Văn Nghị luận

Lâmm Anhh

Học sinh mới
Thành viên
12 Tháng hai 2018
6
0
1
Thái Bình
THPT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Viết bài văn nghị luận nêu suy suy nghĩ của em về vấn đề sau :
" Giờ nào việc nấy là tác phong khoa học của người học sinh "
2. Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích ông lão tâm sự cùng đứa con út.
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
2. Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích ông lão tâm sự cùng đứa con út.
Trong tâm trọng bị dồn nén và bế tắc, ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ. Qua đó ta cũng cảm nhận được nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai - một người nông dân - với quê hương, đất nước, với cách mạng và kháng chiến.
Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, thực chất là lời tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình, ta thấy rõ ở ông Hai:
+ Tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dầu (Ông muốn đứa con nhỏ, thực chất ghi nhớ câu Nhà ta ở làng Chợ Dầu).
+ Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ (Anh em đồng chí có biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông). Tình cảm ấy là sâu nặng, bền vững và thiêng liêng (Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai).
=> Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến. Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất,hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
 
  • Like
Reactions: baochau1112

Trang Ran Mori

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng một 2018
1,518
2,051
351
Hà Nội
......
1.
a) Giải thích:
- Giờ nào việc nấy??tập trung làm 1 việc trong 1 khoảng thời gian nhất định, không lấn át sang khoảng thời gian của việc khác...
- Tác phong ?Tác phong là hành vi ứng xử của con người trong công việc và trong giao tiếp xã hội. Tác phong là lề lối, cách thức, phong thái đã trở thành nề nếp ổn định của con người.
- Tại sao nói " Giờ nào....học sinh? Bởi nó thể hiện nhận thức, cách am hiểu của học sinh về phương pháp học cho đúng, cách sắp xếp thời gian sao cho phù hợp...
b) Bàn luận:
-Trong quá trình học tập , nếu chúng ta biết sắp xếp giờ nào việc nấy, tập trung tinh lực, tư tưởng, hội đủ tinh thần thì sẽ đạt đc kết quả tốt. Không những giúp hoàn thành bài tập mà chất lượng cũng hiệu quả hơn, đỡ lãng phí thời gian hơn và cuộc sống cũng trở nên vui vẻ hơn.
- Làm sao có thể tập trung 1 cách tốt nhất? Vừa học k nên xem tivi, trên bàn học k nên để gì ngoài sách, vở,...học ở nơi k có tiếng ồn...
- Bên cạnh đó vẫn còn những con người khi có tác phong học tập khoa học.( Giờ Toán lại mang Văn ra học, vừà học vừa chơi.....)=> Kết quả học tập không cao...
c) Liên hệ:.....
2.
- Trong cuộc tâm sự với đứa con nhỏ, ông Hai như muốn giãi bày tâm trạng băn khoăn, niềm bối rối trong lòng mình và khẳng định lòng trung thành với Cách mạng, với kháng chiến, với cụ Hồ.
- Ông hỏi con những câu hỏi rất vu vơ chỉ vì muốn con nhắc lại và ghi nhớ tên ngôi làng mà ông yêu quý "Chợ Dầu".
=> Phải chăng trong tâm hồn của người nông dân chất phác ấy không phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương ?
- Nhắc con cũng là để ông nhắc nhở chính mình " Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh"
=> tình yêu làng dù lớn đến đâu cũng không lớn bằng tình yêu đất nước.
=> Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ những gì nhỏ nhất, gần gũi và quên thuộc nhất.

Chúc bạn học tốt :D
 
  • Like
Reactions: baochau1112
Top Bottom