Văn Nghị luận xã hội 10

Victoriquedeblois

Giải nhất cuộc thi Văn học trong tôi
Thành viên
1 Tháng ba 2017
345
747
224
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về cách ứng xử của con người sau khi đọc truyện "Tam đại con gà"
(Chú ý đây là nghị luận xã hội thông qua tác phẩm văn học chứ không phải nghị luận về tác phẩm văn học nên mong các bạn không nhầm lẫn đi phân tích lại tác phẩm nhé^^)
 

Ye Ye

Cây bút Truyện ngắn 2017|Thần tượng văn học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
2,064
2,347
434
Hà Nam
NEU (Dream)
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về cách ứng xử của con người sau khi đọc truyện "Tam đại con gà"
(Chú ý đây là nghị luận xã hội thông qua tác phẩm văn học chứ không phải nghị luận về tác phẩm văn học nên mong các bạn không nhầm lẫn đi phân tích lại tác phẩm nhé^^)
Mình nghĩ đề bài đã nhắc đến truyện thì nên có truyện ở trong bài làm, nhưng chỉ càn tóm tắt thôi, không phân tích
Dàn ý:
- Tóm tắt truyện
=> Bài học: Không đc giấu dốt, mà dốt thì không đc huênh hoang
- Nghị luận bài học:
+ Giấu dốt là gì?
+ Tại sao k đc giấu dốt? (sẽ làm chúng ta ngày càng "dốt" hơn, không thể phát triển đc, sẽ bị tụt lùi,...)
+ Lấy dẫn chứng (cái này thì bịa ra một dẫn chứng nào đó về thói giấu dốt)
+ Liên hệ: ca ngợi những người ham học hỏi; phê phán những người luôn che dấu khuyết điểm của mình, không muốn cải thiện...
+ Bài học: cần tích cực học hỏi từ những người xung quanh, vấn đề nào thắc mắc thì phải đi tìm lời giải đáp luôn...
 

hatsune miku##

Miss Cặp đôi ăn ý|Tài năng được yêu thích nhất
Thành viên
30 Tháng tám 2017
2,423
4,422
583
22
Vĩnh Phúc
Dược
Kho tàng truyện cười Việt Nam được chia làm hai loại là truyện khôi hài và truyện trào phúng. Truyện khôi hài nhằm mục đích giải trí là chính, tuy vậy nó vẫn có ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng. Truyện trào phúng có mục đích đả kích, phê phán những thói hư tật xấu của người đời, của các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội phong kiến xưa kia như thói tham lam, tự cao tự đại, hay khoe khoang, thiếu khiêm tốn, giấu dốt… Truyện Tam đại con gà là một ví dụ tiêu biểu.

Thế nào là tính thiếu khiêm tốn? Thiếu khiêm tốn là không có ý thức và thái độ đúng mức trong việc tự đánh giá bản thân; luôn tự mãn, kiêu căng, cho mình là thông minh, tài giỏi hơn người. Tính thiếu khiêm tốn thể hiện như thế nào?

Tuổi trẻ có sức khoẻ, có năng lực học tập và lao động nhưng thường chủ quan, tự hào về mình quá mức thành ra kiêu căng, tự mãn. Sự kiêu căng nhiều khi khi bộc lộ qua lời nói, qua những hành động cảm tính, nông nổi: Tuổi mới lớn hăng hái nhưng bồng bột, tự tin nhưng hiếu thắng, cho rằng mình lúc nào cũng hay, cũng đúng, cái gì mình cũng có thể làm được mà không cần đến kiến thức và kinh nghiệm.

Niềm tin, sự khẳng định, lòng tự hào của tuổi trẻ là những điều cần thiết trên con đường mưu sinh và tạo dựng sự nghiệp của mỗi cá nhân, bởi chính những yếu tố đó tạo nên ý chí, nghị lực và sức mạnh. Như những cánh chim bằng, tuổi trẻ muốn được thử sức với trời cao, biển rộng. Với suy nghĩ của tuổi trẻ thì đỉnh cao nào cũng có thể chinh phục được và mọi khó khăn đều không đáng ngại. Tuy nhiên, sự tự tin, tự hào phải được xây dựng trên cơ sở là đức và tài thì nó mới vững chắc và mang tính khách quan. Ngược lại, nếu tự đánh giá về mình một cách chủ quan thì sẽ dẫn đến ảo tưởng, mà ảo tưởng là mảnh đất tốt cho thói kiêu căng, tự mãn nảy nở và phát triển.

Người xưa nói: Khôn đâu đến trẻ, có nghĩa là tuổi trẻ mới bước vào đời chưa va vấp nhiều nên thiếu kinh nghiệm sống. Tuổi tác sẽ đem lại cho con người nhiều bài học bổ ích và nhận thức của con người chỉ có thể chín chắn dần cùng với vốn hiểu biết ngày càng sâu rộng, hay nói cách khác là sự từng trải.
Ở tuổi ba mươi (tam thập nhi lập), con người đã trưởng thành rất nhiều về mọi mặt. Sự bồng bột, hiếu thắng của tuổi thanh niên dần lắng xuống, dịu đi. Cách nhìn đời, nhìn người cũng đổi khác, thận trọng hơn, khách quan hơn. Những gì là cảm tính ban đầu được thay thế bằng lí trí, bằng kinh nghiệm học hỏi, tiếp thu được trên đường đời.

Ở tuổi năm mươi, sáu mươi, mọi việc của đời người mới rõ ràng. Nhờ sự trung thực, lí trí sáng suốt và lòng dũng cảm, con người mới có thể cảm nhận đầy đủ về bản thân và có những đúc kết đúng đắn về cuộc đời mình. Lúc ấy, đức khiêm tốn mới chiến thắng sự kiêu căng, tự phụ.

Như vậy, tính khiêm tốn cũng thay đổi theo quy luật của sự tự nhận thức. Con người cần phải có thời gian để suy nghĩ, tự đánh giá mình và mọi người. Sự trải nghiệm càng lâu dài thì nhận thức về con người và thế giới xung quanh càng đúng đắn và sâu sắc. Tuy nhiên khi tuổi đã cao, lực bất tòng tâm, quỹ thời gian của cuộc đời đã gần hết thì có khiêm tốn cũng chẳng còn tác dụng là mấy. Vì vậy, nếu tuổi trẻ mà có đức khiêm tốn thì chúng ta sẽ học và làm được nhiều việc tốt, khả năng thành công trong sự nghiệp là rất lớn.

Tính khiêm tốn đi đôi với sự nhẫn nại mà dân gian thường gọi là chữ nhẫn. Đây là yếu tố đầu tiên để dẫn đến thành công cho mọi người trong thời đại đất nước mở cửa hiện nay. Chẳng hạn: Học sinh khi làm bài bị điểm kém thì phải hỏi thầy cô, bạn bè để tìm rạ nguyên nhân và cách khắc phục. Người nông dân trổng lúa năng suất thấp phải xem lại các thành phẩn “nước, phân, cần, giống” đã đúng chưa? Gia đình còn nghèo thì phải phân tích nguyên nhân vì đâu và tìm cách thoát nghèo. Nghĩa là phải khiêm tốn học tập và làm việc hết mình, không nên cho rằng mình cái gì cũng giỏi, cái gì cũng biết.

Chúng ta hãy bàn đến cái dốt vì cái dốt liên quan chặt chẽ đến thói thiếu khiêm tốn, lười học hỏi. Dốt là từ dùng để nói về con người kém thông minh, chậm hiểu, chậm tiếp thu. Dốt đặc là hoàn toàn không biết một tí gì. Ví dụ: Học sinh Tiểu học không đọc thông viết thạo là dốt. Học sinh Trung học phổ thông mà không hiểu gì về điện, về nước, về căn bậc hai… là dốt. Một người đã trưởng thành mà không biết cách làm ăn để nuôi sống bản thân là dốt. Thường thường, dốt đi đôi với lười. Người khiêm tốn thì không giấu dốt và luôn có tinh thần học hỏi. Người thiếu khiêm tốn thường hay giấu dốt nên hạn chế rất nhiều trong học tập và làm việc.

Để minh hoạ cho việc thiếu khiêm tốn và giấu dốt thì không truyện trào phúng nào hay bằng truyện Tam đại con gà, nội dung kể về sự dốt nát của anh chàng “thầy đồ” giả danh và phê phán thói giấu dốt, liều lĩnh, biết sai mà không chịu sửa của anh ta.

Nhân vật chính trong truyện Tam đại con gà là anh học trò dốt đặc cán mai (nghĩa là không biết một tí gì) mà lại dám làm thầy đồ. Các nhân vật khác chỉ làm nền cho nhân vật chính hoạt động. Điểm độc đáo của truyện chính là những tình huống đặc biệt để nhân vật thầy đồ tự bộc lộ sự dốt nát của mình.
Thông thường, cái dốt do thất học được mọi người dễ dàng thông cảm; còn cái dốt của học trò thì chỉ đáng chê trách chứ không đáng cười. Người xưa nói: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”, nhưng anh chàng dốt nát trong truyện lại đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Liều lĩnh hơn, anh ta dám làm nghề “gõ đầu trẻ”, mà nghề này muốn dạy một thì phải biết mười.

Truyện Tam đại con gà không hướng tiếng cười vào hành động “ngược đời” và liều lĩnh ấy, mặc dù nó là nguyên nhân gây ra tiếng cười. Cái bị phanh phui, phê phán chính là thói “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”.

Các tình huống khó xử khác nhau trong truyện dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác và tiếng cười vang lên liên tục và thật giòn giã khi tình huống cuối cùng khép lại.

Tình huống thứ nhất nói về trình độ của thầy đồ. Trong bài học, chữ kê là gà nhưng thầy không nhận ra vì nó có nhiều nét rắc rối, gần giống với chữ tước là chim sẻ. Thầy đang lúng túng, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống lên đành nói liều: Dủ dỉ là con dù dì.

Các tác giả dân gian cố tình để thầy đồ dỏm bẽ mặt với chữ kê. Tuy có nhiều nét nhưng chữ này không khó. Sách Tam tự kinh dùng cho trẻ học vỡ lòng chữ Hán, phần giải nghĩa rõ ràng, lại có vần vè rất dễ thuộc, vậy mà thầy mù tịt. Học trò hồn nhiên hỏi gấp, vô tình dồn thầy vào chỗ bí. Thầy sẽ chẳng còn giữ được cái oai của mình nếu không trả lời được. Đọc chữ kê thành dủ dỉ rồi giảng bậy dủ dỉ là con dù dì quả là thầy đã đi đến chỗ tận cùng liều lĩnh và tận cùng của sự dốt nát thảm hại. Dủ dỉ đâu phải chữ Hán? Và trên đời làm gì có con vật nào tên là dủ dỉ, dù dì? Như vậy là thầy vừa dốt kiến thức sách vở, lại vừa dốt kiến thức thực tế. Người nghe đến đây phải bật cười ngạc nhiên trước “trình độ” của “ông thầy” kì quặc này.

Tình huống thứ hai là thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ. Thầy liều lĩnh khi dạy trẻ nhưng lại thận trọng trong việc giấụ dốt, dùng cái láu cá vặt để gỡ bí và giấu nhẹm cái dốt của mình. Tạm thời, sự láu cá ấy cứu được thầy nhưng thực ra nó càng đẩy nhanh thầy vào ngõ cụt.
nguồn :st
 

tôi là ai?

Banned
Banned
Thành viên
9 Tháng tám 2017
1,831
1,479
224
Hà Nam
THCS dành cho hs cá biệt
Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, ví dụ như : Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Không thầy đố mày làm nên ; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Theo quan niệm của Nho giáo thì vị trí người thầy được đề cao chỉ sau vua và trên cả cha mẹ (quân, SƯ; phụ). Truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy, tuy hình thức đã cổ nhiều thay đổi.

Vậy thế nào là tôn sư trọng đạo ? Tôn là tôn vinh, kính trọng ; sư là thầy, là người làm nghề dạy học; trọng là coi trọng, đề cao; đạo là đạo học, là đạo đức, lễ nghĩa. Dân tộc Việt Nam nghèo nhưng có tinh thần hiếu học. Tổ tiên chúng ta thuở trước đã có nhận thức rất đúng đắn rằng : Ngọc bất trác bất thành khí; Nhân bất học bất tri lí (Ngọc không mài không sáng, người không học thì không biết thế nào là lí lẽ phải, trái, đúng, sai). Vì thế muốn nên người thì phải học hành chữ nghĩa và đạo lí thánh hiền. Nhiều nhà nghèo không đủ cơm ăn, áo mặc vẫn cố gắng cho con đi học. Những gương sáng về tinh thần hiếu học nhừ Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến… mãi mãi lưu truyền hậu thế.

Trên khắp đất nước Việt Nam, có những vùng nổi tiếng là đất học với truyền thống học hành, đỗ đạt qua nhiều đời như Kinh Bắc, Thăng Long, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế… với những dòng họ nổi tiếng đem lại vinh quang cho quê hương, đất nước.


Năm 1070, dưới thời Lý, trung tâm giáo dục lớn nhất đồng thời cũng là trường Đại học đầu tiên của nước ta được thành lập, gọi là Quốc Tử Giám đặt ở kinh đô Thăng Long, là nơi đào tạo ra những nhân tài phục vụ cho các triều đại vua chúa. Đến năm 1236, tức là 10 năm sau khi nhà Trần cầm quyền thay thế nhà Lý, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc Tử Viện, không chỉ dạy dỗ con em vua chúa mà còn mở rộng cho con em các quan trong triều vào học. Đến năm 1253, các Nho sĩ trong nước cũng được theo học tại đây. Dưới thời Trần, trường học được mở ra khắp nơi để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Mục tiêu giáo dục thời kì này là nhằm đào tạo những người có đủ tài đức theo quan niệm phong kiến để phục vụ cho chính quyền của nhà vua, có tài kinh bang tế thế và chỉ huy chiến đấu bảo vệ đất nước. Truyền thống tôn sư trọng đạo thấm nhuần trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Ngay cả các bậc vua chúa cũng vậy. Nhiều bậc quân vương đã tỏ ra rất trọng thị những người thầy tài cao đức lớn, cung kính vời vào trong cung để dạy dỗ các hoàng tử, công chúa.

Chu Văn An (1292 – 1370) không theo con đường khoa cử đỗ đạt làm quan, mà ở nhà mở trường dạy học. Ông nổi tiếng khắp nước về đức độ và kiến thức uyên bác. Một số học trò của Chu Văn An đã đỗ đạt cao, làm quan đầu triều như Phạm Sư Manh, Lê Quát… nhưng vẫn một lòng kính phục thầy; mỗi lần tới thăm đều cung kính chắp tay lạy tạ thầy. Năm 1325, thầy Chu Văn An được triệu vào cung dạy dỗ các hoàng tử, sau đó nhận chức Tế tửu nhà Thái học, tức Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám. Sau khi ông mất, để tỏ lòng kính trọng và biết ơn, vua Trần Nghệ Tông đã tôn vinh Chu Văn An là quốc sư, ban cho ông tên hiệu là Văn Trinh và thờ ở Văn Miếu.

Dưới thời Lê sơ, triều đình phong kiến có một bước tiến vượt bậc về mặt khuyến khích, tổ chức học tập, thi cử để phát hiện, đào tạo nhân tài. Đến thời Lê Thánh Tông, việc chọn người có học thành mục tiêu của thi cử. Trong một bài chiếu, nhà vua viết: Muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học Phải chọn người có học thì thi cử là đầu… Ta nói theo chí tiên đế, muốn cầu được hiền tài để thỏa lòng mong đợi. Trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba do tiến sĩ Thân Nhân Trung biên soạn theo sắc dụ của vua Lê Hiển Tông có đoạn khẳng định : Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất. Các vị đỗ tiến sĩ của từng khoa thi được trân trọng khắc tên vào bia đá dựng ở nhà bia Văn Miếu để lưu danh muôn thủa. Thân Nhân Trung giải thích rõ việc dựng bia không phải là chuyện chuộng văn suông, ham tiếng hão mà là một phương thức để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Đó cũng là kế sách thu phục và sử dụng hiền tài lâu dài của các bậc minh quân.

Ngày xưa, nội dung giáo dục trong nhà trường kết hợp chặt chẽ đức dục với trí dục. Việc dạy chữ song song với việc dạy lễ nghĩa, tức là các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội ; cách ăn mặc, đi đứng, cư xử đúng mực, đúng phép tắc, luân lí phong kiến. Tiên học lễ, hậu học văn. Bên cạnh đố, nhà trường phong kiến cũng coi trọng việc khơi dậy tinh thần hiếu học và vẽ ra tương lai tươi sáng để khuyến khích, động viên trò học tập, để mai sau trở nên người hữu ích cho gia đình và xã hội. Thái độ hiếu học đó tạo nên truyền thống tôn sư trọng đạo. Ở làng xã ngày xưa, ông đồ, thầy đồ, giáo học… thường được dân chúng tôn trọng và tin tưởng hỏi ý kiến trong mọi việc lớn nhỏ.

Trong thời đại ngày nay, truyền thống giáo dục và truyền thống tôn sư trọng đạo cổ từ ngàn xưa được coi là nền tảng để xây dựng một nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được bản sắc dân tộc,- vừa đáp ứng được yêu cẩu cách mạng. Ngành Giáo dục luôn được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển và vai trò của các thầy cô giáo vẫn được đánh giá cao. Nghề dậy học là nghề trồng người để phục vụ lợi ích lâu dài (vì lợi ích trăm năm) của dân tộc, đất nước. Vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, vì thế mà xã hội tôn vinh nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 hàng năm đều được tổ chức trọng thể, đó cũng là biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo.

Ở tất cả các cấp học, nhà trường vẫn tuân thủ nguyên tắc giáo dục Tiên học lễ, hậu học văn, không chỉ dạy kiến thức toàn diện cho học sinh mà còn dạy đạo đức, dạy đạo lí làm người. Đối với việc nâng cao trình độ học vấn, hình thành nhân cách và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, vai trò của người thầy nhiều khi có tính chất quyết định. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta cần được tiếp thu có sáng tạo và phát huy hơn nữa trong giai đoạn lịch sử mới hội nhập với thế giới. Trên con đường học vấn đầy gian nan, thử thách, thầy cô giáo vừa là người dẫn đường chỉ lối, vừa là người bạn đồng hành thân thiết của mỗi chúng ta.
 
Top Bottom