M
maiphutho


Mục đích bài viết nhằm khái quát lại diện mạo chung về tình hình ngoại thương nước ta dưới thời Nguyễn trước khi Pháp xâm lược. Trong một chừng mực nào đó, thông qua các số liệu sưu tầm được để giúp mọi người tự đánh giá các chính sách phát triển thương mại của các vua Gia Long và Minh Mạng hoặc tự rút ra và giải thích tại sao vào thời kì này nền ngoại thương Việt Nam còn chưa phát triển và nó có liên quan gì đến hành động xâm lược của tư bản Pháp năm 1858 hay không?
Ở thế kỉ XIX, nhiều đoàn thuyền buôn của các nước láng giềng như Xiêm, Ma-lai-xia và nhất là Trung Hoa (Nhà Thanh) thường xuyên sang mua bán hàng hóa ở Việt Nam. Cũng trong thời gian này, các vua nhà Nguyễn cũng nhiều lần phái quan lại sang Sing-ga-po, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Xiêm, Ấn Độ chủ yếu là sang Trung Hoa bán gạo, đường, lâm thổ sản và mua về các loại len dạ, đồ sứ và vũ khí. Theo J. CRAWFURD, năm 1822, thuyền buôn Việt Nam ssang Trung Hoa có 30 chiếc xuất phát từ Gia Định với trọng tải 6500 tấn, 16 chiếc từ cửa Hội An, 12 chiếc từ Huế và 38 chiếc từ Bắc Kì.
Trong khoảng các năm 1835 - 1839, hàng năm đều có thuyền của nhà Nguyễn đi buôn bán ở Sing-ga-po, Maz Lai và In-đô-nê-xi-a. Hàng đem bán thường là đường cát, đồng, ngà voi, cánh kiến và hàng mua về là vũ khí, chì, kẽm, diêm tiêu và các loại vải của châu Âu.
Năm 1844, vua Thiệu Trị phái 5 thuyền sang Sing-ga-po bán nhiều mặt hàng như: tơ, trà, vải, vàng, quế, sừng tê, gạo, đường, ngà voi, da trâu, gỗ quý và mua về các loại vải, dạ, thiếc, khí giới.
Một số thương nhân giàu có cũng tham gia luồng buôn bán này nhưng không thường xuyên, thương nhân Việt Nam thường buôn bán nhỏ, lẻ và rất hiếm thương nhân giàu, trường vốn và kinh doanh quy mô, hầu như không thấy có ai có trên hai chiếc thuyền buôn.
NHiều tàu buôn của các nước tư bản phương Tây như Anh, Pháp, Mĩ cũng thuờng đến buôn bán ở các hải cảng của Việt Nam thời bấy giờ và họ cũng tuân theo các thể lệ hải quan như tàu thuyền các nước khác. Nhưng trái với nhà Thanh ở Trung Quốc, Nguyễn triều ở Việt Nam đều làn lượt khước từ yêu cầu lập các thương điếm hoặc kí kết các hiệp ước thương mại chính thức với các thương gia nước ngoài. THời Gia Long, thuyền của các nước phương Tây có thể vào buôn bán tấp nập ở nhiều hải cảng nhưng sang đến đời vua Minh Mạng, nhận thấy nguy cơ và mưu đồ chính trị thì ông đã cho hạn chế bớt hoạt động buôn bán của các thương gia phương Tây và theo đó họ chỉ được phép cập bến Đà Nẵng. Theo ghi chép của sử gia Lê Thành Kha vào những năm 1817, 1819, các đoàn thuyền buôn của PHáp mang tên: La Paix, Henri, La Rose đến Việt Nam đều được mua bán hàng hóa rất thuận lợi, bán được hết hàng và mua về được một số vật dụng cần thiết đem về nước. Đến năm 1825, một số đoàn thuyền buôn của PHáp mang lưu huỳnh, đá lửa, súng điểu thương đến Việt Nam thì riêng lưu huỳnh được nhà nước khấu trừ bằng đường cát, còn súng và đá lửa thì được thanh toán một nửa bằng bạc nén, một nửa bằng tiền. Theo G.Taboulet, tháng 7 - 1821, chính phủ PHáp cử chiến hạm Cleopatre sang Việt Nam và muốn được yết kiến vua Minh Mạng nhưng bị chối từ và họ đã phải quay trở về. Sau đó, thuyền trưởng tàu buôn khác mang tên BOUGAINVILLE của tàu Thétis có quay lại Việt Nam với ước mong yết kiến Minh Mạng nhưng họ chỉ được tiếp đãi tử tế mà khong được gặp mặt. BOUGAINVILLE trở về nước và viết cuốn hồi kí mang tên " Nhật kí hành trình vòng quanh thế giới của hai tàu Thétis và Espérance" có nêu rõ khả năng thuận lợi cho việc thiết lập một cơ sở thương mại thường trực ở Việt Nam.
Việc quản lí trực tiếp mọi hoạt động ngoại thương thời kì này do ti Hành nhân và ty Tào chính phụ trách. Nhiệm vụ của ty Hành nhân là quy định giá hàng hóa xuất nhập cảng, thông dịch tiếng nước ngoài và tham gia các phái bộ của nhà nước đi mua bán ở các nước trên thế giới. Ty Tào chính bao gồm Nam tào và Bắc tào thì chuyên lo ngạch thuế thuyền buôn, kiểm soat hành trình vận tải của thuyền bè. Riêng ở cửa biển Đà Nẵng có thêm Nha thương bạc thay mặt cho nhà nước thực hiện việc quan hệ buôn bán và thương mại với các đoàn thuyền buôn của phương Tây.
Thật là thiếu sót nếu đề cập đến vấn đề Ngoại thương triều Nguyễn hoặc ở bất kì ngạoi thương triều đại nào, quốc gia nào nếu không nêu lên các loại thuế bởi thuế đóng vai trò rất quan trọng cho một nền ngoại thương bền vững và hàng loạt các vấn đề khác nữa. THuế hải quan nhà Nguyễn bao gồm hai loại:
Thuế nhập cảng: căn cứ chiều ngang của tàu thuyền mà đánh thuế, mức thuế khác nhau đối với từng hải cảng. THời Gia Long, cùng một hạng thuyền bề ngang từ 14 đến 25 thước nếu vào kinh thành Huế hoặc của biển Đà Nẵng thì nộp thuế mỗi thước là 96 quan tiền nhưng nếu vào cảng Sài Gòn hay các cảng khác thì mỗi thước nộp 160 quan tiền. Từ thời Minh Mạng trở về sau, mức thuế này được giảm nhẹ hơn.
Thuế hóa hạng: đánh vào các mặt hàng xuất nhập cảng. Ví dụ, thuế xuất cảng lâm thổ sản là 5% giá hàng, ván gỗ đóng thuyền là 10%. Nhà nước cũng ban lệnh cấm xuất khẩu vàng, bạc, tiền đồng, gạo và một số hương liệu, lâm thổ sản quý khác. Thời Minh Mạng còn cấm xuất khẩu tơ sống vì thương nhân Trung Hoa đã lợi dụng mua về và đóng giả nhãn hiệu. Các hóa vật nhập khẩu liên quan đến quân sự và binh nghiệp như sắt, kẽm, đồng, diêm tiêu, lưu huỳnh....phải bán thẳng cho nhà nước. Nha phiến bị cấm nhập cảng vì tác hại khôn lường của nó.
Đến năm 1865, do hàng loạt những khó khăn về ngoại giao và tài chính, vua Tự Đức buộc phải cho phép nhập nha phiến, khởi trưng thuế đồng niên là 302.200 quan tiền. Điều này đã được sử gia Nguyễn Thế Anh viết trong tác phẩm của mình.
Ở thế kỉ XIX, nhiều đoàn thuyền buôn của các nước láng giềng như Xiêm, Ma-lai-xia và nhất là Trung Hoa (Nhà Thanh) thường xuyên sang mua bán hàng hóa ở Việt Nam. Cũng trong thời gian này, các vua nhà Nguyễn cũng nhiều lần phái quan lại sang Sing-ga-po, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Xiêm, Ấn Độ chủ yếu là sang Trung Hoa bán gạo, đường, lâm thổ sản và mua về các loại len dạ, đồ sứ và vũ khí. Theo J. CRAWFURD, năm 1822, thuyền buôn Việt Nam ssang Trung Hoa có 30 chiếc xuất phát từ Gia Định với trọng tải 6500 tấn, 16 chiếc từ cửa Hội An, 12 chiếc từ Huế và 38 chiếc từ Bắc Kì.
Trong khoảng các năm 1835 - 1839, hàng năm đều có thuyền của nhà Nguyễn đi buôn bán ở Sing-ga-po, Maz Lai và In-đô-nê-xi-a. Hàng đem bán thường là đường cát, đồng, ngà voi, cánh kiến và hàng mua về là vũ khí, chì, kẽm, diêm tiêu và các loại vải của châu Âu.
Năm 1844, vua Thiệu Trị phái 5 thuyền sang Sing-ga-po bán nhiều mặt hàng như: tơ, trà, vải, vàng, quế, sừng tê, gạo, đường, ngà voi, da trâu, gỗ quý và mua về các loại vải, dạ, thiếc, khí giới.
Một số thương nhân giàu có cũng tham gia luồng buôn bán này nhưng không thường xuyên, thương nhân Việt Nam thường buôn bán nhỏ, lẻ và rất hiếm thương nhân giàu, trường vốn và kinh doanh quy mô, hầu như không thấy có ai có trên hai chiếc thuyền buôn.
NHiều tàu buôn của các nước tư bản phương Tây như Anh, Pháp, Mĩ cũng thuờng đến buôn bán ở các hải cảng của Việt Nam thời bấy giờ và họ cũng tuân theo các thể lệ hải quan như tàu thuyền các nước khác. Nhưng trái với nhà Thanh ở Trung Quốc, Nguyễn triều ở Việt Nam đều làn lượt khước từ yêu cầu lập các thương điếm hoặc kí kết các hiệp ước thương mại chính thức với các thương gia nước ngoài. THời Gia Long, thuyền của các nước phương Tây có thể vào buôn bán tấp nập ở nhiều hải cảng nhưng sang đến đời vua Minh Mạng, nhận thấy nguy cơ và mưu đồ chính trị thì ông đã cho hạn chế bớt hoạt động buôn bán của các thương gia phương Tây và theo đó họ chỉ được phép cập bến Đà Nẵng. Theo ghi chép của sử gia Lê Thành Kha vào những năm 1817, 1819, các đoàn thuyền buôn của PHáp mang tên: La Paix, Henri, La Rose đến Việt Nam đều được mua bán hàng hóa rất thuận lợi, bán được hết hàng và mua về được một số vật dụng cần thiết đem về nước. Đến năm 1825, một số đoàn thuyền buôn của PHáp mang lưu huỳnh, đá lửa, súng điểu thương đến Việt Nam thì riêng lưu huỳnh được nhà nước khấu trừ bằng đường cát, còn súng và đá lửa thì được thanh toán một nửa bằng bạc nén, một nửa bằng tiền. Theo G.Taboulet, tháng 7 - 1821, chính phủ PHáp cử chiến hạm Cleopatre sang Việt Nam và muốn được yết kiến vua Minh Mạng nhưng bị chối từ và họ đã phải quay trở về. Sau đó, thuyền trưởng tàu buôn khác mang tên BOUGAINVILLE của tàu Thétis có quay lại Việt Nam với ước mong yết kiến Minh Mạng nhưng họ chỉ được tiếp đãi tử tế mà khong được gặp mặt. BOUGAINVILLE trở về nước và viết cuốn hồi kí mang tên " Nhật kí hành trình vòng quanh thế giới của hai tàu Thétis và Espérance" có nêu rõ khả năng thuận lợi cho việc thiết lập một cơ sở thương mại thường trực ở Việt Nam.
Việc quản lí trực tiếp mọi hoạt động ngoại thương thời kì này do ti Hành nhân và ty Tào chính phụ trách. Nhiệm vụ của ty Hành nhân là quy định giá hàng hóa xuất nhập cảng, thông dịch tiếng nước ngoài và tham gia các phái bộ của nhà nước đi mua bán ở các nước trên thế giới. Ty Tào chính bao gồm Nam tào và Bắc tào thì chuyên lo ngạch thuế thuyền buôn, kiểm soat hành trình vận tải của thuyền bè. Riêng ở cửa biển Đà Nẵng có thêm Nha thương bạc thay mặt cho nhà nước thực hiện việc quan hệ buôn bán và thương mại với các đoàn thuyền buôn của phương Tây.
Thật là thiếu sót nếu đề cập đến vấn đề Ngoại thương triều Nguyễn hoặc ở bất kì ngạoi thương triều đại nào, quốc gia nào nếu không nêu lên các loại thuế bởi thuế đóng vai trò rất quan trọng cho một nền ngoại thương bền vững và hàng loạt các vấn đề khác nữa. THuế hải quan nhà Nguyễn bao gồm hai loại:
Thuế nhập cảng: căn cứ chiều ngang của tàu thuyền mà đánh thuế, mức thuế khác nhau đối với từng hải cảng. THời Gia Long, cùng một hạng thuyền bề ngang từ 14 đến 25 thước nếu vào kinh thành Huế hoặc của biển Đà Nẵng thì nộp thuế mỗi thước là 96 quan tiền nhưng nếu vào cảng Sài Gòn hay các cảng khác thì mỗi thước nộp 160 quan tiền. Từ thời Minh Mạng trở về sau, mức thuế này được giảm nhẹ hơn.
Thuế hóa hạng: đánh vào các mặt hàng xuất nhập cảng. Ví dụ, thuế xuất cảng lâm thổ sản là 5% giá hàng, ván gỗ đóng thuyền là 10%. Nhà nước cũng ban lệnh cấm xuất khẩu vàng, bạc, tiền đồng, gạo và một số hương liệu, lâm thổ sản quý khác. Thời Minh Mạng còn cấm xuất khẩu tơ sống vì thương nhân Trung Hoa đã lợi dụng mua về và đóng giả nhãn hiệu. Các hóa vật nhập khẩu liên quan đến quân sự và binh nghiệp như sắt, kẽm, đồng, diêm tiêu, lưu huỳnh....phải bán thẳng cho nhà nước. Nha phiến bị cấm nhập cảng vì tác hại khôn lường của nó.
Đến năm 1865, do hàng loạt những khó khăn về ngoại giao và tài chính, vua Tự Đức buộc phải cho phép nhập nha phiến, khởi trưng thuế đồng niên là 302.200 quan tiền. Điều này đã được sử gia Nguyễn Thế Anh viết trong tác phẩm của mình.