- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Ngoại giao Đại Việt-Mông Nguyên
Sau khi bình định được Đại Lý thì Hốt Tất Liệt sai tướng Ngột Lương Hợp Thai ở lại và tiếp tục tiến đánh các nước chưa quy thuận.
Năm 1257 Ngột Lương Hợp Thai sai 2 người sứ giả đến nước ta, chúng cậy thế mạnh nên doạ nạt rồi yêu sách nhiều thứ. Vua Trần Thái Tông liền cho bắt giam bọn chúng, Cuộc chiến kháng Nguyên lần thứ nhất nổ ra, khi quân Mông Cổ vào nước ta có cứu được 2 sứ giả nhưng khi cởi trói thì một tên đã bị chết. Quân Nguyên không ở lại được nên phải lui binh, sau đó sai 2 sứ giả khác sang nước ta. Nhà Trần tiếp tục bắt trói đuổi về.
1258, Nhà Nguyên lại sai sứ giải sang giải thích cuộc chiến năm trước là do sứ giả bị bắt. Nay nếu đã có lòng nội phụ thì quốc chủ hãy đích thân sang chầu. Nhà Trần trả lời “Đợi thượng quốc có tin tốt sẽ lập tức cho con em sang làm tin."
1259-1266 Hai nước hoà hiếu bắt đầu định lệ cống 3 năm một lần.
1267 Nhà Nguyên tặng đai ngọc, vàng, lụa, thuốc bổ, yên ngựa, dây cương nhưng đòi 6 việc: 1.Quân trưởng phải đích thân sang chầu; 2.Phải cho con em sang làm tin; 3. Biên dân số; 4.Cung quân dịch; 5.Phải nộp tô thuế; 6.Đặt chức Đạt Lỗ Hoa Xích để cai trị.
1268: Nhà Nguyên đòi các khách buôn người Hồi Hột với lý do để hỏi chuyện Tây Vực
1269: Nhà Trần trả lời khách buôn Hồi Hột đã bị bệnh chết. Nhà Nguyên đòi cống voi, nhà Trần trả lời voi đi lại rất chậm không giống ngựa nên để sang năm cống vậy.
1270 Nhà Nguyên trách nhà Trần dùng lời lẽ trí trá về việc những người Hồi Hột, những cống phẩm đưa lên lại toàn loại xấu không dùng được việc gì. Tiếp tục đòi cống voi.
1271 Nhà Trần trả lời quản tượng không đành rời nhà nên khó sai phái đi.
Lại nói lệ nước nước ta là khi nhận chiếu lệnh thì ở yên trên chính điện rồi lui tránh vào biệt thất chứ không bái lạy.
1273 Nhà Nguyên nói trước cho phép nhà Trần giữ nguyên phong tục cũ nhưng không được vì thế mà coi việc không bái lạy chiếu là lễ tục. Kêu nhà Trần hãy xem xét lại.
1274 Nhà Trần sai sứ sang cống phương vật.
1275 Nhà Trần xin bỏ chức Đạt Lỗ Hoa Xích, do chúng “cậy ỷ uy thế, lăng nhục tiểu quốc”; khuyên nhà Nguyên nên để nhà Trần tự trong lòng vui phục mà cống nạp chứ không nên sai người giám sát. Nhà Nguyên lại trách rằng đồ cống vô bổ không dùng được; tiếp tục yêu cầu phải cho con em vào chầu.
1276 Nhà Trần sai sứ sang xin miễn 6 việc.
1277 Nhà Trần sai sứ sang báo vua Trần Thái Tông mất. Sứ giả nhà Trần nói nước ta là nước xin nội phụ đầu tiên. Nhà Nguyên trả lời Các nước đều đã đã đầu hàng, sau An Nam chỉ còn nhà Tống thôi, thật là giả dối. Nhà Nguyên đòi trợ binh đánh Tống, nhà Trần nói đang có chiến tranh với Chiêm Thành nên không thể trợ binh. Nhà Nguyên đòi vua Trần sang chầu, trả lời đường xá xa xôi nên không thể vào chầu. Nhà Nguyên bèn cho Lễ Bộ Thượng Thư sang nước ta.
1278 Sứ nhà Nguyên: Nay Nhà Tống đã bị dẹp yên, nếu còn không sang chầu thì hãy chuẩn bị binh mã chờ đại quan kéo tới. Vua Trần trả lời:”Trước đây có dụ về sáu việc, đã đội ơn được xá miễn. Còn đến lễ đích thân sang chầu, ta sinh trưởng trong thâm cung, không quen cưỡi ngựa, chẳng tường phong thổ, sợ rằng sẽ chết trên đường đi. Các con, em từ Thái Uý trở xuống cũng đều như thế." Nhà Trần phái sử giả sang Nguyên.
1279 Nhà Nguyên đòi người vàng mắt ngọc thế thân cho vua mới bỏ việc binh.
1281 Vua Trần cho chú là Trần Di Ái sang chầu, nhà Nguyên lập Di Ái làm An Nam Quốc vương.
1283 Nhà Nguyên bắt nước ta giúp binh lương để đánh Chiêm Thành. Nhà Trần trả lời nước Chiêm Thành phụng sự tiểu quốc đã lâu, việc binh bãi bỏ từ lâu , quân sĩ đều đã cho làm dân thường. Về việc trợ lương thảo thì tiểu quốc ngũ cốc làm ra không nhiều nên không có dư dả để cung ứng.
1284 Nhà Nguyên nói nước ta thông mưu với Chiêm Thành. Bắt nước ta phải mở đường, cấp lương để đánh Chiêm Thành.
1285 Quân Nguyên tràn vào nước ta với lý do đánh Chiêm Thành. Nhà Trần cho lui binh khỏi kinh thành để lại các cung thất kho tàng trống rỗng. Nhà Nguyên chỉ tìm thấy các chiếu chỉ đã ban xuống nhưng đều bị gạch xoá, xé huỷ. Ngoài ra còn có một bảng văn ghi: Phàm các quân huyện trong nước, nếu như có giặc ngoài đến, phải cùng tử chiến. Nếu sức không địch nổi, cho phép được trốn tránh vào các nới đầm núi, không được nghênh hàng.” Quân Nguyên bàn nghị rằng:”Người Giao Chỉ chống trả quan quân, tuy mấy phen thua chạy nhưng quân tăng rất nhiều. Quan quân thiếu thốn, tử thương cũng lắm, quân kỵ Mông Cổ cũng không thể thi thố được tài năng”. Rồi quyết định lui binh. Khi nối cầu phao qua sông bị quân ta mai phục, quân Nguyên chết đuối rất nhiều.
1286 Vua Nguyên xuống chiếu kể rõ tội lỗi của An Nam bao gồm giết chú là Trần Di Ái , không tiếp nhân Đạt Lỗ Hoa Xích. Lấy Trần Ích Tắc làm An Nam quốc vương, chuẩn bị đại quân Nam phạt. Tháng 6 có bản tấu lên rằng:” …Nay lại hữu sự với Giao Chỉ, phát động đến trăm vạn quân, phí tổn tới cả ngàn vàng chẳng có gì để gọi là thương đến sĩ dân vậy. Vả lại hành động lần này lợi hại chưa biết thế nào. Lại thêm Giao Chỉ đã từng sai sứ xưng phiên, nếu như hoàng thượng theo lời xin để nuôi sức dân thì đó là kế trên hết vậy. Nếu không thì nên khoan thư tô thuế trăm họ để năm sau hãy cử binh thì cũng chưa phải là muộn vậy.” Vua Nguyên liền ban chiếu dừng quân.
1287 Tháng giêng phát thêm quân mới để luyện quân. Tháng 11 bắt đầu xuất quân xâm lược nước ta. Nhà Trần lui binh, đến tháng 12 thì quân Nguyên vào kinh thành.
1288 Tháng 2 quân Nguyên hết lương phải lui binh, trong lúc đó thì thuyền lương của Trương Văn Hổ bị đánh chìm. Hưng Đạo vương chia hơn 30 vạn quân đóng giữ hơn trăm dặm đường để chặn đường về quân Nguyên. Quân Nguyên phải cho quân tinh nhuệ đi chặn hậu ra sức đánh để chạy về Bắc.
1289-1292 Nhà Nguyên không bàn đến việc binh nữa, cuối năm 1292 lại yêu cầu vua Trần sang chầu.
1293 lấy cớ vua Trần không sang chầu, nhà Nguyên chuẩn bị xuất quân lần thứ 4. Chuẩn bị 35 vạn thach lương, 2 vạn thạch thức ăn cho ngựa, 21 vạn cân muối, binh khí 70 vạn món, tạm cấp trước lương bổng, mỗi người nhận 2 đĩnh.
1294 Vua Thế Tổ Hốt Tất Liệt nhà Nguyên mất, vua mới lên ngôi liền bãi bỏ việc binh, từ đây 2 nước hoà bình.
-------------------------
An Nam Chí Lược
Nguyên Sử (An Nam truyện)
Sau khi bình định được Đại Lý thì Hốt Tất Liệt sai tướng Ngột Lương Hợp Thai ở lại và tiếp tục tiến đánh các nước chưa quy thuận.
Năm 1257 Ngột Lương Hợp Thai sai 2 người sứ giả đến nước ta, chúng cậy thế mạnh nên doạ nạt rồi yêu sách nhiều thứ. Vua Trần Thái Tông liền cho bắt giam bọn chúng, Cuộc chiến kháng Nguyên lần thứ nhất nổ ra, khi quân Mông Cổ vào nước ta có cứu được 2 sứ giả nhưng khi cởi trói thì một tên đã bị chết. Quân Nguyên không ở lại được nên phải lui binh, sau đó sai 2 sứ giả khác sang nước ta. Nhà Trần tiếp tục bắt trói đuổi về.
1258, Nhà Nguyên lại sai sứ giải sang giải thích cuộc chiến năm trước là do sứ giả bị bắt. Nay nếu đã có lòng nội phụ thì quốc chủ hãy đích thân sang chầu. Nhà Trần trả lời “Đợi thượng quốc có tin tốt sẽ lập tức cho con em sang làm tin."
1259-1266 Hai nước hoà hiếu bắt đầu định lệ cống 3 năm một lần.
1267 Nhà Nguyên tặng đai ngọc, vàng, lụa, thuốc bổ, yên ngựa, dây cương nhưng đòi 6 việc: 1.Quân trưởng phải đích thân sang chầu; 2.Phải cho con em sang làm tin; 3. Biên dân số; 4.Cung quân dịch; 5.Phải nộp tô thuế; 6.Đặt chức Đạt Lỗ Hoa Xích để cai trị.
1268: Nhà Nguyên đòi các khách buôn người Hồi Hột với lý do để hỏi chuyện Tây Vực
1269: Nhà Trần trả lời khách buôn Hồi Hột đã bị bệnh chết. Nhà Nguyên đòi cống voi, nhà Trần trả lời voi đi lại rất chậm không giống ngựa nên để sang năm cống vậy.
1270 Nhà Nguyên trách nhà Trần dùng lời lẽ trí trá về việc những người Hồi Hột, những cống phẩm đưa lên lại toàn loại xấu không dùng được việc gì. Tiếp tục đòi cống voi.
1271 Nhà Trần trả lời quản tượng không đành rời nhà nên khó sai phái đi.
Lại nói lệ nước nước ta là khi nhận chiếu lệnh thì ở yên trên chính điện rồi lui tránh vào biệt thất chứ không bái lạy.
1273 Nhà Nguyên nói trước cho phép nhà Trần giữ nguyên phong tục cũ nhưng không được vì thế mà coi việc không bái lạy chiếu là lễ tục. Kêu nhà Trần hãy xem xét lại.
1274 Nhà Trần sai sứ sang cống phương vật.
1275 Nhà Trần xin bỏ chức Đạt Lỗ Hoa Xích, do chúng “cậy ỷ uy thế, lăng nhục tiểu quốc”; khuyên nhà Nguyên nên để nhà Trần tự trong lòng vui phục mà cống nạp chứ không nên sai người giám sát. Nhà Nguyên lại trách rằng đồ cống vô bổ không dùng được; tiếp tục yêu cầu phải cho con em vào chầu.
1276 Nhà Trần sai sứ sang xin miễn 6 việc.
1277 Nhà Trần sai sứ sang báo vua Trần Thái Tông mất. Sứ giả nhà Trần nói nước ta là nước xin nội phụ đầu tiên. Nhà Nguyên trả lời Các nước đều đã đã đầu hàng, sau An Nam chỉ còn nhà Tống thôi, thật là giả dối. Nhà Nguyên đòi trợ binh đánh Tống, nhà Trần nói đang có chiến tranh với Chiêm Thành nên không thể trợ binh. Nhà Nguyên đòi vua Trần sang chầu, trả lời đường xá xa xôi nên không thể vào chầu. Nhà Nguyên bèn cho Lễ Bộ Thượng Thư sang nước ta.
1278 Sứ nhà Nguyên: Nay Nhà Tống đã bị dẹp yên, nếu còn không sang chầu thì hãy chuẩn bị binh mã chờ đại quan kéo tới. Vua Trần trả lời:”Trước đây có dụ về sáu việc, đã đội ơn được xá miễn. Còn đến lễ đích thân sang chầu, ta sinh trưởng trong thâm cung, không quen cưỡi ngựa, chẳng tường phong thổ, sợ rằng sẽ chết trên đường đi. Các con, em từ Thái Uý trở xuống cũng đều như thế." Nhà Trần phái sử giả sang Nguyên.
1279 Nhà Nguyên đòi người vàng mắt ngọc thế thân cho vua mới bỏ việc binh.
1281 Vua Trần cho chú là Trần Di Ái sang chầu, nhà Nguyên lập Di Ái làm An Nam Quốc vương.
1283 Nhà Nguyên bắt nước ta giúp binh lương để đánh Chiêm Thành. Nhà Trần trả lời nước Chiêm Thành phụng sự tiểu quốc đã lâu, việc binh bãi bỏ từ lâu , quân sĩ đều đã cho làm dân thường. Về việc trợ lương thảo thì tiểu quốc ngũ cốc làm ra không nhiều nên không có dư dả để cung ứng.
1284 Nhà Nguyên nói nước ta thông mưu với Chiêm Thành. Bắt nước ta phải mở đường, cấp lương để đánh Chiêm Thành.
1285 Quân Nguyên tràn vào nước ta với lý do đánh Chiêm Thành. Nhà Trần cho lui binh khỏi kinh thành để lại các cung thất kho tàng trống rỗng. Nhà Nguyên chỉ tìm thấy các chiếu chỉ đã ban xuống nhưng đều bị gạch xoá, xé huỷ. Ngoài ra còn có một bảng văn ghi: Phàm các quân huyện trong nước, nếu như có giặc ngoài đến, phải cùng tử chiến. Nếu sức không địch nổi, cho phép được trốn tránh vào các nới đầm núi, không được nghênh hàng.” Quân Nguyên bàn nghị rằng:”Người Giao Chỉ chống trả quan quân, tuy mấy phen thua chạy nhưng quân tăng rất nhiều. Quan quân thiếu thốn, tử thương cũng lắm, quân kỵ Mông Cổ cũng không thể thi thố được tài năng”. Rồi quyết định lui binh. Khi nối cầu phao qua sông bị quân ta mai phục, quân Nguyên chết đuối rất nhiều.
1286 Vua Nguyên xuống chiếu kể rõ tội lỗi của An Nam bao gồm giết chú là Trần Di Ái , không tiếp nhân Đạt Lỗ Hoa Xích. Lấy Trần Ích Tắc làm An Nam quốc vương, chuẩn bị đại quân Nam phạt. Tháng 6 có bản tấu lên rằng:” …Nay lại hữu sự với Giao Chỉ, phát động đến trăm vạn quân, phí tổn tới cả ngàn vàng chẳng có gì để gọi là thương đến sĩ dân vậy. Vả lại hành động lần này lợi hại chưa biết thế nào. Lại thêm Giao Chỉ đã từng sai sứ xưng phiên, nếu như hoàng thượng theo lời xin để nuôi sức dân thì đó là kế trên hết vậy. Nếu không thì nên khoan thư tô thuế trăm họ để năm sau hãy cử binh thì cũng chưa phải là muộn vậy.” Vua Nguyên liền ban chiếu dừng quân.
1287 Tháng giêng phát thêm quân mới để luyện quân. Tháng 11 bắt đầu xuất quân xâm lược nước ta. Nhà Trần lui binh, đến tháng 12 thì quân Nguyên vào kinh thành.
1288 Tháng 2 quân Nguyên hết lương phải lui binh, trong lúc đó thì thuyền lương của Trương Văn Hổ bị đánh chìm. Hưng Đạo vương chia hơn 30 vạn quân đóng giữ hơn trăm dặm đường để chặn đường về quân Nguyên. Quân Nguyên phải cho quân tinh nhuệ đi chặn hậu ra sức đánh để chạy về Bắc.
1289-1292 Nhà Nguyên không bàn đến việc binh nữa, cuối năm 1292 lại yêu cầu vua Trần sang chầu.
1293 lấy cớ vua Trần không sang chầu, nhà Nguyên chuẩn bị xuất quân lần thứ 4. Chuẩn bị 35 vạn thach lương, 2 vạn thạch thức ăn cho ngựa, 21 vạn cân muối, binh khí 70 vạn món, tạm cấp trước lương bổng, mỗi người nhận 2 đĩnh.
1294 Vua Thế Tổ Hốt Tất Liệt nhà Nguyên mất, vua mới lên ngôi liền bãi bỏ việc binh, từ đây 2 nước hoà bình.
-------------------------
An Nam Chí Lược
Nguyên Sử (An Nam truyện)