Văn Nghị luận xã hội

Do Thi Thu Huong

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng ba 2017
227
66
154
Em hiểu thế nào là bệnh vô cảm ? TRình bày Suy NGhĨ của mình
I. Mở bài
Thời đại ngày nay là thời đại kinh tế thị trường. Sống trong xã hội đó, hàng ngày nảy sinh ra hiện tượng nhiều người lao vào kiếm tiền, lo vun vén cho bản thân và gia đình mình mà thờ ơ trước những vấn đề bức xúc của cuộc sống xã hội, gây nên một căn bệnh tinh thần khá nguy hiểm: “Bệnh vô cảm” , một căn bệnh có nguy cơ lan rộng làm băng hoại đạo đức truyền thống của dân tộc, làm ô nhiễm môi trường tốt đẹp của xã hội mới.
II. Thân bài
1. Giải thích Thế nào là bệnh vô cảm ?
“Bệnh vô cảm” là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.
2.Nguyên nhân của bệnh vô cảm
Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người. Bệnh vô cảm không chỉ xuất hiện ở kẻ xấu mà còn là ở người tốt. Vì người tốt im lặng trước cái xấu, để cái xấu nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
5. Chứng minh những biểu hiện của bệnh vô cảm trong cuộc sống.
Bệnh vô cảm có những biểu hiện thật, đa dạng, muôn màu muôn vẻ: vô cảm đối với cuộc sống, xã hội; vô cảm đối với đồng loại, gia đình, người thân, bạn bè, thậm chí vô cảm đối với chính bản thân mình.


Đi đường gặp những người bị tai nạn, gãy tay, gãy chân hoặc nằm bất tỉnh, những kẻ vô cảm chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến với thái độ “Thờ ơ con mắt lạnh. Nhìn chúng có hề chi!” (Tố Hữu). Lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung hành khách, họ cũng chỉ lờ di xem như đấy không phải chuyện của mìn h. Sống trong cơ quan trường học, chứng kiến bao chuyện ngang trái như cấp trên hối lộ, thầy giáo ngang nhiên bạo hành học sinh, còn học sinh thì quay cóp gian lận trong thi cử, họ cũng không mở miệng mà ngoảnh mặt làm ngơ. Hoặc trông thấy bạn bè đồng trang lứa bị bạo hành ngay trước cổng trường nhưng họ còn đứng xem rồi quay clip tung lên mạng coi như không phải chuyện của mình.
Sự vô cảm là một căn bệnh đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta, nó đang len lỏi khắp mọi nơi. Nó không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xâm nhập vào trong các gia đình, những người thân ruột thịt. Tôi đã chứng kiến cảnh có nhà cha mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà con cái không đoái hoài gì đến, có khi tống khứ vào viện dưỡng lão. Khi bố mẹ qua đời thì giành nhau đưa xác về nhà mình để nhận tiền phúng điếu. Lại có trường hợp cha bạo hành con đẻ như vụ:
4. Hậu quả của bệnh vô cảm.
Căn bệnh vô cảm sẽ gây nên hậu quả thật khủng khiếp cho xã hội, cộng đồng, đất nước. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Có thể nói đó là căn bệnh của những kẻ không có trái tim con người. Nó sẽ làm cho một người cán bộ, người công dân trong xã hội ta trở nên xa rời quần chúng, thiếu trách nhiệm trong công việc. Cũng vì vô cảm mà nhiều bác sĩ đã để cho nhiều bệnh nhân cần phải cấp cứu mà phải nằm chờ hàng nửa tiếng đồng hồ nên đã dẫn đến hậu quả bệnh nhân bị chết một cách oan khuất. Cũng vì vô cảm mà nhiều thầy giáo không hề quan tâm đến hoàn cảnh éo le của học sinh, mà cứ mắng mỏ quát nạt các em dẫn đến hậu quả nhiều em bị bệnh trầm cảm, thậm chí là nhảy lầu tự tử.
Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của những người sẵn sàng quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác, nên làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất mầu mỡ để sinh sôi nẩy nở như “cỏ mọc hoang” và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay.
Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo hoảnh. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá. Đó là tình thương giữa con người với con người. Mà tình thương theo Nam Cao, nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định tư cách con người “Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỷ” (Đời thừa – Nam Cao). Bệnh vô cảm đang làm “nhiễm mặn” , vẩn đục và xói mòn dần truyền thống đạo lý đẹp nhất của con người Việt Nam: “Thương người như thể thương thân”. Và khi căn bệnh này ngự trị, thì con người sống với con người trong mối quan hệ hết sức lỏng lẻo. Ở đó thiếu hơi ấm của tình thương, của niềm cảm thông, của sự cưu mang, đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Một cuộc sống như thế là cuộc sống của “Một sa mạc đời đìu hiu lạnh giá”. Thật buồn đau và thất vọng biết bao!
5. Bài học nhận thức và hành động.
Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp… Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.
III. Kết luận
Để xứng đáng với danh nghĩa “con người” đầy kiêu hãnh, mỗi chúng ta hãy nói không với bệnh vô cảm, hãy ra sức tu dưỡng lòng yêu thương, vị tha, sự trung thực và lòng dũng cảm. Hãy cùng nhau làm một việc gì đó dù rất nhỏ để khơi dậy dòng sông tình nghĩa nhân ái truyền thống của dân tộc để cho nó ngày càng tuôn chảy, ngày càng trong xanh và long lanh toả sáng.
 
  • Like
Reactions: mỳ gói

mỳ gói

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
28 Tháng mười 2017
3,580
6,003
694
Tuyên Quang
THPT NTT
I. Mở bài
Thời đại ngày nay là thời đại kinh tế thị trường. Sống trong xã hội đó, hàng ngày nảy sinh ra hiện tượng nhiều người lao vào kiếm tiền, lo vun vén cho bản thân và gia đình mình mà thờ ơ trước những vấn đề bức xúc của cuộc sống xã hội, gây nên một căn bệnh tinh thần khá nguy hiểm: “Bệnh vô cảm” , một căn bệnh có nguy cơ lan rộng làm băng hoại đạo đức truyền thống của dân tộc, làm ô nhiễm môi trường tốt đẹp của xã hội mới.
II. Thân bài
1. Giải thích Thế nào là bệnh vô cảm ?
“Bệnh vô cảm” là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.
2.Nguyên nhân của bệnh vô cảm
Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người. Bệnh vô cảm không chỉ xuất hiện ở kẻ xấu mà còn là ở người tốt. Vì người tốt im lặng trước cái xấu, để cái xấu nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
5. Chứng minh những biểu hiện của bệnh vô cảm trong cuộc sống.
Bệnh vô cảm có những biểu hiện thật, đa dạng, muôn màu muôn vẻ: vô cảm đối với cuộc sống, xã hội; vô cảm đối với đồng loại, gia đình, người thân, bạn bè, thậm chí vô cảm đối với chính bản thân mình.


Đi đường gặp những người bị tai nạn, gãy tay, gãy chân hoặc nằm bất tỉnh, những kẻ vô cảm chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến với thái độ “Thờ ơ con mắt lạnh. Nhìn chúng có hề chi!” (Tố Hữu). Lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung hành khách, họ cũng chỉ lờ di xem như đấy không phải chuyện của mìn h. Sống trong cơ quan trường học, chứng kiến bao chuyện ngang trái như cấp trên hối lộ, thầy giáo ngang nhiên bạo hành học sinh, còn học sinh thì quay cóp gian lận trong thi cử, họ cũng không mở miệng mà ngoảnh mặt làm ngơ. Hoặc trông thấy bạn bè đồng trang lứa bị bạo hành ngay trước cổng trường nhưng họ còn đứng xem rồi quay clip tung lên mạng coi như không phải chuyện của mình.
Sự vô cảm là một căn bệnh đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta, nó đang len lỏi khắp mọi nơi. Nó không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xâm nhập vào trong các gia đình, những người thân ruột thịt. Tôi đã chứng kiến cảnh có nhà cha mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà con cái không đoái hoài gì đến, có khi tống khứ vào viện dưỡng lão. Khi bố mẹ qua đời thì giành nhau đưa xác về nhà mình để nhận tiền phúng điếu. Lại có trường hợp cha bạo hành con đẻ như vụ:
4. Hậu quả của bệnh vô cảm.
Căn bệnh vô cảm sẽ gây nên hậu quả thật khủng khiếp cho xã hội, cộng đồng, đất nước. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Có thể nói đó là căn bệnh của những kẻ không có trái tim con người. Nó sẽ làm cho một người cán bộ, người công dân trong xã hội ta trở nên xa rời quần chúng, thiếu trách nhiệm trong công việc. Cũng vì vô cảm mà nhiều bác sĩ đã để cho nhiều bệnh nhân cần phải cấp cứu mà phải nằm chờ hàng nửa tiếng đồng hồ nên đã dẫn đến hậu quả bệnh nhân bị chết một cách oan khuất. Cũng vì vô cảm mà nhiều thầy giáo không hề quan tâm đến hoàn cảnh éo le của học sinh, mà cứ mắng mỏ quát nạt các em dẫn đến hậu quả nhiều em bị bệnh trầm cảm, thậm chí là nhảy lầu tự tử.
Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của những người sẵn sàng quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác, nên làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất mầu mỡ để sinh sôi nẩy nở như “cỏ mọc hoang” và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay.
Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo hoảnh. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá. Đó là tình thương giữa con người với con người. Mà tình thương theo Nam Cao, nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định tư cách con người “Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỷ” (Đời thừa – Nam Cao). Bệnh vô cảm đang làm “nhiễm mặn” , vẩn đục và xói mòn dần truyền thống đạo lý đẹp nhất của con người Việt Nam: “Thương người như thể thương thân”. Và khi căn bệnh này ngự trị, thì con người sống với con người trong mối quan hệ hết sức lỏng lẻo. Ở đó thiếu hơi ấm của tình thương, của niềm cảm thông, của sự cưu mang, đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Một cuộc sống như thế là cuộc sống của “Một sa mạc đời đìu hiu lạnh giá”. Thật buồn đau và thất vọng biết bao!
5. Bài học nhận thức và hành động.
Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp… Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.
III. Kết luận
Để xứng đáng với danh nghĩa “con người” đầy kiêu hãnh, mỗi chúng ta hãy nói không với bệnh vô cảm, hãy ra sức tu dưỡng lòng yêu thương, vị tha, sự trung thực và lòng dũng cảm. Hãy cùng nhau làm một việc gì đó dù rất nhỏ để khơi dậy dòng sông tình nghĩa nhân ái truyền thống của dân tộc để cho nó ngày càng tuôn chảy, ngày càng trong xanh và long lanh toả sáng.
Mấy bài trên mạng tôi coi chán luôn rồi bạn Ạ!!
 

khuattuanmeo

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,190
1,091
299
24
Hà Nội
Đố các bạn biết Makeno là gì
Chủ nghĩa mặc kệ nó =)))
Quan trọng là bạn đọc được những bài ở trên mạng và bạn rút ra được ý kiến gì cho mình về vấn đề này. bạn nên đưa ra ý kiến đó để mọi người cùng bàn bạc. chứ ko nên chỉ hỏi bài không như thế.
 

mỳ gói

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
28 Tháng mười 2017
3,580
6,003
694
Tuyên Quang
THPT NTT
Chủ nghĩa mặc kệ nó =)))
Quan trọng là bạn đọc được những bài ở trên mạng và bạn rút ra được ý kiến gì cho mình về vấn đề này. bạn nên đưa ra ý kiến đó để mọi người cùng bàn bạc. chứ ko nên chỉ hỏi bài không như thế.
Make no THEO TIẾNG ANH
còn tiếng việt là mặc kệ nó
vấn đề vô cảm đang phổ biến
nhưng mỗi người có một yk hay
mình sẽ tổng hợp ý kiến của các bạn cho đề tài của mình.
And you:?????????
 

khuattuanmeo

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,190
1,091
299
24
Hà Nội
Dẫn dắt:
Có bao giờ bạn bắt gặp một hoàn cảnh như thế này chưa? Bước ra đường, nhìn thấy một cô nữ sinh bị đánh đập một cách tàn bạo, xung quanh là biết bao nhiêu người túm tụm vây quanh. Ánh mắt thờ ở lạnh lùng đến vô cảm, tiếng bàn tán xì xào xung quanh, những chiếc smartphone lấp ló trong đám đông quay lại cảnh đánh nhau ấy. Không một ai ra tay cứu giúp, không một ai can ngăn và cũng không một ai cầm điện thoại lên báo cảnh sát Tiếng thở dài bất lực của ông cụ già, chúng ta tự hỏi "Điều gì đang xảy ra vậy? Tại sao thấy người ta bị đánh mà không can ngăn? Tại sao lại dửng dừng dưng đứng nhìn? Tại sao lại vô tâm đến vậy?". Có lẽ cái căn bệnh vô cảm đang ngấm dần vào máu thịt của chúng ta, di căn thành một vết nứt của tâm hồn mà dù ngành y học có phát triển đến đâu cũng không thể chữa khỏi được.
Giải thích:
Một căn bệnh mà không thể dùng thuốc được, vậy làm thế nào để chữa được nó. Vô cảm vốn dĩ lại không phải là một loại bệnh y học. Thế tại sao chúng ta vẫn cứ gọi nó là bệnh? Thực chất, vô cảm là một trạng thái tinh thần mà ở đó, con người không nảy sinh những cảm xúc đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, những nỗi buồn, nỗi đau, sự mất mát, thiệt thòi của đồng loại. ”, hay như một cách nói hình tượng là con người bị ”rô-bốt hóa”, khiến con người hành xử tàn nhẫn, vô tình. Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Chính vì thực trạng lan rộng đáng sợ hiện nay, nên người ta đặt tên cho thái độ ấy như một căn bệnh để mong tìm ra phương thức cứu chữa.
Nguyên nhân:
Người ta vẫn thường nói rằng "Không có lửa làm sao có khói". Tuy không phải là một căn bệnh của y học, nhưng nó vẫn có nguyên nhân của nó. Vậy tại sao người ta lại vô cảm với nhau? Vì cớ gì mà cái ngọn lửa mà cha ông ta đã đổ mồ hơi nước mắt truyền lại qua biết bao thế hệ ấy lại đang lụi tàn? Có thể thấy rõ rằng rằng, yếu tố tâm lí là một phần của nguyên nhân ấy. Chúng ta ích kỉ, sợ hãi, chỉ biết lo cho bản thân của mình. Nhìn thấy người ta bị đánh đập thì nghĩ "Can thiệp làm quái gì, mặc kệ nó, nhớ mình có bị hại gì thì biết làm sao". Nhìn thấy bà cụ già qua đường thì nghĩ "Mình làm gì có thời gian mà giúp, còn đầy người khác sẽ giúp bà ấy". Nhìn thấy người ăn xin bên vỉa hè, cũng dửng dưng nghĩ: "Mình cũng nghèo, làm quái gì có tiền cho họ, còn khối người giàu hơn sẽ cho người ấy". Ôi chao, với một cái xã hội mà ai ai cũng có suy nghĩ hẹp hòi ích kỉ như thế, bảo sao cái ngọn lửa tình thương ấy không tàn lụi cho được, bảo sao cái bệnh vô cảm không tràn lan cho được. Xét về yếu tố xã hội, ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, người ta bị kéo vào guồng quay của cuộc sống như quá bận rộn với công việc, mải chạy theo danh vọng và địa vị, tiền bạc, chỉ biết lo cho mình mà không biết lo cho người khác. Như thế, chúng ta đang quên đi cái món nợ, cái trọng trách mà thế hệ đi trước để lại; đó là giữ gìn nét đẹp truyền thống văn hóa, mà đầu tiên, là tình yêu thương giữa con người.
Hiện trạng:
Một vấn đề nào đó vốn không thuộc về y học, mà được gọi là "bệnh" thì tức là vấn đề đó đang phổ biến lắm rồi và thậm chí, là đạt mức báo động và cần phải tìm ra phương thuốc chữa trị ngay tức thời. Chỉ cần bạn bước ra khỏi nhà thôi thì sẽ bắt gặp không ít thái độ vô cảm ấy. Ngang nhiên vượt đèn đỏ mặc cho một người phụ nữ đang gồng mình đạp xe chở hàng qua đường. Thản nhiên đứng nhìn người bị đâm xe mà không sẵn sáng nhấc điện thoại gọi gấp cấp cứu. Có phải chăng, vì nó quá que*n thuộc đến nỗi chúng ta coi nó như điều hiểu nhiên mà tiếp tục thản nhiên như thế.
Hậu quả:
Cha ông ta xưa kia đã dạy "Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn - Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng". Hai câu cao dao bàn về tình thương người, lòng nhân ái mà có lẽ bất kì ai cũng thuộc. Cái tinh thần ấy giống như một ngọn lửa đã được thắp lên tự ngàn đời xưa, được truyền lại cho thế hệ đời sau, đến cha mẹ rồi đến chúng ta. Vậy chúng ta thuộc hai câu thơ ấy để làm gì? Chỉ để nói xuông, chỉ để viết ra những lí lẽ ai cũng biết mà chúng ta thì không làm được hay sao? Trách nhiệm của chúng ta là giữ cho ngọn lửa ấy được cháy sáng mãi, để hơi ấm của nó được lan tỏa, để xua tan đi cái lạnh buốt của lòng vô cảm. Nhưng có lẽ điều gì đó đã ngăn cản chúng ta làm điều đó. Tất yếu, dẫn đến một xã hội mà ở đó, con người ta thờ ơ lạnh nhạt với nhau. Một xã hội phủ đầy cái lạnh của vô cảm như Bắc Cực thế, làm sao mà sống cho được? Với những suy nghĩ ích kỉ của mình, chúng ta đang ngày càng làm cho xã hội tàn ác hơn, xấu xa hơn. Kẻ tham lam thì ham danh vọng tiền bạc, chỉ biết nghĩ cho mình mà không biết nghĩ cho người khác. Kẻ vô tâm thì thờ ơ, thản nhiên trước mọi việc xung quanh. Không biết gắn bó mà sẻ san, không biết đoàn kết mà đồng tâm hợp lực, không biết nương tựa vào nhau mà vượt qua khó khăn. Chúng ta cứ thản nhiên ngoảnh mặt đi.Tất cả dẫn đến sự lụi tàn của cả một cộng đồng, một xã hội; làm ngưng trệ bước đường đến vinh quang của một quốc gia, dân tộc.
Giải pháp:
Mọi hành động của chúng ta có lẽ đều xuất phát từ nhận thức của mình. Và chỉ khi chúng ta đều thay đổi nhận thức và cách nhìn nhận của mình, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn nhiều. Hãy đặt ra câu hỏi cho mình, bạn có muốn xã hội xung quanh ta trở nên tươi đẹp như Nhật Bản - một nơi mà tinh thần cộng đồng được đề cao, nơi mà bạn thoải mái để xe đạp của mình mà không lo sợ trộm cắp. Bạn có muốn cuộc sống tràn đầy tình yêu thương, những nụ cười ấm áp. Nếu có, bạn có dũng cảm thay đổi để tất cả mọi người thay đổi theo. Hãy quan tâm tới người khác nhiều hơn. Can đảm cứu một người đang bị đánh và có thể bị thương, mặc cho người xung quanh chửi là ngu ngốc, bạn có dám? Dừng xe lại, giúp bà cụ già qua đường, mặc dù có thể bị mất cái xe, bạn có dám? Chắc chắn là bạn muốn cuộc sống tốt đẹp hơn rồi, nhưng bạn phải làm điều gì đó, chứ không thể ỷ lại vào người khác. Hành động của bạn, nhỏ thôi, nhưng như hiệu ứng lan tỏa khi bạn ném một hòn đá xuống mặt nước tĩnh, nó sẽ tác động rất nhiều đến môi trường xung quanh.
Bài học nhận thức và hành động:
Đất nước của chúng ta đang trên đà phát triển để hội nhập với thế giới. Việc rèn cho mình một cách sống văn mình là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt là lòng bao dung, tương thân, tương ái, đoàn kết lẫn nhau. Hãy thay đổi nhận thức bản thân mình để xóa bỏ căn bệnh vô cảm. Ngay và luôn bây giờ, đừng để quá muộn, chúng ta mới chịu tỉnh ngộ. Thành thực, chúng ta có sẵn sàng chịu sự chỉ trích, chê bai trong mắt của bạn bè quốc tế? Chúng ta có thể mãi sống mãi một cuộc sống lạnh nhạt, thiếu tình yêu thương, nụ cười? Và chả nhẽ, cúng ta lại sẵn sàng vấy bẩn lên vẻ đẹp truyền thống mà cha ông gây dựng và truyền lại hay sao? Nếu không, ta phải làm gì để thay đổi và giữ cho vẻ đẹp ấy còn mãi trong mỗi linh hồn dân tộc?
 

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
Em hiểu thế nào là bệnh vô cảm ? TRình bày Suy NGhĨ của mình
Gợi ý
Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, lập luận, bác bỏ.
- Nêu khái niệm bệnh vô cảm.
- Bệnh đã có ảnh hưởng như thế nào đô'i với đời sống?
- Liên hệ truyền thống đạo lí: “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” ...
- Hiện nay vật chất phát triều, một số người chỉ biết sống cho riêng mình. -> Phê phán lối sống ích kỉ.
- Tình thương là hạnh phúc, là cái quý giá nhất của con người. Bệnh vô cảm làm mất đi phẩm chất tốt đẹp đó, như một dòng máu nóng trở nên lạnh đen.
- Liên hệ bản thân: sống có trách nhiệm, biết chia sẻ.
#net hay hì like
 

tttpbmt3002@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng mười 2017
873
1,231
159
20
Đắk Lắk
dù mik ko thể viết thành 1 bài văn cho bạn nhưng mik sẽ nêu những ý chính
- Bệnh vô cảm tồn tại tong gia đình, xã hội.
- Hiện trạng: con cái thờ ơ với cha mẹ, ra đường thấy người bị nạn ko thèm cứu giúp,..
- Bệnh vô cảm xuất phát từ cách cư xử lạnh nhạt, cho rằng việc của người khác không liên quan tới mình, 1 sự ích kỷ...
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
Trong cuộc sống hiện nay, khi xã hội đang dần phát triển, đồng tiền làm chi phối con người, khiến con người chúng ta dần mất đi tình yêu thương lẫn nhau, họ chỉ biết sống cho riêng mình sống ích kỉ không quan tâm đến mọi người xung quanh có ra sao đi chăng nữa. Họ vẫn ở đấy, sống một cuộc sống lạc loài, vô vị, và ích kỉ. Sư đoàn kết của dân tộc như dần bị lãng quên, chôn vùi , mai một dần trong cuộc sống ngày càng coi trọng vật chất hơn tình thương mến thương. Và ngày càng xuất hiện nhiều căn bệnh trong đó có một bệnh tinh thần đang ngày càng nhân rộng và trở nên đáng sợ – Bệnh vô cảm.

Nếu có một định nghĩa dành cho căn bệnh này thì “vô cảm” chính là sự thờ ơ, bỏ mặc, không quan tâm hay có bất kỳ cảm xúc đối với những sự việc xung quanh, hay chính là sự vô tâm trước những bất hạnh, khó khăn của người khác. Cuộc sống như đang mất dần đi nét đẹp truyền thống đạo đức mà dân tộc đã xây dựng từ xựa Bệnh vô cảm đang ngày càng lây lan nhanh trong xã hội, nó không trở thành là vô cảm của riêng cá nhân ai, nó mang tính cộng đồng đặc biệt là ở những nơi đô thị, thành phố, những nơi cuộc sống đang ngày càng được nâng cao.

Cuộc sống hiện đại như một mũi dao hai lưỡi, xã hội càng phát triển, càng tiên tiến, con người càng có cuộc sống văn minh, nâng cao chất lượng nhưng đầy đủ, tiện nghi là thế lại đẩy con người vào cái lợi trước mắt, cái lợi của cá nhân, mỗi người như ngày càng trở nên ích kỉ hơn. Chúng ta như quên đi cái sự chúng sức, quên mất đi cái tinh thần vì xã hội, vì toàn dân. Vật chất tạo nên những hào nhoáng đẹp đẽ đẩy lùi đi những vẻ đẹp tinh thần bên trong. Vô cảm chính là bắt nguồn từ đấy, từ cuộc sống ưa vật chất, nhưng cũng có thể do xã hội đã tha hóa nhận thức con người, tha hóa đi bản chất con người.


Bước xuống các nẻo đường, nhìn xung quanh chúng ta sẽ không quá khó bắt gặp những biểu hiện của bệnh “vô cảm”. Nhìn những cảnh đời bất hạnh, những câu chuyện vui buồn ở cuộc sống, nhìn những tổn thất từ tai nạn, rồi những thông tin về lũ lụt, về bão xoáy, động đất…..nhưng biểu hiện của những xung quanh lại có thể là thản nhiên, là dửng dung, bàng quan, chúng ta dường như đã quên đi sự cảm thông chia sẽ, thay vào đó là sự hắt hủi, miệt thị, soi mói trước nổi đau của người khác, trước sự vất vả, cô đơn của những đứa trẻ mồ côi, của những người già neo đơn, người tàn tật cũng có thể là của chính người thân của họ. Và hành động đó khiến cho nổi đau, mặc cảm càng trở nên nặng nề hơn, dễ dàng ép người khác đến con đường cùng, ngõ cụt.

Và không chỉ có người lớn mới mắc căn bệnh này. Bệnh “vô cảm” còn lan vào trong cả trường, trong lớp. Học sinh, sinh viên họ đang ngày đêm chỉ chúi đầu vào sách vở, mà quên đi việc học cách giao tiếp, quen đi cách giúp đỡ người khác. Bạn bè gặp khó khăn nhưng vì bản thân, sợ ảnh hưởng đến bản thân mà các em dễ dàng lướt qua, dễ dàng làm ngơ, dửng dưng vì coi đó không phải là việc của mình. Người lớn nhiều khi còn dạy các em, phải làm ngơ mọi việc, như nếu gặp cướp hay gặp người tai nạn thì phải cân nhắc xem có liên lụy đến bản thân không, rồi họ bỏ mặc vì sợ mát thời gian, sợ ảnh hưởng công việc, sợ trễ, sợ bị trở thành nạn nhân,…. rất nhiều lý do để ngụy biện cho thái độ, cho căn bệnh vô cảm của bản thân. Và từ đó, họ cũng sẽ bị người khác đối xử như thế, sẽ khiến người khác càng xa lánh, và bản thân sẽ rơi vào cô đơn và lẻ loi. Một việc tất yếu nếu bản thân không thay đổi.

Mọi ngành nghề đều có những con người vô cảm, đây là một điều rất đáng sợ. Người bán hàng vì lợi nhuận sẵn sàng cân điêu, thiếu, sẵn sàng sử dụng hóa chất để biến thịt ôi thành tươi, cá chết thành sống, thịt lợn thành thịt bò,…Bác sĩ y tá vì thiếu nghiệp vụ, vì có tiền mua bằng nên dẫn đến biết bao nhiêu thương tâm, người trẻ thì bị cụt chân, trẻ sơ sinh thì bị chuẩn đoán sai bênh. Rồi còn phải cần tiền mới được khám bệnh, kê thêm thuốc để lấy tiền người bệnh. Giáo viên thì buộc phụ huynh cho tiền, bồi dưỡng, phải đi học cua học kèm mới được điểm cao. Xây dựng thì rút lõi công trình, ăn gian chất lượng,… .Họ làm mọi cách để kiếm tiền, để có lợi nhuận, để phục vụ lợi ích của bạn thân mà không biết tính mạng, sức khỏe con người đang hàng ngày bị đe dọa, cuộc sống của người dân càng trở nên khó khăn vất vả, xã hội sẽ chẳng thể phát triển cao hơn nữa. Chúng ta cần lên án, cần phê phán, nhà nước, các cơ quan chức năng hãy vào cuộc bảo vệ cuộc sống này, bảo vệ người dân, cũng như bảo vệ chính người thân của họ.

Vô cảm lại không phải là căn bệnh có một thứ thuốc nào chữa được, chúng ta phải tự chữa bằng chính nhận thức của bản thân. Phải xây dựng cho bản thân một cái nhìn mới, một lối sống lành mạnh. Hãy chia sẽ niềm hạnh phúc của mình với người khác, biết cảm thông cho những nỗi buồn, cho những mảnh đời bất hạnh của mọi người xung quanh thì chính ta sẽ không bảo giờ mắc phải căn bệnh này. Hạnh phúc được xuất phát bởi sự cho đi, tình yêu thương của con người là thứ ấm áp nhất của cuộc sống. Đừng để dòng đời cuốn bạn vào những mù quáng về vật chất, hãy giữ và nuôi dưỡng những giá trị tinh thần cao đẹp, sự đoàn kết, long nhân ái để cho “căn bệnh vô cảm” không còn hiện diện nữa.
Nguồn:st
 
  • Like
Reactions: Trang Ran Mori
Top Bottom