- Về mặt kiến thức, bạn đã nắm vững trọng tâm từng bài là rất tốt. Bạn chỉ cần bám sát vào nghệ thuật để triển khai ý. Nghệ thuật chính là cái gốc khi làm bất cứ bài viết nào.Nhớ kĩ phong cách nghệ thuật của từng tác giả để tăng chiều sâu của bài viết. Ví dụ, phong cách thơ Tố Hữu: trữ tình chính trị được vận dụng vào bài "Việt Bắc": "Rừng xanh hoa chuối... dao gài thắt lưng." TH dường như đã đem ánh sáng, sự ấm áp của mùa hè vào bức tranh mùa đông, xua tan không khí giá lạnh, khắc nghiệt chốn đại ngàn hùng vĩ. Đó chính là phong cách thơ trữ tình của TH: những vần thơ luôn tràn ngập ánh sáng, tràn ngập niềm tin và hi vọng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
- So sánh, đối chiếu, lấy bài này làm ngữ liệu bài kia. Ví dụ: Hộ (Đời thừa) với Vũ Như Tô (Vĩnh biệt cửu trùng đài); "Nắng xuống, trời lên: sâu chót vót" (Tràng giang) với "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm" (Tây Tiến)
- Đối với thơ, cần nắm kĩ tác dụng biểu đạt của từng thể thơ. Ví dụ: "Sóng" vì sao lại viết theo thể ngũ ngôn? Vì sao "Việt Bắc" thể lục bát?
- Đối với truyện cần xác định giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo.
- Khi viết, không theo lối mòn diễn đạt. Hãy "khơi những nguồn chưa ai khơi". Ví dụ: Kiểu mở bài đi từ tác giả đến tác phẩm đã quá cũ; Kiểu kết bài bắt đầu bằng "với", "bằng", "qua" đã trở nên nhàm chán.
- Về mặt cảm xúc, bạn nên giữ tâm thế vững vàng, tự nhiên, không gượng ép mình. Để lí trí dẫn dắt cảm xúc, bạn sẽ thấy mình như bay bổng với từng câu chữ.
Phía trên chỉ là chút kinh nghiệm ít ỏi của mình. Nếu có gì sai sót, mong sự góp ý từ các bạn, mình xin chân thành cảm ơn.