Chào em,
-Giải thích nhận định: :“…Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lí được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo.”
+ "Chân lý" chính là sự phản ánh sự vật, hiện tượng một cách khách quan trong tự nhiên vào nhận thức của CN đúng như chúng tồn tại
+ "Nền tảng của bất kỳ tác phẩm nào" là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong văn học một cách trung thực, không giả tạo
+ "Hát đúng giai điệu về thời đại mình" là tác phẩm mang nội dung thời đại
=> Nhà văn phản ánh hiện thực cuộc sống vào tác phẩm của mình một cách trung thực và sáng tạo. Hiện thực mỗi thời đại là khác nhau, bởi vậy văn học mang nội dung cụ thể của thời đại
Bằng tài năng và tấm lòng của mình, nhà văn tái hiện hiện thực cuộc sống trong tác phẩm bằng những hình ảnh hấp dẫn , chân thực
=> mối quan hệ khăng khít giữa hiện thực cuộc sống, tác giả và tác phẩm
-Chứng minh:
* Nền tảng chân lý qua hai tác phẩm:
_ “Bếp lửa” của Bằng Việt:
+ Bằng Việt là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Anh làm thơ từ thời là học sinh, sinh viên. Bài thơ "Bếp lửa” viết năm 1963, khi anh đang học đại học ở nước ngoài. Bài thơ là tiếng lòng của tác giả với bà, với quê hương đất nước
_" Chuyện người con gái Nam Xương"
+XHPK với những lễ giáo hà khắc khiến người phụ nữ xinh đẹp, hiền hậu, chung thủy phải gánh chịu những bi kịch đau thương
*Giai điệu của thời đại:
_"Bếp lửa" : Giai điệu của tình cảm gia đình, của tình bà cháu thắm thiết và tình yêu quê hương đất nước
+Nhà thơ khiến biết bao thế hệ độc giả cùng rung cảm với một bản trường ca về tình bà cháu - tình cảm gần gũi, thiêng liêng trong chính cuộc sống của mỗi con người
+ Tuổi thơ gắn bó bên bà, bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần, là cội nguồn yêu thương của cháu trong những tháng năm đất nước chiến tranh, bố mẹ phải đi công tác xa nhà
+ Những kỉ niệm, những hình ảnh gần gũi : bếp lửa, khoai sắn , xôi ...
+ Từ tình cảm gia đình (tình bà cháu) , tác giả ngợi ca, tôn vinh tình cảm gia đình, cho thấy được sự hi sinh và những tình cảm cao quý, dạt dào của tình cảm cao quý thiêng liếng đối với mỗi con người. Vẻ đẹp của tình cảm ấy góp phần hoàn thiện nhân cách và là động lực vững chắc, đồng hành trên chặng đường chinh phục cuộc sống
+Đánh thức trong con người tình cảm gia đình ( chức năng giáo dục)
.Bằng Việt từ cuộc đời những kỉ niệm, những hình ảnh đẹp nhất về người bà thân yêu đã thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Để rồi ta chợt nhận ra rằng, trong sâu thẳm mỗi con người, luôn có những điều thật bình dị và thân thương. Hãy trân trọng những kí ức trong trẻo ấy, bình yên ấy.....
_Chuyện người con gái Nam Xương:
Số phận oan nghiệt, bất hạnh:
- Là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do: Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương.
- Là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa:
- Nàng lấy Trương Sinh, cuộc sống vợ chồng hạnh phúc kéo dài chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính để nàng gánh vác những cv trong gđ...
-> Đỉnh điểm của bi kịch là khi gia đình tan vỡ, Vũ Nương phải tìm đến cái chết
=> Tuy có những phẩm chất tâm hồn đáng quý nhưng Vũ Nương đã phải chịu một số phận cay đắng, oan nghiệt. Cuộc đời của Vũ Nương chính là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công phi lí đương thời chà đạp lên hạnh phúc của con người.
Chúc em học tốt !