Văn 10 [Ngữ văn 10]Nghị luận về việc học đối phó và lười học của h/s

W

wingsac

Last edited by a moderator:
T

tieuyeungoc

DÀN Ý THAM KHẢO:

I. MỞ BÀI

- Dùng danh ngôn hoặc câu hỏi gợi mở vào đề (nếu sử dụng cách mở bài gián tiếp).

- Nêu ý chính, điều cần phân tích từ việc học đối phó.
II. THÂN BÀI
1/ Giải thích học đối phó là gì?

- Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.

- Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.

- Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.
2/ Nêu một vài ví dụ điển hình thể hiện cách học thụ động này:

- Chép sách khi thầy cô giao bài tập

- Hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận để có điểm cao.

- Khi thầy cô giảng bài, lơ đễnh làm việc riêng, uể oải chép bài cho được cái mác "siêng học".

- Thiếu trung thực trong thi cử để có danh hiệu, đối phó với lòng tin của ba mẹ, sự nghiêm khắc của thầy cô, ...
3/ Tác hại của việc học đối phó:

- Ảnh hưởng đến tâm lý, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán.

- Mất căn bản, nạn học sinh "nhảy lớp", học đến lớp 12 mà chính tả còn sai be bét, ...

- Ảnh hưởng đến sự trung thực của con người, học sinh đánh mất dần những nhân cách tốt.

- Về lâu dài, làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

---> Những người học đối phó không bao giờ đạt thành công thực sự trong đường đời.
4/ Cần phải làm gì để ngăn chặn nạn học đối phó?

- Học sinh chúng ta phải thay đổi ngay từ hôm nay, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức.

- Ứng dụng những công nghệ hiện đại để giúp ích cho việc học tập.

- Trung thực khi thi cử, trong trường lớp, với bạn bè và chính bản thân.
III. KẾT BÀI
- Khẳng định lại giá trị đích thực của việc học.

- Tự nhủ sẽ luôn học tập tốt, bằng chính khả năng và thực lực của mình.

- Kêu gọi thiếu niên chủ động học tập, vì tương lai đất nước, vì hạnh phúc mỗi con người.

Bonus cho thêm một vài ý để làm bài nè:Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có những đổi mới tích cự trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó, còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó của phần lớn học sinh ngày nay.
Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều này ra, một số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: "Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này học nọ!". Vậy là việc học cũng hờ hễnh, cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra những "quái chiêu" để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.
Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến "lò" luyện mong vớ lấy vài con chữ,... Học mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chyên sâu, mồm miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có năng lực tốt cũng "đối phó". Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi,.. Việc đối phó như một tấm khiêng chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.
Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm nhắm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu và những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích.
Học đối phó - cần phải loại bỏ ngay từ hôm nay.
Tái bút: Đây là ý thôi, rất lủng củng và què quặt, bạn tự chỉnh sửa lại những chỗ không vừa ý nhé! Chúc bạn có một bài văn "hợp tình hợp lý", "điểm cao mút mùa" ha!
 
T

truongkill

Ai co dan y chi tiet bai nghi luan ve hien tuong hoc doi pho cua hs sinh vien hien nay thi giup minh voi. Ngay mai phai nop bai roi
 
T

thonglieubao

1. Định nghĩa thế nào là lối học đối phó, qua loa:
Đó chính là lối học gạo, học chỉ để thuộc bài, học để lấy điểm chứ không lấy kiến thức. Tệ hại hơn là việc học qua loa, khi những kiến thức được cung cấp trên nhà trường chỉ được học một cách đại khái, không có mục đích, mục tiêu rõ ràng ...

2. Đặc điểm của việc học đối phó, qua loa:
- Học trước, quên sau
- Học 1 chỉ biết 1, không liên hệ được kiến thức trước và sau đó. Nghĩa là kiến thức được học không có sự liên kết một cách hệ thống.
- Học không có tính chất thực tiễn, không liên hệ để phục vụ cho việc xây dựng kỹ năng cho bản thân
- Học qua loa, đối phó còn thể hiện rất rõ ở việc: Không gây hứng thú trong quá trình học, sinh ra tâm lí chán nản thậm chí là sợ hãi mỗi khi nhắc đến
...

3. Tác hại của việc học qua loa, đối phó:
Khiến học sinh chúng ta không có đủ hành trang kiến thức cho cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường...

4. Học thế nào mới không phải là qua loa, đại khái?
”Học để biết , học để làm , học để chung sống, học để tự khẳng định mình"
>>> Chỉ khi xác định được mục đích của việc học thì chúng ta mới không học qua loa và đối phó. Muốn vậy:
- Học mọi lúc mọi nơi
- Học từ mọi tình huống trong cuộc sống
- Học bằng nhiều phương tiện: Qua đài, báo, ti vi, các website trực tuyến
- Học thầy, học bạn...

5. Bài học cho bản thân: Cái này tự rút ra nhé

--------------------------------------------------------------------------------

Ngày nay, được đến trường đi học là niềm hạnh phúc của nhiều bạn, là ước mơ lớn lao của những bạn không có đủ điều kiện để cắp sách đến trường. Thế nhưng, bên cạnh đó, có một số bạn có điều kiện thì lại không lo học hành, ham chơi, học qua loa, đối phó. Đáng buồn thay, hiện tượng đó đã trở nên phổ biến trong học sinh.
Những học sinh lười học, học qua loa, đối phó ất dễ nhận ra qua những biểu hiện như ngại học, lúc nào cũng lẩn trốn, tìm mọi lý lẽ để biện minh cho việc lười học của mình, biếng nhác, ham chơi. Họ quan niệm rằng, học cho ba mẹ vui, đến trường cho có bạn, nên họ không hề chủ động torng việc học. Học không đến nơi đến chốn, học đầu quên đuôi. Học lúc ấy để trả bài, đối phó với sự kiểm tra của thầy cô, cha mẹ nên bài cũ không nhớ lâu, một thời gain ngắn sẽ quên ngay. Ngay cả trong lớp, những học sinh học có lối học như trên cũng ngồi học một cách chán nán, hoặc không tập trung vào bài học, làm việc riêng, giả vờ ghi ghi chép chép, ngoan hiền để qua mặt thầy cô. Đến khi bị nhắc nhở thì tỏ ra chú ý rồi đâu lại vào đấy. Đối với bài tập ở nhà, họ không bao giờ chịu suy nghĩ để làm, mà chỉ toàn chép trong sách giải, sach học tốt hoặc lên lớp mượn vở bạn chép lại. Táo bạo hơn, nhiều học sinh còn trả tiền cho bạn để làm bài hộ mình.
Việc học qua loa đối phó này gây những tác hại ghê ghớm, cho chính bản thân người học sinh ấy, cho gđ và xh. Bởi lối học bị động như tren, nên kiến thức nắm lơ mơ, nông cạn, hời hợt, phiến diện, mất kiến thức cơ bản, vì vậy đầu óc rỗng tuếch. Đó là nguyên nhân gây nên sự tụt dốc nghiêm trọng trong việc học. Những học sinh đã sút học thường ít khi có cí cầu tiến mà hầu như đề chán nản, bi quan, nghĩ rằng mình không còn đủ sức học nữa đâm ra không còn sự say mê, hào hứng torng học tập dần dần bỏ bê luôn viẹc học. nặng hơn nữa là bỏ học do xấu hổ, thiếu niềm tin. Mà những người thất học thì tương lai sẽ không mấy tốt đẹp, không có nghề nghiệp ổn định. Thật tai hại khôn lường. Một khi đã không tập trung vào việc học, “nhành cư vi bất thiện”, họ rất dễ bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào con đường phạm pháp, tệ nạn xã hội, cuộc đời cang ngày càng đi vào ngõ cụt.
Không những gây hại cho chính bản thân họ mà còn liên lụy tới mọi người trong gia đình. Vừa tốn kém tiền bạc thuê gia sư đến dạy, vừa phải đóng phí cho những năm bị lưu ban mà không thu được kết quả tốt. Những bậc cha mẹ có con em mình bị như vậy thì vô cùng đau khổ, xấu hổ trước bạn bè, vì liên tục bị GVCN mời gặp. Thử hỏi họ còn an tâm công tác, làm việc khi con họ hư hỏng, ăn chơi…
Còn đối với xã hội, những người như vậy là gánh nặng cho xã hội về nhiều mặt: kinh tế tư tưởng, đạo đức, lối sống. Việc học qua loa, đối phó sẽ tạo ra những con người không có tri thức, bất tài, vô dụng trong khi đất nước ta đang trên đà phát triển, rất cần những người tài giỏi, ra sức giúp nước. Một vấn đề đang nhcứ nhối hiện nay là tệ nạn xã hội nước ta ngày càng gia tăng do những người vô công rỗi nghề gây nê. Mới đây là những vụ bằng cấp giả, “tiến sĩ giấy” đã bị báo chí đưa lên. Họ không học hành đến nơi đến chốn nhưng lại muốn có tiền, được tăng lươn, thăng cấp, vì vậy xảy ra một số trường hợp thừa bằng cấp, thiếu năng lực
Đây quả là một hiện tượng rất đáng chê trách. Vậy làm thế nào để khắc phục được hiện trạng này? Bản thân ở mỗi người cần ý thức và tự giác trong học tập: học cho mình, học để lấy kiến thức, để phát triển nhân cách, tâm hồn, có tượng lai sáng lạn và để xây dựng đất nước. Nhưng phản học như thế nào?? Học ở thầy, ở bạn, những người xung quanh mình và ngoài xã hội. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao hiểu biết. Quan trọng nhất là xác định đung đắn, mục tiêu, lí tưởng, động cơ, nhiệmvụ học tập một cách nghiêm túc, đáng đắn.Học tập thật hết mình để đạt kết cao và thường xuyên rèn luyện nhân cách
Học vấn là con đường duy dấn đi đến tương lại. Chúng ta hãy cố gắng học tập để tự khẳng định , tự tìm chỗ đứng của mình trong xã hội, hơn thế nữa là tự nuôi sống bản thân và gia đình, không biến mình thành gáh nặng cho xã hội
 
  • Like
Reactions: ARMY JUNGKOOK
T

thonglieubao

Giáo dục là một vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý đến rất nhiều trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng nhưng khuất mắc, tiêu cực trong ngành vẫn cứ tồn tại và lan rộng ra. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra, hay nói một cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài của học sinh trong kiểm tra, thi cử.

“Học đối phó” là hiện tượng học sinh học bài chỉ để vượt qua một kì thi, một giờ kiểm nào một cách gượng ép và không hề lưu giữ một tí gì về những thứ đã học sau lần kiểm tra, lần thi đó. Còn “quay cóp bài” là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc xem tài liệu trong giờ kiểm tra, thi cử. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những hiện tượng tiêu cực trong một nền giáo dục.

Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc sống” của học sinh thời nay và nó đang ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người đang ngồi trên ghế nhà trường.

Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là những điểm tám, điểm chín,..trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách toàn diên và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành động tiêu cực đó, thì liệu khi họ rời khỏi ghế nhà trường nhà bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có chứa được một tý kiến thức nào để có thể chung sống với xã hội hay không. Và liệu một dân tộc, một đất nước sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra những con người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch và suy nghĩ dối tra, tôi chắc hẳn rằng sẽ trở nên suy yếu đi, thậm chí là diệt vong.

Mọi thứ đều có nguyên nhân của chính nó và những tiêu cực trên cũng thế. Nguyên nhân trước hết chính là mỗi bản thân người học sinh đã không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào, từ đó suy nghĩ và hành động của họ trở nên sai trái là đương nhiên. Nhưng ta cũng ko thể trách họ hoàn toàn được, làm sao họ có thể tốt được khi mà những người thầy, người cô cứ mãi đếm tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp,…khi mà những người đứng đầu ngành cứ mãi loay hoay với những vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như cải cách sách giáo khoa, học phí,…khi mà….Và tất cả những thứ đó đã góp phần tạo nên một hiện tượng tiêu cực phổ biến này.

Để có thể giải quyết một cách triệt để dc những hiện tượng trên, thì những vị lãnh đạo của chúng ta cần phải có những chiến lược, mục đích thật sự đúng đắn và sáng tạo cho ngành giáo dục, cùng với đó những người giáo viên phải truyền được cho học sinh tinh thần học tập, phải cho họ thấy mục đích của học tập không phải là để trở thành “ông này bà nọ”, để được “ăn sung mặc sướng”, để có cái bằng cấp vô nghĩa,…mà là tích lũy tri thức để có thể tồn tại, chung sống, phát triển và tự khẳng định mình. Và trên hết. bản thân mỗi học sinh cần phải tự nỗ lực học tập, tự xác định được mục đích học tập và phương pháp học tập hiệu quả, và nhất là phải để cho lòng tự trọng của mình lên tiếng trước những cám dỗ của tiêu cực.

Hãy hành động ngay bây giờ, và đừng chờ đợi nữa. Nếu không, đến một lúc nào đó, khi những sản phẩm thất bại này của ngành giáo dục bước ra xã hội và làm chủ đất nước thì dân tộc ta, đất nước ta sẽ phải đứng bên bờ suy thoái, diệt vong
 

Nani Gomez

Học sinh mới
Thành viên
23 Tháng ba 2018
3
1
6
21
Hà Nam
thcs trịnh xá
Đề bài: Em hãy lập dàn ý về: Học đối phó
Bài làm
+ Mở bài:
-Trong xã hội mỗi người đều có vai trò và nhiệm vụ của riêng mình, đối với học sinh, sinh viên thì việc học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên có rất nhiều bạn trẻ đang coi nhẹ việc học, xem thường nó và thường tìm cách học đối phó để chống chế lại cha mẹ và thấy cô. Thực trạng này đang trở nên báo động ở Việt Nam cũng nhưng trên thế giới.
+ Thân bài:
– Học đối phó là cách học như thế nào? Học đối phó là cách học nhiều bạn học sinh nhằm mục đích ứng phó tại một thời điểm, một giai đoạn nhất định như: Kỳ thi tốt nghiệp THCS, THPT…
– Hậu quả của việc học đối phó? Việc học này khiến cho các bạn chịu nhiều hậu quả bởi việc không hiểu rõ kiến thức, không học ngọn nguồn của vấn đề mà chỉ học lướt qua bề mặt,.
-Việc học đối phó cũng vậy đến lúc cần thiết các bạn sẽ không thể nào áp dụng những kiến thức mà mình đã học để đạt hiệu quả cao.
– Việc học đối phó gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng bởi các bạn không nắm vững được kiến thức mình đã học, chỉ học máy móc công thức, rồi bỏ qua.

Học đối phó
– Học đối phó như vậy sẽ gây những tổn thất về mặt kinh tế, công sức của chính các bạn và thầy cô gia đình, bởi học rồi mà sau một thời gian các bạn vẫn như chưa được học, vậy thì học để làm gì?

– Nguyên nhân gây ra việc học đối phó này là do chương trình học hiện nay quá nhiều, khiến các bạn học sinh bị quá tải, trong một thời gian mà phải tập trung vào quá nhiều môn khiến các bạn mệt mỏi và tìm cách đối phó với nó.
– Ngoài ra, còn do nhận thức của các bạn , nhiều bạn chỉ tập trung vào những môn mình thích hoặc những môn học quan trọng giúp các bạn thi vào đại học và ra trường tìm việc làm thuận lợi, nếu bỏ bê những môn không thích, không thi và tìm cách học đối phó.
– Phương pháp giải quyết việc học đối phó thì nhà trường và gia đình nên có định hướng cho con em mình một cách rõ ràng trong việc học tập. +Kết
– Học sinh, sinh viên là trụ cột của đất nước mai sau, việc học tập của các bạn hôm nay chính là tiền đề để xây dựng đất nước vững mạnh mai sau.
– Học đối phó sẽ khó có cơ hội phát triển mình, đóng góp sức lực của mình để xây dựng đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm Châu như lời Bác Hồ đã dặn.
 

Nani Gomez

Học sinh mới
Thành viên
23 Tháng ba 2018
3
1
6
21
Hà Nam
thcs trịnh xá
I. MỞ BÀI
- Dùng danh ngôn hoặc câu hỏi gợi mở vào đề (nếu sử dụng cách mở bài gián tiếp).
- Nêu ý chính, điều cần phân tích từ việc học đối phó.

II. THÂN BÀI

1/ Giải thích học đối phó là gì?
- Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.
- Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.
- Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.

2/ Nêu một vài ví dụ điển hình thể hiện cách học thụ động này:
- Chép sách khi thầy cô giao bài tập
- Hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận để có điểm cao.
- Khi thầy cô giảng bài, lơ đễnh làm việc riêng, uể oải chép bài cho được cái mác "siêng học".
- Thiếu trung thực trong thi cử để có danh hiệu, đối phó với lòng tin của ba mẹ, sự nghiêm khắc của thầy cô, ...

3/ Tác hại của việc học đối phó:
- Ảnh hưởng đến tâm lý, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán.
- Mất căn bản, nạn học sinh "nhảy lớp", học đến lớp 12 mà chính tả còn sai be bét, ...
- Ảnh hưởng đến sự trung thực của con người, học sinh đánh mất dần những nhân cách tốt.
- Về lâu dài, làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.
---> Những người học đối phó không bao giờ đạt thành công thực sự trong đường đời.

4/ Cần phải làm gì để ngăn chặn nạn học đối phó?
- Học sinh chúng ta phải thay đổi ngay từ hôm nay, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức.
- Ứng dụng những công nghệ hiện đại để giúp ích cho việc học tập.
- Trung thực khi thi cử, trong trường lớp, với bạn bè và chính bản thân.

III. KẾT BÀI

- Khẳng định lại giá trị đích thực của việc học.
- Tự nhủ sẽ luôn học tập tốt, bằng chính khả năng và thực lực của mình.
- Kêu gọi thiếu niên chủ động học tập, vì tương lai đất nước, vì hạnh phúc mỗi con người.
mot so doan van b co the su dung:
Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có những đổi mới tích cự trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó, còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó của phần lớn học sinh ngày nay.

Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều này ra, một số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: "Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này học nọ!". Vậy là việc học cũng hờ hễnh, cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra những "quái chiêu" để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.

Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến "lò" luyện mong vớ lấy vài con chữ,... Học mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chyên sâu, mồm miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có năng lực tốt cũng "đối phó". Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi,.. Việc đối phó như một tấm khiêng chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.

Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm nhắm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu và những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích.
 
Top Bottom