[Ngữ Văn 11] Các loại hình tiếng việt

S

s2victorys2

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Trình bày đặc điểm loại hình của Tiếng Việt.
Câu 2: Phân Tích đặc điểm loại hình Tiếng Việt thể hiện ở những câu thơ sau:
a, Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
b, Ta về, mình có nhớ ta...
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
c, Con ngựa đá con ngựa đá.
Con kiến bò đĩa thịt bò.
Còn ai không giải giúp mình gấp. Và bài này mình cũng cần chính xác nữa. Ai giúp với thanks nhiều.
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.nguvan

Câu 1: Đặc điểm loại hình TV:
a. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp; về mặt ngữ âm tiếng là âm tiết; về mặt sử dụng tiếng có thể coi là một từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
Ví dụ: Gió theo lối gió, mây đường mây
=> 7 tiếng= 7 âm tiết = 7 từ
(TH từ không trùng với âm tiết:
Xi măng : 1 từ, 2 âm tiết.)
=> Tiếng có đặc điểm: đọc và viết tách rời nhau.
b. Từ không biến đổi hình thái
VD1:
- 2 quyển sách
- 1 quyển sách
=> không biến đổi hình thái: về mặt ngữ âm và chữ viết
VD2:
-(1)Tôi ăn cơm
- (2)Cơm đã được nấu
=> Cơm (1): bổ ngữ
Cơm (2) : chủ ngữ
=> Chức năng NP thay đổi nhưng ngữ âm và chữ viết không thay đổi
- Khác với các ngôn ngữ hòa kết: khi chức năng NP thay đổi, từ cũng thay đổi về ngữ âm và chữ viết
VD: coach: huấn luyện viên
Coaches : những huấn luyện viên
c. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.
VD1: sắp đặt vị trí trước sau
- Lan tặng Mai một cuốn sách
- Mai tặng Lan một cuốn sách
=> Thay đổi trật tự từ => thay đổi chức vụ NP => ý nghĩa của câu sẽ thay đổi.
VD2 : sử dụng hư từ
Đang đi # đã đi # sẽ đi
=> Thay đổi nghĩa của câu.
Câu 2: Phân tích:
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
=> Cặp câu gồm 14 tiếng, 11từ (mình, về, mình, có, nhớ, ta, mười lăm, năm, ấy, thiết tha, mặn nồng)
- Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
=> 14 tiếng=14 từ
=> Từ không biến đổi hình thái: ta 1: chủ ngữ, ta 2: tân ngữ: chức năng ngữ pháp thay đổi nhưng hình thức (cách viết) không thay đổi.
- Con ngựa đá con ngựa đá
=> 6 tiếng, 3 từ (con ngựa, đá, con ngựa đá)
- Con kiến bò đĩa thịt bò
=> 6 tiếng, 3 từ (con kiến, bò, đĩa thịt bò)
Trong 2 câu cuối: từ không biến đổi hình thái:
+ đá 1, bò 1 là động từ
+đá 2, bò 2 là danh từ
Như vậy chức năng ngữ pháp khác nhau nhưng hình thức thì giống nhau.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom