Văn 11 Nghị luận xã hội về một vấn đề ý nghĩa trong cuộc sống

N

ngb8198

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nghị luận xã hội về một bài học ý nghĩa trong cuộc sống

Đề bài: Qua câu chuyện sau đây, em rút ra được bài học ý nghĩa gì cho cuộc sống, nghị luận về bài học đó

Link câu chuyện đây ạ :D

http://www.baihoccuocsong.com/2014/03/cau-chuyen-cua-cay-but-chi.html

P/s: Mấy anh chị tốt bụng làm giúp em dàn ý luôn càng tốt a :p

@};-@};-
 
Last edited by a moderator:

sticks

Học sinh
Thành viên
16 Tháng mười một 2018
78
195
36
17
Hà Nội
Tiền Yên
1. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Thân bài:
*Tóm tắt câu chuyện:
Câu chuyện là lời dẫn do của người thợ làm bút chì với sản phẩm của mình trước khi đưa nó ra cuộc sống. Có 5 yếu tố mà ông đề cập để giúp cho cây bút chì ấy trở thành cây bút chì đẹp nhất:
+ Thứ nhất, cây bút chì có thể tạo ra những thứ rất vĩ đại nhưng chỉ khi nó nằm trong tay ai đó.
+ Thứ hai, liên tục phải gọt giũa vì ngòi bút luôn bị mòn đi nhưng tất cả đều chỉ làm cho cây bút đẹp hơn mà thôi.
+ Cây bút chì luôn có thể sửa chữa những lỗi lầm mà nó ghi ra.
+ Cái quan trọng của bút chì là phần ruột chứ không phải lớp vỏ bên ngoài.
+ Luôn phải để lại những vết chì, liên tục viết, mặc cho bất cứ chuyện gì xảy ra.
=> Ý nghĩa(theo từng lời dạy):
+ Khiêm tốn, không tự cao tự đại.
+ Luôn biết đối mặt với thử thách khó khăn.
+ Biết nhận sai và sửa lỗi.
+ Nhận thức được tâm hồn mới là thứ trường tồn mãi mãi, cong hình thức chỉ là vẻ bề ngoài sẽ bị mai một theo thời gian.
+ Biết cách khẳng định giá trị bản thân.
*Bàn luận:
Năm yếu tố trên đều hội tụ những đức tính tốt góp phần tạo nên thành công của một người. Qua câu chuyện về cây bút chì, mà tác giả muốn gửi gắm cho ta về bài học của con người.
+ Có khiêm tốn để biết mình là ai, và học cách nhún nhường đúng lúc đúng chỗ.
+ Cuộc sống luôn trải đầy những khó khăn và thử thách, luôn phải biết rằng đó là những điều bình thường chỉ khi vượt qua nó ta mới có thể chạm đến thành công. Tuy rằng, nó có thể khiến ta nhận một phần tổn thất nào đó nhưng bù lại ta rút ra được những bài học, những kinh nghiệm cho những lần sau.
+ Khi biết nhận sai và sửa lỗi, ta nhìn rõ bản thân hơn để học cách khiêm tốn.
+ Coi trọng tâm hồn hơn hình thức, Cho biết cách nhìn thấy thực lực và không bị kéo theo những phù du, phù biếm bên ngoài.
+ Xã hội cần sự đa dạng, và chỉ có cá tính mới tạo ra sự đa dạng. Mỗi con người hãy biết đặt lại dấu chân của riêng mình trên chặng đường ta đã đi và không ngừng phấn đấu để cống hiến cho đời.
*Phản đề: phê phán những kẻ:
- tự cao tự đại, tự cho mình là nhất mà coi thường người khác.
- thiếu bản lĩnh, yếu đuối, bi quan.
- cố chấp bảo thủ, cái tôi quá lớn.
- mù quáng, chỉ biết nhìn thấy những vỏ bọc bên ngoài mà không biết khai thác những giá trị cốt lõi bên trong.
- tự ti, không dám thể hiện bản thân, để rồi tự làm mình vô hình trong xã hội.
*Bài học: Cần coi trọng, trau dồi, hình thành tất cả những yếu tố trên.
3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân.
 
Top Bottom