Văn Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Gà Con Nhỏ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng bảy 2017
848
734
154
20
Hà Tĩnh
THCS ĐAN TRƯỜNG HỘI
Cho mình ý kiến đi : suy nghĩ của em về việc đọc sách và tự học. dàn bài thôi
Tự học
MB :
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
II.TB :
1) GIẢI THÍCH :
-“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
2) CHỨNG MINH :
- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
3) PHÊ PHÁN :
- Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
-“Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
-“Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
III.KB :
-Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.
Nguồn: diễn đàn học mãi
 
  • Like
Reactions: Bé Thiên Bình

Cherrykun28122003@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
3 Tháng tám 2017
65
17
11
Cho mình ý kiến đi : suy nghĩ của em về việc đọc sách và tự học. dàn bài thôi
a. Mở bài: Vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống của con người.
b. Thân bài:
+ Giải thích:
-Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu, lớn lao mà con người sáng tạo ra để phổ biến và lưu truyền lại những hiểu biết và kinh nghiệm về mọi lĩnh vực của cuộc sống. -
Sách đưa ta vào thế giới phong phú, vô tận của thiên nhiên và xã hội. Sách cung cấp cho con người những tri thức cần thiết để tồn tại và phát triển (Dẫn chứng)
- Sách là phương tiện giao lưu quan trọng giữa các cộng đồng dân tộc trên thế giới, giúp con người hiểu biết và sống thân ái với nhau hơn.
- Sách là chiếc cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của từng dân tộc và của cả nhân loại.
+ Bình luận:
- Lợi ích to lớn của sách là thật sự hiển nhiên (Cần lưu ý loại trừ sách xấu độc hại đối với con người và xã hội).
- Không thể có một cuộc sống tốt đẹp mà không có sách vì sách khích lệ con người, nuôi dưỡng những khát vọng cao đẹp. - Đọc sách là một việc làm cần thiết và bổ ích đối với mỗi người trong suốt cuộc đời. Cần phải biết lựa chọn sách tốt để đọc nhằm nâng cao tri thức và bồi dưỡng tâm hồn.
c. Kết bài: Khẳng định vai trò và tác dụng của sách đối với cuộc sống con người. Sách là người bạn tốt của mỗi chúng ta.

Nguồn : Học tốt ngữ văn
 
  • Like
Reactions: Bé Thiên Bình

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
MB: Từ xưa đến nay, muốn đi đến thành công con người cần phải có tri thức. Một trong những cách tiếp cận tri thức đó chính là việc đọc sách. Tuy nhiên, để việc đọc sách thật sự hiệu quả thì mỗi cá nhân cần phải luyện cho mình văn hóa đọc(khái niệm đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần). Và một trong những con đường để hình thành văn hóa đọc đó chính là việc chọn lựa sách sao cho phù hợp. Việc lựa chọn sai có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, và đó có thể là con đường đưa văn hóa đọc sách đến vực thẳm.


TB: + Thực trạng hiện nay:


- Khối lượng sách đồ sộ, lượng kiến thức có trong quyển sách này lại có thể giống hệt những kiến thức trong quyển sách khác, chỉ khác nhau ở lớp bìa bên ngoài làm cho người đọc mất phương hướng, không biết nên lựa chọn thế nào cho thích hợp, nên họ chỉ còn cách duy nhất là mua tất cả và đọc tất cả chúng. Thời gian thì mất nhiều mà lượng kiến thức vẫn vậy.
- Trên thị trường hiện nay lại có sự xuất hiện của những cuốn sách mang nội dung không lành mạnh, không những không cung cấp tri thức mà còn đầu độc người đọc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến người đọc và xã hội.
+ Giải quyết vấn đề:
- Trước khi mua sách, người đọc(nhất là đối tượng học sinh, sinh viên) nên hỏi ý kiến của những người có kinh nghiệm (như chuyên gia, thầy giáo, cha mẹ....) để có một sự lựa chọn chính xác nhất.
- Các cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lí chặt chẽ hơn đối với việc xuất bản và lưu hành những sản phẩm văn hóa để tránh tình trạng những sản phẩm độc hại trôi nổi trên thị trường ảnh hưởng đến người tiêu dùng, mà ở dây là những độc giả.
- Nhà trường nên tổ chức những buổi giới thiệu sách cho học sinh để học sinh có thêm thông tin về những quyển sách bổ ích, thiết thực cho mình.


KL:


+ Khẳng định một lần nữa tầm quan trọng của việc lựa chọn sách đối với mỗi người để từ đó xây dựng một nền văn hóa đọc sách lành mạnh cho toàn xã hội.

Các ý chính

1.Thế nào là văn hóa đọc sách

Cùng với thói quen đọc sách, cách lựa chọn sách (đọc gì?) và kỹ năng đọc (đọc thế nào?) tạo thành văn hoá đọc.

Có nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa đọc sách

Ths Chu Văn Khánh đưa ra quan niệm, văn hóa đọc là một loại hình hoạt động văn hóa, bởi lẽ:

1) Đọc sách là tiêu thụ và quảng bá những giá trị văn hóa.

2) Các giá trị từ sách báo mà người đọc tiếp nhận, đã được thực thao và làm nền tảng để tiếp tục sáng tạo nên những giá trị mới.

3) Vì vậy, có thể xem văn hóa đọc là một chỉ số văn hóa của một cộng đồng, một xã hội.







Ths Bùi Văn Vượng coi thuật ngữ văn hóa đọc là đọc sách có văn hóa, hay xây dựng một xã hội đọc sách, trong khi TS Lê Văn Viết quan niệm đọc đến một mức độ, trình độ nhất định nào đó thì mới được coi là văn hóa đọc.

Dù có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng tựu trung lại, văn hóa đọc là khái niệm đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần.

2. Suy nghĩ về thực trạng văn hóa đọc sách hiện nay

Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...

Hiện nay, các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Tất nhiên đối với các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh... đọc sách vẫn là một công việc bắt buộc, thường xuyên mà nếu thiếu nó người ta rất khó để có được một chuyên môn tốt, một khối lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc, nhưng đông đảo quần chúng đang có xu hưởng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa nhiều hơn. Nhiều ý kiến lo ngại rằng ngày nay văn hoá nghe nhìn ngày càng lấn lướt văn hoá đọc. Chẳng cứ ở nước ta mà trên toàn thế giới, mặc cho các cảnh báo nghiêm chỉnh về sự lạm dụng các phương tiện nghe nhìn đang làm cho người ta trở nên ít động não, lười suy nghĩ v..v..., văn hoá nghe nhìn vẫn cứ ngày càng trở nên phổ cập hơn và hấp dẫn hơn.

Điều đó không có nghĩa là văn hoá đọc sẽ lụi tàn. Ngược lại, văn hoá đọc sẽ dần dần trở lại ví trí đúng của mình sau cơn chao đảo. Bởi lẽ các loại hình văn hoá lành mạnh khác nhau chỉ bổ sung cho nhau chứ không thể triệt tiêu lẫn nhau. Hơn thế nữa văn hoá đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu tri thức một cách hệ thống và sâu sắc mà văn hoá nghe, nhìn (vốn có thế mạnh trong việc cung cấp thông tin và giải trí) không thể làm được.

Đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi... là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người.

Không thể hình dung nếu một ai đó trong suốt cuộc đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người.


Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!


Nguồn: Internet
 
Top Bottom