Văn 9 Nghị luận văn học

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
18
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài Viết Số 7
Lập dàn bài chi tiết : nghị luận các bài thơ
1. Viếng lăng Bác
2. Mùa xuân nho nhỏ
3. Bếp lửa
GIÚP MÌNH VỚI NHÉ !MAI KT RỒI !
a. Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng
- Cách xưng hô trong gia đình của người con với cha mẹ. Câu thơ gọn như 1 lời thông báo, nhưng gợi ra tâm trạng xúc động của 1 người từ chiến trường miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng lăng Bác.
- Hình ảnh hàng tre bát ngát: vừa là hình ảnh tả thực, vừa là hình ảnh tượng trưng:
+ Hàng tre biểu tượng cho cây cối mang màu xanh đất nước, sức sống bền bỉ, dẻo dai của d/tộc đã tập trung về chung quanh Bác, canh cho giấc ngủ của Người.
=> Niềm xúc động thành kính
b. Cảm xúc của tác giả khi vào lăng
“ Ngày ngày…lăng
Thấy một…đỏ”
- Điệp từ: thời gian lặp lại.
- H/ả mặt trời ẩn dụ: Bác vĩ đại như một vầng mặt trời soi sáng đường cho d/tộc VN, thể hiện sự tôn kính của n/dân và t/giả đối với Bác.
“ Ngày ngày…nhớ”
- Tả thực dòng người đi trong không gian hết sức đặc biệt - không gian thương nhớ vào viếng Bác
“Kết tràng hoa…xuân” : ẩn dụ => sự sáng tạo của nhà thơ.
- Dòng người như vô tận vào viếng Bác trở thành tràng hoa dâng lên Bác với tấm lòng thành kính thiêng liêng.
- Bác nằm yên dịu hiền: Bác nằm thanh thản như đang ngủ- một giấc ngủ rất đỗi bình yên trong ánh sáng dịu như vầng trăng trong lăng
=> Tác giả diễn tả chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm dưới ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. H/ảnh vầng trăng gợi nghĩ đến tâm hồn thanh cao đẹp đẽ của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
“ Vẫn biết …mãi mãi
Mà sao nghe nhói…tim”
- Bác còn sống mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi trên đầu. Người đã hóa thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc.
- Mặc dù vẫn biết như thế nhưng trái tim lại nhói đau vì một sự thật phũ phàng :Bác không còn nữa, không thể không đau xót vì sự ra đi của Người
=> Tình cảm xót xa, chân thành, xúc động khi lần đầu tiên nhìn thấy Bác trong lăng.
c. Cảm xúc khi ra về
“ Mai về…nước mắt”
- Niềm xúc động trào dâng, xót thương không muốn rời xa.
- Muốn làm con chim hót .. đóa hoa tỏa hương , cây tre trung hiếu -> được bên Bác canh giấc ngủ cho Người
- NT: Điệp ngữ, ẩn dụ -> ước nguyện chân thành của nhà thơ .
=>Tâm trạng lưu luyến, t/cảm thành kính, thiêng liêng của 1 người con MN đối với Bác- Người cha già kính yêu của d/tộc.
=> Sự lặp lại h/ả cõy tre tạo cho bài thơ có kết cấu đầu - cuối tương ứng, làm đậm nét về hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.

bạn dựa vào đây để triển khai thêm ý nha ^^ Chúc bạn thi tốt
 
Last edited by a moderator:

hoa du

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
13 Tháng ba 2018
1,636
4,603
486
19
Thái Nguyên
THPT Nguyễn Huệ
Bài Viết Số 7
Lập dàn bài chi tiết : nghị luận các bài thơ
1. Viếng lăng Bác
2. Mùa xuân nho nhỏ
3. Bếp lửa
GIÚP MÌNH VỚI NHÉ !MAI KT RỒI !
Ừm may quá thầy mình mới chữa bài TLV số 7 của bọn mình mà cũng trúng đề của bạn luôn. Hơi vắn tắt nên bạn triển ý ra nhé! Mà đề của bọn mình là phân tích nét đặc sắc nên nếu đề của bạn là cảm nhận thì sẽ có hơi khác chút nhé!
MB:
+Giới thiệu tác giả, tác phẩm
+Giới thiệu vấn đề nghị luận (của bạn thì sẽ là nội dung và nghê thuật nhé)
TB:
a.Mở đầu bài thơ là cảm xúc khi tác giả vào lăng
-Thời gian: là khi còn sớm "trong sương" => sự nôn nao và không thể chờ đợi đc của tác giả
-Cảm xúc: +Xưng hô với Bác là "con" và Bác =>tỏ lòng kính trọng và yêu thương, gần gũi như một gia đình với Bác.
+Sử dụng động từ "thăm" mang ý nói giảm nói tránh.
-Không gian: +Không gian rộng lớn(hàng tra bát ngát).
+Hình ảnh của hàng tre bát ngát ở đây gây cho người ta một cảm giác đặc biệt, điều đó khiến tác giả phải bật thốt lên "Ôi!"
+Hình ảnh hàng tre mang nhiều ý nghĩa, vừa là hình ảnh tả thực, vừa là hình ảnh tượng trưng (bạn tự phân tích)
b.Tiếp theo đó là hình ảnh dòng người vào trong lăng viếng Bác.
-Hình ảnh của mặt trời: +Mặt trời 1 là mặt trời tả thực, trong tự nhiên
+Mặt trời 2 là mặt trời trong lăng Bác, ở đây đc ví với hình ảnh vĩ đại của Bác.
=> Ca ngợi lên sự vĩ đại của Bác
=>Đó là một hình ảnh rất đặc sắc(Vì mặt trời của Bác rộng lớn, không chỉ với con người Vn mà với cả t/giới)
-Hình ảnh dòng người và tràng hoa dâng lên Bác: nườm nượm, không dứt
=> Tình cảm tôn kính và sự tiếc thương vô hạn của mọi người với sự ra đi của Bác.
c.Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng
-Hình ảnh Bác giản dị, thanh thản nằm trong không gian yên tính và trạng trọng. Bác chỉ như là chìm vào giấc ngủ mà thôi.
=> Tác giả diễn tả chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm dưới ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Nó như tâm hồn của Bác, rất trong sáng, dịu hiền mà thanh cao. H/ảnh vầng trăng gợi nghĩ đến tâm hồn thanh cao đẹp đẽ của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người. Hình ảnh của Bác như vĩnh hằng, bất tử trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
-Nỗi lòng đau xót của tác giả khi sự thật rằng Bác đã ra đi
=>Lời thơ như trở nên nghẹn ngào, xúc động. Những câu thơ đã thể hiện một cách rất chân thành và xúc động nỗi đau khi mất Bác.
d.Cảm xúc của tác giả khi phải chuẩn bị rời xa lăng Bác trở về miền Nam
-Cảm xúc của tác giả: Rất thương nhớ khi phải rời xa Bác(thương trào nước mắt)
-Lặp lại từ "miền Nam'' so với khổ thơ đầu=> Diễn tả khoảng cách xa vời vợi của không gian
=> Tác giả không muốn rời xa Bác một chút nào
-Tác giả mong muốn được ở bên Bác mãi mãi, thủy chung cùng Bác
+Điệp từ muốn làm nhấn mạnh khát vọng của tác giả
+Hình ảnh con chim, đóa hoa, cây tre chung hiếu => Muốn mang những điều tốt đẹp nhất tới Bác
+Cụm từ "cây tre chung hiếu":Ản dụ tấm lòng thủy chung, nguyện đi theo con đường mà Bác chọn cho dân tộc, luôn học tập và làm theo, tiếp bước con đường của Bác.=>Tạo nên một cái kết tương ứng khiến cảm xúc được trọn vẹn
KB:
-Bài thơ VLB là một bài thơ giàu chất trữ tình với những giọng điệu đằm thắm, thiết tha và những hình ảnh ẩn dụ tinh tế, giàu chất thẩm mỹ và các biện pháp tu từ đặc sắc.
-Bài thơ đã thẻ hiện được tình cảm chân thành, thiết tha, sâu nặng của nhà thơ và đồng bào miền Nam nói riêng và nhân dân Vn nói chung đối với Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại vô vàn kính yêu của dân tộc VN

Lưu ý: Khi bạn phân tích thì bạn nên dẫn cầu chủ đề(tức là cái a, b, c của mình ý) và phân tích câu nào, đoạn nào phải trích dẫn ra nhé! Riêng mở bài thì tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận bạn không được thiếu nha! Phía bên trên thì Nhi cũng phân tích đủ các BPNT rồi nên mình cũng lười không ghi ra nữa :p. Và bạn cũng đừng lo không phân tích được dài vì riêng cái bài này bạn mình phân tích được 3 tờ giấy đôi cơ :) Mình chỉ có 5 mặt... Dàn ý đó bạn diễn giải thêm ra nhé!
Chúc bạn học tốt!
 
Last edited by a moderator:

Giang Huyền

Học sinh
Thành viên
7 Tháng ba 2019
114
19
36
19
Bình Thuận
THCS Phan Hòa
Bài Viết Số 7
Lập dàn bài chi tiết : nghị luận các bài thơ
1. Viếng lăng Bác
2. Mùa xuân nho nhỏ
3. Bếp lửa
GIÚP MÌNH VỚI NHÉ !MAI KT RỒI !
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Bài Viết Số 7
Lập dàn bài chi tiết : nghị luận các bài thơ
1. Viếng lăng Bác
2. Mùa xuân nho nhỏ
3. Bếp lửa
GIÚP MÌNH VỚI NHÉ !MAI KT RỒI !
Với đề 1 mình thấy bạn đã được hỗ trợ tại: https://diendan.hocmai.vn/threads/nghi-luan-vieng-lang-bac.806901/
Đề 2:
MB:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Tóm lược sơ qua về nội dung bài thơ
TB:
* Mạch cảm xúc:
Bài thơ được khơi nguồn nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, từ đó mở rộng ra với mùa xuân đất nước cách mạng, cuối cùng lắng đọng lại trong suy tư, ước nguyện của tác giả: góp "mùa xuân nho nhỏ" vào mùa xuân lớn của đất nước
* Giá trị nội dung:
- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời: 6 câu thơ đầu
+ Mở đầu tác phẩm, từ "mọc" được tác giả đặt lên đầu câu như sự nhấn mạnh về sức sống mãnh liệt của mùa xuân. Bức tranh xuân dần hiện lên với nhiều mài sắc rực rỡ "xanh", "tím biếc", "long lanh". Trung tâm của bức tranh ấy là bông hoa tím biếc hiện lên giữa không gian bao la của dòng sống xanh. Nhưng bông hoa ấy chẳng hề lẻ loi, đơn độc, nó vẫn đang không ngừng vươn lên với một sức sống mạnh mẽ. Sắc tím mộng mơ của bông hoa kết hợp với màu xanh của dòng sông tạo nên một bức tranh xuân nhẹ nhàng, đằm thắm
+ Bức tranh xuân như được thả hồn vào, trở nê rộng rã, tươi vui với sự xuất hiện của tiếng chim chiền chiện. Những cách nói rất Huế "ơi", "chi" tạo nên âm điệu ngọt ngào, tha thiết thể hiện cái nhìn trìu mến của tác giả với cảnh vật thiên nhiên
+ "Giọt long lanh" trong câu thơ thứ sáu ta có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Đó có thể là những giọt mưa mùa xuan, giọt sương sớm mai trong sáng rơi xuống từng nhành cây kẽ lá như những hạt ngọc. Hoặc ta có thể hiểu theo nghĩa ẩn dụ: giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện trong vắt đang rơi trong không gian. Dù hiểu như thế nào thì ta cũng vẫn thấy cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuân
- Cảm xúc về mùa xuân của đất nước: 10 câu tiếp
+ Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, tác giả nghĩ tới mùa xuân của đất nước với hai đối tượng cụ thể: "người cầm súng", "người ra đồng"- hai lực lượng tiêu biểu làm hai nhiệm vụ quan trọng: chiến đấu và lao động
+ Lộc non của mùa xuân gắn với hai lực lượng này góp phần tạo nên sức gợi cảm và nhiều tầng liên tưởng
  • Lộc là những chồi non, nhành non của mùa xuân đang trỗi dậy sau mùa đông lạnh lẽo
  • Hiểu theo nghĩa ẩn dụ, lộc là sức sống, là thế vươn lên, sự phát triển của đất nước sau những năm tháng chiến tranh
+ " Tất cả như hối hả/ Tất cả như xôn xao". Với các từ "hối hả", "xôn xao" tác giả đã cho người đọc thấy được một không khí khẩn trương, rộn ràng, sôi nổi, hăng say lao động. Mùa xuân của đất nước được làm nên từ cái hối hả của công cuộc lao động khẩn trương ấy
+ Đất nước được nhân hoá như mang sự sống của con người. Dù có gặp phải khó khăn, vất vả vẫn kiên cường đứng lên làm ngôi sao đi trước, luôn luôn tiến lên.
-> Đây chính là niềm tìm tưởng, tự hào về tương lai tươi sáng
- Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả: 8 câu tiếp
+ Tác giả không ước nguyện cao sang, làm được điều vĩ đại mà ông chỉ mong được làm "con chim hót" giữa muôn vàn tiếng chim, làm "một cành hoa" nhỏ bé giữa vườn hoa đầy rực rỡ sắc màu, làm "nốt trầm" giữa bản hoà ca muôn màu muôn vẻ. -> Đó chính là niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời
+ Làm một mùa xuân nghĩa là nguyện sống đẹp, nguyện đóng góp một phần nhỏ bé của mình để đóng góp vào mùa xuân lớn đất nước
=> Tâm nguyện được cống hiến, khát vọng được hoà nhập của nhà thơ giản dị, khiêm nhường nhưng là một vấn đề lớn về lẽ sống
- Lời ngợi ca quê hương, đất nước: 4 câu cuối
+ Kết thúc bài thơ là một làm điệu dân ca quen thuộc của đất Huế -> Ngợi ca cái đẹp, cái tình của xứ sở
+ Tình cảm, niềm rin, sự lạc quan của tác giả vào những ngày cuối đời
* Giá trị nghệ thuật
- Xuyên suốt bài thơ, tác giả đã sử dụng nhiều, hợp lí các biện pháp nghệ thuật:
+ Ông đã sử dụng rất thuần thục các phép đảo ngữ, ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc câu,....
+ Cách dùng từ của ông cũng thật độc đáo: ở đầu bài thơ, tác giả sử dụng đại từ "tôi" nhưng đến cuối bài lại sử dụng "ta". Từ "ta" là đại từ chỉ chung tất cả mọi người, vì thế khi tác giả sử dụng đại từ này chính là nói cho cả một thế hệ, một thời đại
KB:
- Đánh giá về giá trị của tác phẩm trong nền văn học
- Cảm xúc của bản thân về bài thơ

Với 2 đề còn lại, bạn cũng có thể sử dụng dàn ý chung như đề trên
 
Top Bottom