Dàn ý:
I. MỞ BÀI:
1: Các bạn dẫn dắt vào bài bằng một trong hai cách sau:
a) Cách 1: Đi từ xuất xứ của vấn đề:
- Tục ngữ là một trong những thể loại đặc sắc của kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
- Tục ngữ thường là những kinh nghiệm về lao động sản xuất, về thời tiết, thiên nhiên... Đôi khi, đó còn là những bài học đạo đức rất quý báu.
b ) Cách 2: Đi từ nội dung vấn đề:
- Nhân cách, đạo đức muôn đời là thuớc đ giá trị của mỗi con người.
- Do vậy mà từ ngàn đời nay, cha ông ta luôn chú trọng trong việc giáo dục đạo đức cho con cháu của mình.
2: Giới thiệu vấn đề cần giải thích:
- Nêu nội dung vấn đề: Cuôc sống dù gian khổ, khó khăn, thiếu thốn tới đâu thìchúng ta vẫn luôn phải sống trong sạch và gìn giữ nhân cách của mình.
- Tạo liên kết với phần thân bài: Vậy nhân cách là gì? Vì sao phải giữ gìn nhân cách của mình?
II. THÂN BÀI:
1: Giải thích nội dung câu tục ngữ: (trong 1 đoạn văn)
a) Nghĩa đen: Đây là lời khuyên về cách ăn và cách mặc của con người.
- Dù đói đến đâu cũng phải biết ăn uống cho hợp vệ sinh.
- Quần áo dù có cũ, có rách nhưng nếu vẫn còn sử dụng được thì phải chú ý đến sự sạch sẽ, tinh tươm.
b) Nghĩa bóng: Là lời khuyên về lối sống, về cách giữ gìn nhân cách, đạo đức của mỗi người thông qua các hình ảnh ẩn dụ:
- Cặp hình ảnh "đói-rách": hoàn cảnh sống có nhiều khó khăn, thiếu thốn về mặt vật chất.
- Cặp hình ảnh "sạch-thơm": nhân cách, phẩm chất, đạo đức của con người.
=> nội dung cả câu: con người phải biết gìn giữ nhân phẩm của mình dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
2: Giải thích nghĩa câu tục ngữ:
a) Thế nào là nhân cách?
- Nhân cách nói chung là những đức tính tốt đẹp của con người, phù hợp với chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định như: lòng biết ơn, sự hiếu thảo, lòng dũng cảm, tính kiên trì, tinh thần yêu nước...
b) Vì sao phải gìn giữ nhân cách của mình?
- Vì nhân cách là thước đó giá trị của mỗi một con người, khẳng định vị trí của người đó trong cộng đồng xã hội.
+ Xã hội luôn trân trọng & yêu quý, tôn vinh những người có nhân cách, có đạo đức và luôn lấy đó làm tấm gương để răn dạy cháu con mình. (DC + phân tích)
*vd: - Tấm gương về người thầy đạo cao, đức trọng Chu Văn An.
- Thầy thuốc (danh y) Lê Hữu Trác (Hãi Thượng Lãn Ông)
- Tướng cầm quân đánh giặc Trần Hưng Đạo
...v...v...
+ Ngược lại, xã hội luôn lên án & phê phán những kẻ thiếu đạo đức, coi nhân phẩm của mình nhẹ hơn tiền tài, vật chất. (DC+phân tích)
*vd: - Những kẻ phản dân, hại nước như Nguyễn Ánh, Lê Chiêu Thống, vua Khải Định...
- Những kẻ tham quyền, ham tiền mà nhũng nhiễu dân bằng cách tham nhũng, hối lộ làm nghèo đất nước.
+ Vì nhân cách của con người được biểu hiện qua hảnh động & những việc làm của chính họ. Người ta có thể dùng hảnh động làm ra tiền nhưng tuyệt đối ko thể dùng tiền để mua nhân cách.
*vd: - Một kẻ vào tù vì những việc làm phi pháp của chính anh ta thì anh ta ko thể dùng tiền để mua chuộc mọi người nhằm xóa mờ đi cái lỗi lầm ấy mà anh ta chỉ có thể có thể chuộc lại lỗi lầm đã gây ra bằng chính những việc làm tốt đẹp, bằng sự thay đổi của chính bản thân mình.
+ Vì thực tế xã hội thường có một thói quen khá phổ biến: Khi lâm vào tình cảnh khó khăn thì thường "Đói ăn vụng, túng làm liều". Nghĩa là: khi đói khổ quá, con người hay quẫn trí, không còn tỉnh táo để suy xét việc làm của mình và sinh ra thói trộm cắp để giải quyết "cái đói", "cái rách" trước mắt. Do vậy mà đánh mất nhân cách của chính bản thân. (dc + phân tích)
+ Lại có những người thích đua đòi, ăn chơi xa đọa, coi trọng tiền tài, danh vọng để rồi sẵn sáng bán rẻ nhân phẩm của bản thân mình. (DC+ phân tích) (ở đây các bạn có thể liên hệ đến thực tế để nêu vd như chị Lệ Thị Huyền Anh chẳng hạn)
=> Những việc làm tai hại đó ko chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân của họ (bị bè bạn, mọi người khinh rẻ, xa lánh, bị pháp luật nghiêm trị mà còn ảnh hưởng xấu đến xã hội như gây mất trật tự an ning và muôn vàn những tệ nạn xã hội khác.
+ Đặc biệt, giữ gìn nhân cách đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của cha ông ta từ ngàn xưa. Vì thế, chúng ta phải biết tiếp th, kế thừa để mãi giữ truyền thống tốt đẹp ấy của dân tộc. Ngoài ra, lời khuyên như vậy còn được răn dạy qua nhiều bài ca dao và các câu tục ngữ khác.
*vd: - Bài ca dao "Con cò mà đi ăn đêm"
- Câu tục ngữ "Chết vinh hơn sống nhục" hoặc "Giấy rách phải giữ lấy lề".
- Chủ tịch Hồ Chí Minh có dạy: "Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức thì là đồ vô dụng".
III. KẾT BÀI:
- Khẳng định lại vấn đề đã nghị luận:
+ "Đói cho sạch, rách cho thơm" mãi là một lời khuyên đúng đối với tất cả mọi người. Vì nhân cách là tài sản vô giá mà mỗi chúng ta phải biết coi trọng và rèn luyện thường xuyên.
+ Luôn giữ gìn sự trong sạch, lương thiện để bản thân là một người tốt. Điều đó ko chỉ đem lại lợi ích cho chính mình mà còn góp phần đảm bảo cuộc sống tốt đẹp chung cho tất cả mọi người.
- Liên hệ bản thân: Bản thân chúng ta sẽ phải làm gì để rèn luyện nhân cách cho mình?
nguồn net