Nghị luận xã hội

T

tiendat_no.1

tham khảo đây nhé !

đây là dạng bài về một trư tưởng đạo lý kết hợp với một hiện tượng xã hội.
Một đề bài tương tự: Bệnh vô cảm trong giơí trẻ
tớ xin đưa ra dàn bài gợi ý:

1. Cảm ơn và xin lỗi là một đạo lý lâu đời: Người việt nam ta trọng tình trọng nghĩa, ngay thẳng, biết nói cảm ơn khi nhận ơn, biết xin lỗi khi mắc lỗi. đó là một nguyên tắc đạo đức.


_ tại sao phải cảm ơn, tại sao phải xin lỗi: để lương tâm được thanh thản...


_ cảm ơn, xin lỗi làm cho xã hội trở nên gắn kết, laòi người gần gũi và hiểu nhau hơn.


_ chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết cảm ơn, xin lỗi ? (khi đó liệu mọi người còn dám giúp đỡ ta không ?)


từ đó dẫn đến ý 2, thực trạng của các bạn trẻ, bệnh vô cảm va thờ ơ với người khác


. Tại sao lại có thực trạng này: đời sống thị trường khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều vb9j ảnh hưởng

. Biểu hiện (nêu biểu hiện đời sống). Hãy nhớ, đề bài không chỉ yêu cầu bạn viết về đơn thuần "cảm ơn" hay "xin lỗi", nói rộng ra, đó là thái độ của bạn trẻ nagỳ nay với cuộc sống, với mọi người.
. Tai hại của lối sống này: Nó tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xãc hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc. Nói hẹp, một đứa trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.

3. Bạn thấy minh đã biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi chưa. Suy nghĩ của riêng bạn (tán thành/phản đối ?)


4. đưa ra giải pháp.



những câu chuyện về lời cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưng cho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.

Càng ngày càng ít nghe thấy người ta, nhất là những người trẻ tuổi, nói “cám ơn” và “xin lỗi” với nhau. Những lời xin lỗi càng ngày càng thiếu đi trong cuộc sống xã hội thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêm tốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lần trong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cách thực lòng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi và cám ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai có thể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và không biết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.


nhiều người nói rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lòng. ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó và nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rác vô tri vô giác vẫn có dòng chữ “cảm ơn đã bỏ rác vào tôi”?

cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cám ơn và xin lỗi. Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: Cuộc sống phương tây còn nhanh gấp bội chúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy và chả lẽ họ luôn ngượng và coi chuyện nói điều đó ra là giải dối như chúng ta vẫn nghĩ? Vấn đề là lối sống và giáo dục, mà hình như từ lâu, người ta đã dậy con trẻ những điều này một cách máy móc và giáo điều trong những cuốn “giáo dục công dân”, mà những tiết học “giáo dục công dân” lại là được những người có trách nhiệm biến thành những giờ học buồn tẻ.cảm ơn và xin lỗi - bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị nhiều người trẻ lãng quên. Tiếng cảm ơn xin lỗi đang thưa dần...

Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người


đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Tiếng “cảm ơn” đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi.


để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. “học ăn, học nói, học gói, học mở” đừng “coi thường” những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé… hãy bắt đầu từ câu nói xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình và lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của người khác- bất cứ họ là ai


________________________
có một món trang sức rất giản dị nhưng vô cùng quá giá, làm tăng thêm nét duyên dáng, thanh lịch cho những ai luôn mang nó bên mình. đó là lời cảm ơn. Sức mạnh bí ẩn của lời cảm ơn chân thành chính là sự thanh thản, niềm vui bé nhỏ từ cuộc sống. Lời cảm ơn còn là một toa thuốc để trị bệnh lo âu, hồi hộp.

Vậy mà có một thời lời cảm ơn đựoc dùng rất dè sẻn, thậm chí còn bị coi là biểu hiện của tính cách tiểu tư sản trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Ngày nay, xã hội phát triển, phép xã giao đựoc coi trọng, lời cảm ơn là biểu hiện của sự văn minh trong giao tiếp. Không ai có thể thống kê đuợc, ở những nước văn mình, một ngày có bao nhiêu từ cảm ơn được nói ra nhưng chắc chắn, đó là từ thông dụng nhất.


ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: Cảm ơn sự có mặt của cấp trên, của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người…nhưng đó chỉ là những lời cửa miệng, khô cứng, sáo mòn và không có cảm xúc. Chỉ có lời cám ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cám ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… ấy là chưa kể đến nhưng chuyên lớn lao như cám ơn người đã cứu mạng mình, những người thân đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn … những lúc đó, lời cám ơn còn có nghĩa là đội ơn.


còn một từ nữa cũng thông dụng không kém ở các xứ sở văn minh là "xin lỗi". ở những nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu cò ai đó vô ý khẽ chạm vào người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được dùng cả khi không có lỗi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lỗi trước khi dừng ai đó lại hỏi đường hay nhờ bấm hộ một kiểu ảnh. Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiền đến người khác dù rất nhỏ, người ta cũng đều xin lỗi.


hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong nhữnhg lúc người nói cảm thấy mình thực sự có lỗi. Từ xin lỗi ở đây đi kèm với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ hơn là một cử chỉ văn minh thông thường. đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc còn có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổ…người có lỗi mà không biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất. Bởi vậy, công giáo mới có lễ xin tội. Xem ra sức mạnh của từ xin lỗi còn lớn hơn cám ơn. Vậy mà xin lỗi trong xã hội ta còn ít thông dụng hơn cả cám ơn. Sở dĩ như vậy vì nhiều người còn có tâm lý cho rằng xin lỗi là hạ mình. Chỉ có kẻ dưới mới xin lỗi người trên (con cái xin lỗi cha mẹ, cấp dưới nhận lỗi với cấp trên) chứ ít khi ngược lại. đó là tàn dư của xã hội phong kiến, một xã hội mà vua, quan không bao giờ xin lỗi dân. Nếu có làm chuyện sai trái, thì hãy để vua quan tự sửa mình, tự rút kinh nghiệm chứ không có chuyện hạ mình xin lỗi dân. Từ xin lỗi chỉ có thể thông dụng trong một xã hội dân chủ, văn minh, nơi con người biết tôn trọng nhau.


nếu toa thuốc cám ơn có thể trị bệnh lo âu, hồi hộp, sộ sệt thì toa thuốc xin lỗi có thễ trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế, hãy để cám ơn và xin lỗi trở thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta.


trong cuộc sống đời thường, xin đừng dè sẻn lời cảm ơn và hà tiện lời xin lỗi, vì chúng ta là những người văn minh có văn hóa các bạn nhé!
____________________________
________________________________________
 
K

khoctrongmua1999

bạn tham khảo nha hjhj

Có hai câu rất ngắn ngọn nhưng con người ta lại thường hay quên nói khi được ai đó giúp đỡ hay khi mắc lỗi với người khác, đó là " cảm ơn" và " xin lỗi".
Bạn cảm thấy thế nào khi giúp đỡ một người và nhận được lời cảm ơn từ họ? Hạnh phúc, vui sướng và thấy mình sống có ích hơn, người với người thân thiện hơn,....?
Bạn cảm thấy thế nào khi ai đó mắc lỗi với bạn mà lại không hề nói lời xin lỗi? Thất vọng, bực tức, ấm ức, thấy con người thật không biết điều....?
Không phải lúc nào chúng ta giúp đỡ người khác cũng vì một lời cảm ơn hay tha thứ, bỏ qua cho người khác chỉ vì một lời xin lỗi mà chúng ta làm những điều đó vì nó đáng làm và nên làm. Thế nhưng một lời cảm ơn sẽ gắn kết con người với nhau hơn, một lời xin lỗi sẽ giúp mọi bực tức qua đi nhanh chóng hơn, khiến con người vị tha hơn, giúp những vết dạn tình cảm nhanh chóng được hàn gắn hơn. Vậy tại sao chúng ta lại cảm thấy khó khăn đến vậy khi nói hai câu này hay chúng ta lại thường quên đi việc cần phải nói nó trong cuộc sống?
Có phải khi nói cảm ơn một người khác bạn có cảm giác mình mang ơn họ, cảm thấy nặng nề khi nghĩ đến việc phải trả ơn?
Còn khi phải nói xin lỗi bạn lại cảm thấy đang hạ mình xuống, mình là người có lỗi?
Không phải như vậy đâu. đừng để những cảm giác, suy nghĩ lệch lạc ấy làm cho con người chúng ta trở nên ích kỷ, hẹp hòi và thậm chí là thiếu văn hoá. Một lời xin lỗi và cảm ơn đúng lúc có ý nghĩa to lớn biết bao.Một tình bạn đẹp có thể tan vỡ chỉ vì cả 2 bên không ai chịu nói lời xin lỗi, một người có thể chạnh lòng khi không nhận được lời cảm ơn.....
Có hàng ngàn lý do để chúng ta nói lời cảm ơn và xin lỗi và hãy nói nó bất cứ khi nào có cơ hội và đừng để phải hối tiếc, ân hận vì đã không nói 2 câu này.
" Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
Câu nói của cha ông luôn nhắc nhở chúng ta cách đối nhân xử thế. Mỗi chúng ta chỉ cần độ lượng hơn, bớt ích kỷ hơn biết đặt mình vào vị trí của người khác và suy nghĩ thoáng hơn thì cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn biết bao nhiêu. Và để làm được điều đó chúng ta cần học cách nói hai câu "cảm ơn" và "xin lỗi" đúng lúc.
THANKS CHO MÌNH NHA HJHJ:)>-:)>-:)>-
 
Top Bottom