NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

C

cathai

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

KHÓ NUỐT QUÁ!
Về nghỉ hè với một "lô xích xông" bài tập, em cừ phân vân mãi với câu nói của Edouald Herriot: "Văn hoá, chính là cái còn lại khi người ta đã quên hết, chính là cái vẫn thiếu khi người ta đã học đủ cả".
Lời phát biểu ấy có mâu thuẫn không? Lợi ích của chúng ta khi tìm hiểu câu nói ấy?

Gợi ý dùm em với!
 
C

conu

Dù mình học hành thấp kém nhưng cũng xin thử ba hoa một tí xem có trúng được nổi ý nào không. Lời phát biểu ấy chẳng mâu thuẫn, nó rất đúng, nó giúp ta hiểu hơn về tác dụng của Văn hóa, Văn hóa chính là những tri thức mà chúng ta tiếp thu hàng ngày trong trường lớp và trong cuộc sống. Khi ta say mê với công việc học tập của mình, lúc đó ta sẽ quên hết những thứ xung quanh, và trong những giờ phút ấy, Văn hóa - kiến thức là những gì còn lại với chúng ta. Có rất nhiều sự kiện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có thể ta sẽ quên đi, ko thể nhớ được hết, nhưng những gì là tinh hoa của nhân loại, là tri thức, là cái đẹp tinh túy sẽ còn đọng lại mãi, nó sẽ khắc sâu trong đầu ta, để lại cho ta những ký ức ko thể nào phai nhạt, đấy chính là ý nghĩa của từ "còn lại". Nhưng, cho dù như vậy, chúng ta cũng không bao giờ được phép thỏa mãn với chính mình, ko bao giờ được tự cho là mình đã đầy đủ về vốn văn hóa rồi mà ngừng học tập, bồi đắp. Văn hóa là cái ta phải luôn cảm thấy thiếu, ko ngừng chuyên tâm gọt giũa, bồi dưỡng và lĩnh hội. Đấy cũng là ý nghĩa trong vế thứ hai của câu nói trên mà Edouald Herriot muốn nhắc nhở tới mỗi chúng ta. Những cái khắc sâu, tồn tại bền bỉ nhất trong trí óc và suy nghĩ của con người chính là Văn hóa-tri thức, và văn hóa luôn cần được bồi đắp ko ngừng dù ta có đang đứng đâu trên con đường học hành của mình. Các bạn thấy mình trả lời có đúng ko? Chắc chắn khó tránh khỏi sai sót, mong các bạn bổ sung, hi vọng là câu trả lời của mình ko đến nỗi tệ hại. Cảm ơn
 
S

sonmoc

Em thì chẳng thích mấy kí câu nói này và thể loại phân tích này , chán lém
 
C

conu

Đây là dạng nghị luận xã hội, hơi khô khan và lý trí nhưng vẫn rất cần để cho ta những bài học đáng quý trong cuộc sống. Văn cần bay bổng, nhưng đôi lúc văn cần sự tỉnh táo và những triết lý cho dù khô khan, khó đọc và khó hiểu. Càng khó hiểu, ta càng muốn tìm hiểu, và khi tìm hiểu được rồii, nó sẽ in dấu trong tâm trí ta mãi mãi.
 
C

conu

Có những cái tưởng như đủ đến phát nhàm rồi vậy mà khi ngẫm lại vẫn còn thiếu nhiều đấy. :lol:
 
C

cathai

Em cảm ơn các ý gợi ý và những lời bình luận của các "Huynh" hay các "Tỉ". Nhất là phần gợi ý của CONU, hợp lý, hợp lẽ. Nhưng em vẫn băn khoăn về "cái còn lại" và "cái vẫn thiếu" của văn hoá, nó còn lại ở đâu? thiếu ở chỗ nào?...các huynh, các tỉ chỉ cặn kẽ, cụ thể dùm em mấy, em kém cái khoản cụ thể này lắm, em chỉ được cái hay "qua loa" thôi nên sợ bài làm hơi ...bị kém thì cũng xấu mặt lắm!

Thực ra nghị luận xã hội cho phép ta tự do bộc lộ "tất cả những chiều sâu" của mình, nhưng nó rộng quá, đôi khi rất ... mệt óc nữa. Thi Đại học năm tới mà ra kiểu này, nghe chừng hơi "vất" đây.
Cảm ơn các tiền bối!
 
S

sonmoc

hóa ra mình vẫn có hậu bối à , em út trong nhà mà may mắn ghê mà ông anh cathai ơi , ông lập nhiều topic làm gì vậy , làm anh tranquang phải đi gom rồi trả lời từng cái một , nếu nói về NLXH thì chỉ cần một topic là đủ , lôi nhiều làm gì
 
H

huongmotor

Em nên hiểu khái niệm về văn hóa:tổng thể giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
Như vậy thoe dòng thời gian, qua sự thăng trầm của lịch sử thì nhũng giá trị bất biến ấy ko hề mát đi vfa ngược lại càng dầy dặn hơn
LÀ cái còn thiếu khi con ngừoi học dủ? vì sao vì con ngừoi luôn muốn khát khao hoàn thiện và nhân văn hơn- hành trình đó ko bao giờ có điểm dừng,và khi đó những giá trị văn hóa còn hữu ích và ai dám bảo mình biết hết, hiểu hết mọi điều
NHư vậy câu trên bàn về chức năng và giá trị của VĂn hóa
Em có thể tham khảo thêm ở cuốn sách sau:
"Cơ sở văn hóa VN" của Trần Ngọc Thêm hay của Trần Quốc Vượng
 
C

conu

Em sợ là đọc sách nghiên cứu của các vị Giáo sư ấy, bạn ấy chưa hiểu được đâu.
 
T

tranquang

Anh nghĩ không có gì là không khó. Sách hay, sách viết tốt thì việc đọc để hiểu không phải là vấn đề khó khâđwu. Chuyện đơn giản. Khi mà em đã nêu đề đó ra tức là cũng đã có 1 cách nhìn tổng quát về vấn đề rồi. Anh nghĩ để làm được đề này trước hết phải hiểu thế nào là văn hóa. Quá trình hình thành phát triển cùng những đặc điểm riêng và chung của văn hóa Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Khi ta tin thì mọi điều đều có thể. Anh luôn nghĩ mỗi người đều có thể làm tốt hơn mình nghĩ. Anh tin sau đề nghị luận này em sẽ lại có hàng tá kiến thức về văn hóa!
Chào thân ái và quyết thắng!
 
K

kakas

conu said:
Em sợ là đọc sách nghiên cứu của các vị Giáo sư ấy, bạn ấy chưa hiểu được đâu.
Kiểu này là kiểu mà mình thấy kinh tởm. Kiểu nhìn người bằng nưa con mắt. Sách cảu giáo sư thì khó hiểu sao? Sách hay là sách viết mà ai cũng có thể đọc và cảm nhận được. Mặt khác cuốn sách Huongmotor nêu ra chỉ là sách dành cho "học sinh cấp 4"=sinh viên năm nhất các trường đại học khối xã hội nhân văn thôi. Làm gì đến mức khó hiểu đâu?
 
C

conu

kakas said:
conu said:
Em sợ là đọc sách nghiên cứu của các vị Giáo sư ấy, bạn ấy chưa hiểu được đâu.
Kiểu này là kiểu mà mình thấy kinh tởm. Kiểu nhìn người bằng nưa con mắt. Sách cảu giáo sư thì khó hiểu sao? Sách hay là sách viết mà ai cũng có thể đọc và cảm nhận được. Mặt khác cuốn sách Huongmotor nêu ra chỉ là sách dành cho "học sinh cấp 4"=sinh viên năm nhất các trường đại học khối xã hội nhân văn thôi. Làm gì đến mức khó hiểu đâu?
Hãy nghe, cái cách nói này thật chối tai, nghe bao nhiêu bật ra bấy nhiêu. Muốn chứng tỏ mình giỏi nhưng lại càng lộ ra sự tầm thường. Lần sau, nếu muốn nhắc nhở người khác hoặc bày tỏ quan điểm gì xin hãy vả vào mồm mình một cái, đừng nói cái giọng này với người trên tuổi, nếu không muốn bị mang tiếng là vô văn hóa và thiếu giáo dục.
 
P

phanminhthien

à loại dề này bạn cần tách ra hai vế và di vao phân tích từng vế rôi tổng hợp lại
Đại ý là phải hiểu ý tổng quát trứoc :Văn hóa thì ai cũng có nó là một phần trong ý thức con ngừoi ! Nhưng không bao giờ có chuẩn mực đủ cả , ai cũng có mà không ai có thề gọi là có ..đủ .Nhiều hay ít mà thôi
 
N

nctuan

nghị luận xã hội là 1 thể loại giúp cho người ta thê hiện cảm xúc , nói lên tiếng nói của bản thân về các sự kiện ,hiện tượng trong xã hội . Nếu làm tốt thể loại này mình tin là người đó là 1 người có trình độ và dáng để học hỏi .

nhưng thực sự đây là 1 thể loại khó ^^! :D
 
P

phanminhthien

ngày xưa quả thật smee làm văn nghị luận xã hội khá hơn cả ... Và chì có những bài nghị luận smee mới có điểm trên 8,5 hay 9 chứ những bài bình thừong smee làm chỉ dc 8 là hay 8+
 
Top Bottom