Sử Nghĩa địa dưới hồ!!!

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hồ Tây, một trong những phong cảnh mà thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Nội, ai đã một lần được chiêm ngưỡng hẳn sẽ không quên, thế nhưng ít ai biết nằm dưới mặt nước óng ánh như dát bạc, sao rơi mỗi khi chiều hoàng hôn buông xuống lại là một... nghĩa địa.
Duới lòng hồ Tây có một nghĩa địa mà theo thời gian năm tháng đã chìm dưới đáy hồ. Nếu đi bộ ở ven hồ Tây làng Võng Thị thuộc phường Bưởi (Hà Nội), phóng tầm mắt ra giữa hồ, ai cũng có thể thấy những khối đen sì trồi lên giữa một biển nước mênh mông mặt hồ, thi thoảng lại bị những con sóng bạc đầu nhấn chìm đó chính là những ngôi mộ.
Mùa nước cạn, thì những ngôi mộ phía xa tít tắp hiện ra rất rõ, mùa nước lớn thì biến mất.
Trong số những ngôi mộ đó có hai ngôi mộ của bà Hồ Xuân Hương và bà Đoàn Thị Điểm.
Các nhà khoa học bao nhiêu năm nay không ngừng tranh luận và đưa ra các giả thuyết về nơi chôn bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương và đề xuất các biện pháp truy tìm mộ mà. Tuy nhiên cho đến bây giờ vẫn chả có cách nào tìm được. Bởi vì mộ nữ sĩ nếu được đổ bằng bê tông cốt thép, thì cũng đã nằm dưới đáy hồ, còn mộ táng bình thường, thì xác thịt nữ sĩ đã tan vào trong nước Hồ Tây từ hàng trăm năm nay rồi. Mộ chí của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm có thể cũng cùng chung một số phận đó.
Xưa kia Hồ Tây chỉ là một nhánh cụt của sông Hồng, không rộng tới 560 hécta và chứa tới 8 triệu mét khối nước như hiện nay. Bên Hồ Tây, có hàng chục làng mạc cổ, hàng chục cánh đồng, ruộng vườn bám ở mép hồ và cũng có hàng chục cái nghĩa địa, để chôn cất những người trong làng, hoặc chôn người chết ở các làng bên trong. Tại hồ Tây khu vực làng Xuân La đã từng có nghịa địa rộng tới 3 héc-ta, hiện nay đã biến mất dưới đáy hồ.
Trong sử sách cũng chép, thời Lê, các tướng lĩnh sau khi đánh quân Chăm pa, bắt được tù binh, đều tạo điều kiện cho họ lập kế sinh nhai bằng cách khai hoang vùng đất rậm rạp, heo hút quanh Hồ Tây. Người Chăm pa sinh sống lâu ngày, lập lên những ngôi làng đặc thù quanh Hồ Tây suốt hàng trăm năm trời. Sống ven hồ, chết cũng ở ven hồ, nên dưới đáy Hồ Tây, có thể vẫn còn hàng ngàn ngôi mộ của người Chăm pa.
Cùng với nghĩa địa của người Chăm, còn hàng chục nghĩa địa khác của người Việt hình thành trên những dải đất hoang ven hồ.
Chỉ cần lặn xuống đáy Hồ Tây, khu vực làng Hồ, Võng Thị, Trích Sài thuộc Phường Bưởi, có thể phát hiện cả một góc hồ là một nghĩa địa khổng lồ, rộng hàng chục hécta. Toàn bộ đáy Hồ Tây ở khu vực phường Bưởi, là một nghĩa địa. Những nghĩa địa tồn tại từ hàng ngàn năm trước, đã bị những đợt sóng kiên trì của Hồ Tây đánh tan và nhấn chìm xuống đáy bùn.
Dưới đáy Hồ Tây có rất nhiều chum, lọ, bát đĩa, bình gốm… toàn là những đồ cổ có tuổi vài trăm năm. Xưa kia, người giàu chết thường được chia của chôn theo, rất nhiều ngôi mộ đã bị sóng Hồ Tây đánh bật mộ và những món đồ cổ này cũng lăn lóc đầy dưới đáy hồ. Giới săn đồ cổ không những mò mẫm, tìm kiếm, mà họ còn bới cả những ngôi mộ chìm dưới lòng đất lên để kiếm đồ cổ.
Tuy nhiên, thời gian đã quá lâu, lớp bùn đất bồi lấp đã dìm những nghĩa địa này xuống rất sâu dưới lòng đất của đáy hồ...
Tuệ Phong.

inbound5906624144162360625.jpg inbound1110830288928424659.jpg
Tư liệu & ảnh St.
 

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
Hồ Tây, một trong những phong cảnh mà thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Nội, ai đã một lần được chiêm ngưỡng hẳn sẽ không quên, thế nhưng ít ai biết nằm dưới mặt nước óng ánh như dát bạc, sao rơi mỗi khi chiều hoàng hôn buông xuống lại là một... nghĩa địa.
Duới lòng hồ Tây có một nghĩa địa mà theo thời gian năm tháng đã chìm dưới đáy hồ. Nếu đi bộ ở ven hồ Tây làng Võng Thị thuộc phường Bưởi (Hà Nội), phóng tầm mắt ra giữa hồ, ai cũng có thể thấy những khối đen sì trồi lên giữa một biển nước mênh mông mặt hồ, thi thoảng lại bị những con sóng bạc đầu nhấn chìm đó chính là những ngôi mộ.
Mùa nước cạn, thì những ngôi mộ phía xa tít tắp hiện ra rất rõ, mùa nước lớn thì biến mất.
Trong số những ngôi mộ đó có hai ngôi mộ của bà Hồ Xuân Hương và bà Đoàn Thị Điểm.
Các nhà khoa học bao nhiêu năm nay không ngừng tranh luận và đưa ra các giả thuyết về nơi chôn bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương và đề xuất các biện pháp truy tìm mộ mà. Tuy nhiên cho đến bây giờ vẫn chả có cách nào tìm được. Bởi vì mộ nữ sĩ nếu được đổ bằng bê tông cốt thép, thì cũng đã nằm dưới đáy hồ, còn mộ táng bình thường, thì xác thịt nữ sĩ đã tan vào trong nước Hồ Tây từ hàng trăm năm nay rồi. Mộ chí của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm có thể cũng cùng chung một số phận đó.
Xưa kia Hồ Tây chỉ là một nhánh cụt của sông Hồng, không rộng tới 560 hécta và chứa tới 8 triệu mét khối nước như hiện nay. Bên Hồ Tây, có hàng chục làng mạc cổ, hàng chục cánh đồng, ruộng vườn bám ở mép hồ và cũng có hàng chục cái nghĩa địa, để chôn cất những người trong làng, hoặc chôn người chết ở các làng bên trong. Tại hồ Tây khu vực làng Xuân La đã từng có nghịa địa rộng tới 3 héc-ta, hiện nay đã biến mất dưới đáy hồ.
Trong sử sách cũng chép, thời Lê, các tướng lĩnh sau khi đánh quân Chăm pa, bắt được tù binh, đều tạo điều kiện cho họ lập kế sinh nhai bằng cách khai hoang vùng đất rậm rạp, heo hút quanh Hồ Tây. Người Chăm pa sinh sống lâu ngày, lập lên những ngôi làng đặc thù quanh Hồ Tây suốt hàng trăm năm trời. Sống ven hồ, chết cũng ở ven hồ, nên dưới đáy Hồ Tây, có thể vẫn còn hàng ngàn ngôi mộ của người Chăm pa.
Cùng với nghĩa địa của người Chăm, còn hàng chục nghĩa địa khác của người Việt hình thành trên những dải đất hoang ven hồ.
Chỉ cần lặn xuống đáy Hồ Tây, khu vực làng Hồ, Võng Thị, Trích Sài thuộc Phường Bưởi, có thể phát hiện cả một góc hồ là một nghĩa địa khổng lồ, rộng hàng chục hécta. Toàn bộ đáy Hồ Tây ở khu vực phường Bưởi, là một nghĩa địa. Những nghĩa địa tồn tại từ hàng ngàn năm trước, đã bị những đợt sóng kiên trì của Hồ Tây đánh tan và nhấn chìm xuống đáy bùn.
Dưới đáy Hồ Tây có rất nhiều chum, lọ, bát đĩa, bình gốm… toàn là những đồ cổ có tuổi vài trăm năm. Xưa kia, người giàu chết thường được chia của chôn theo, rất nhiều ngôi mộ đã bị sóng Hồ Tây đánh bật mộ và những món đồ cổ này cũng lăn lóc đầy dưới đáy hồ. Giới săn đồ cổ không những mò mẫm, tìm kiếm, mà họ còn bới cả những ngôi mộ chìm dưới lòng đất lên để kiếm đồ cổ.
Tuy nhiên, thời gian đã quá lâu, lớp bùn đất bồi lấp đã dìm những nghĩa địa này xuống rất sâu dưới lòng đất của đáy hồ...
Tuệ Phong.

View attachment 137886 View attachment 137887
Tư liệu & ảnh St.
Cái này cũng gọi là 1 di tích đúng không anh?
 
Top Bottom