiến, bò, đĩa thịt bò)
Trong 2 câu cuối: từ không biến đổi hình thái:
+ đá 1, bò 1 là động từ
+đá 2, bò 2 là danh từ
Như vậy chức năng ngữ pháp khác nhau nhưng hình thức thì giống nhau.