Sử Ngoại giao Đại Việt dưới thời Mạc

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BANG GIAO ĐẠI VIỆT - ĐẠI MINH DƯỚI THỜI MẠC THÁI TỔ (1527 - 1541)
Triều Mạc thay thế triều Lê Sơ trong bối cảnh triều Lê Sơ đã suy yếu, không còn đủ năng lực quản lý đất nước.
Tuy nhiên, đối với triều Mình thì triều Lê Sơ đã xưng thần xin cống trong nhiều năm, triều Minh đã ban tặng tước hiệu An Nam quốc vương cho các vua Lê Sơ nên khi nhà Mạc thay triều Lê trị nước thì nhà Minh không dễ dàng chấp thuận.
Bên cạnh đó, vua Minh Thế Tông lại đang đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị xâm lược Đại Việt.
Tháng 4 năm 1541, vua Minh Thế Tông "Lại truyền hịch cho thần dân An Nam biết chủ trương phục hưng nước bị diệt, nối dòng bị đứt của triều đình; chỉ đánh giặc là cha con Mạc Đăng Dung mà thôi, nếu ai mang quận huyện đến hàng sẽ được giao cho cai chính quận huyện đó...".
Theo lời tâu bày của quan triều Minh là Mao Bá Ôn thì "An Nam (ý chỉ Mạc Đăng Dung) sợ uy tự trói mình chịu tội; Lê Ninh (tức vua Lê Trang Tông - ông được Nguyễn Kim hậu thuẫn đưa sang Ai Lao suy tôn, lập nên triều Lê Trung Hưng vào năm 1533) kia tự xưng là dòng dõi nhà Lê, nhưng phổ hệ không rõ ràng, không có gì để kê cứu. Xin tha cho Đăng Dung, bắt bỏ tước cũ, rồi xét để ban cho tước mới".
Như vậy, vào giữa thế kỷ XVI khi xuất hiện hai thế lực của Mạc Đăng Dung và con cháu họ Lê được quần thần hậu thuẫn phục hưng lập nên triều Lê Trung Hưng thì triều Minh đứng trước hai sự lựa chọn hoặc là sách phong cho dòng họ Mạc hoặc là sách phong cho vua Lê Trang Tông.
Trong khi đó, Mạc Đăng Dung nhận thấy nguy cơ bị xâm lược từ nhà Minh nên đã chủ động thực hiện bang giao "nhún nhường", đích thân cùng quan lại thân tín đến tận biên giới dâng biểu xin hàng.
[...]
Tháng 5 năm 1541, nhà Minh cho đúc ấn ty Đô thống sứ An Nam để ban cho Mạc Đăng Dung nhưng khi sắc phong và ấn tín chưa được trao thì Mạc Đăng Dung qua đời.
Tác giả: TS. Nguyễn Thu Hiền.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
- Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 3, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
- Minh thực lục: Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam thế kỷ XIV - XVII (2010), tập 3, Nxb. Hà Nội, Hà Nội.

inbound1981593637029877966.jpg

Nguồn: Đỗ Xuân Giang
 
Top Bottom