Văn NGHỊ LUẬN VĂN HỌC - Ôn Thi THPT QG

khuattuanmeo

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,190
1,091
299
24
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


Bài 1: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
upload_2017-10-27_21-23-6.png
1. Hoàn cảnh ra đời

- Sau khi lãnh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa thắng lợi,ngày 26/8/1945 Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về Hà Nội. Tại nhà 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo “Tuyên ngôn độc lập”.
- Trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài, trước âm mưu trở lại của thực dân Pháp, ngày 2/9, thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Người đọc “Tuyên ngôn độc lập”.

2. Mục đích sáng tác.

a. Đối tượng

- Đồng bào cả nước.

- Nhân dân trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước Pháp, Mĩ.

b. Mục đích, ý nghĩa:

- Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc. Khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

- Khẳng định quyết tâm bảo vệ nền tự do độc lập, đập tan mọi luận điệu xảo trá của kẻ thù.

3. Bố cục

- Có thể phân chia bố cục bài như thế nào?

Phần 1: “Hỡi đồng bào”… “chối cãi được” => Đặt vấn đề: Nêu cơ sở pháp lí.

Phần 2: “Thế mà”… “phải được độc lập” => Giải quyết vấn đề: Nêu cơ sở thực tế.

Phần 3: Còn lại. => Kết thúc vấn đề: Tuyên bố độc lập.

4-1. Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn

- Trích dẫn + TNĐL 1776 của Mĩ.

+ TN DQ-NQ 1791 của Pháp.

+ Thái độ trân trọng những danh ngôn bất hủ.

+ Lấy lời lẽ tổ tiên người Mĩ, Pháp nói với người Mĩ, Pháp hiện tại à nghệ thuật lấy “gậy ông đập lưng ông”.

+ Đặt ba cuộc cách mạng, ba nền độc lập ngang hàng nhau à niềm tự hào dân tộc.

+ Dùng chân lí đã được thừa nhận, làm cơ sở pháp lí vững chắc.

- Không dừng lại ở sự trích dẫn, Hồ Chí Minh còn “suy rộng ra…”.

+ Từ quyền con người nâng lên thành quyền dân tộc.

+ Đóng góp lớn, đầy sáng tạo cho lí luận của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới.

Đánh giá về phần đặt vấn đề của bản“Tuyên ngôn độc lập”:

Đặt vấn đề một cách khéo léo, Hồ Chí Minh đã tạo một cơ sở vững chắc làm nền tảng cho bản “Tuyên ngôn độc lập”. Đoạn văn thể hiện nổi bật những nét đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của tác giả.

4.2- Giải quyết vấn đề: Nêu cơ sở thực tế

a. Tội ác của thực dân Pháp

- Nêu hệ thống tội ác:

àDẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, xác thực, giọng văn hùng biện + trữ tình.

>>> Tố cáo tội ác chồng chất, trên mọi lĩnh vực của thực dân Pháp.

| Liên hệ: Trong bình ngô đại cáo , Nguyễn Trãi cũng tố cáo tội ác những chủ trương cai trị phản nhân đạo của giặc Minh đối với nhân dân Đại Việt : hủy hoại cuộc sống con người bằng hành động diệt chủng , tàn sát người dân vô tội ( “nướng dân đen” , “vùi con đỏ” ), bằng sự hủy hoại môi trường sống (“ nặng thế khóa sạch không đầm núi”, “tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ” ...) ,Người dân vô tội trong tình cảnh bi đát đến cùng cực , không còn đường sống.Cái chết đợi họ trên rừng , cái chết đợi họ dưới biển (“ chốn chốn lưới chăng” ,” nơi nơi cạm đặt”).

-“Chúng…”

“Chúng…”

“Chúng…”

ð Điệp từ, điệp âm tạo mạnh mẽ, hùng hồn

ð Thái độ căm giận sục sôi

* Vạch trần bộ mặt, bản chất của thực dân Pháp: “Chúng tuyệt đối không cho…thi hành…ngăn cản…”

=> Thủ tiêu tự do, dân chủ >< chiêu bài “tự do”, “dân chủ”, “bình đẳng.”

=> Tính luận chiến sắc bén của tác phẩm thể hiện qua ngòi bút vạch trần bản chất của thực dân Pháp.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn… ràng buộc dư luận… Thi hành chính sách…

=> Chính sách ngu dân, bịp bợm, xảo trá >< chiêu bài “khai hoá”, “văn minh”.

Chúng bóc lột… cướp…giữ độc quyền…

=> Chính sách bóc lột thậm tệ >< ngọn cờ “khai hoá”

Chúng quỳ gối đầu hàng…bỏ chạy…bán nước ta hai lần…thẳng tay khủng bố… giết nốt…

=> Bản chất vừa hèn nhát, vừa dã man, tàn bạo ><nhà nước “bảo hộ”, ngọn cờ “bác ái”.

>>> Đoạn văn là tội ác, bản chất phi nghĩa, vô nhân đạo của thực dân Pháp trước dư luận thế giới.

* Cuộc cách mạng chính nghĩa, anh hùng của dân tộc

- “Sự thật là…” => Điệp từ, âm hưởng mạnh mẽ.


=> Thuyết phục người nghe bằng những lí lẽ không thể chối cãi, khẳng định công lao to lớn của nhân dân,những người chủ chân chính của đất nước.

* Khẳng định tự do, độc lập:

- “Bởi thế cho nên…” à Quan hệ từ, chỉ rõ nhân - quả

- Thoát li hẳn…xoá bỏ hết... kiên quyết chống lại… => Câu dài, lập luận chặt chẽ, giọng hùng hồn.

=> Tuyên bố hùng hồn: chấm dứt quan hệ thuộc địa với thực dân Pháp, kiên quyết chống lại âm mưu xâm lược của chúng.

- Một dân tộc đã gan góc…Dân tộc đó phải được… => Điệp ngữ, ngôn từ trang trọng, giọng điệu hùng hồn.

=> Hình ảnh dân tộc Việt Nam anh hùng, hiên ngang, bất khuất với khát vọng lớn lao về quyền tự do, độc lập.

Ü Vạch trần tội ác của thực dân Pháp trước toàn nhân loại đồng thời ca ngợi cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã nêu ra cơ sở thực tế chính đáng để hưởng tự do độc lập của nước Việt Nam.

4.3- Kết thúc vấn đề: Tuyên bố độc lập

- Vì những lẽ trên…”: Quan hệ từ, chỉ ra: nhân - quả.

- Nước Việt Nam có quyền được hưởng…=> Phù hợp với cơ sở đạo lí, pháp lí.

- Sự thật đã là một nước tự do, độc lập… => Phù hợp với cơ sở thực tế.

=> Đoạn văn ngắn gọn, súc tích, lời lẽ hùng hồn, trang trọng, là một lời truyên bố đanh thép với toàn thể đồng bào, nhân dân thế giới và cả kẻ thù đang lăm le phá hoại thành quả Cách mạng về nền độc lập tự do của dân tộc ta.

- Công cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân ta :

+ Dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật cùng bè lũ tay sai, nhân dân ta đã kiên kì đấu trang “lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật” , “giành chính quyền ,lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.

+ Thành quả của cách mạng đã được đúc kết bằng câu văn ngắn ngọn , hàm súc , cô đọng : “ Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.” Cùng một lúc nhân dân ta đã đánh đổ ba kẻ thù thực dân- phát xít- phong kiến, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, quyền dân chủ cho nhân dân Việt Nam; đồng thời phơi bày sự thất bại thảm hại của bè lũ xâm lược và phong kiến.

Tiểu kết: Những lí lẽ đanh thép và bằng chứng hùng hồn về tội ác của thực dân Pháp đối với đất nước ta cùng nỗ lực đấu trang giành chính quyền của nhân dân ta là nền tảng thực tiễn để Hồ Chí Minh đi đến lời khẳng định về quyền tự do , độc lập của dân tộc Việt Nam .

5. Tuyên bố cuối cùng và tuyên ngôn:

+ Lời tuyên bố về quyền độc lập , tự do của dân tộc được dõng dạc vang cất trên lập trường dân tộc, nhân dân.

- Thông điệp của lời tuyên ngôn :

+ Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp , xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam , xóa bỏ hết mọi đặc quyền của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam.

l Sử dụng phép lặp và một trường từ vựng có tính chất mạnh : “thoát li hẳn”, “xóa bỏ hết”, “xóa bỏ tất cả”...thể hiện lập trường kiên định , thái độ dứt khoát , vấn đề đặt ra không thể khoan nhượng.

l Có những hàm ý tinh tế nhưng rõ ràng :

+ “Pháp” là chính phủ Pháp ở chính quốc , thực dân Pháp ở Việt Nam, không phải nhân dân Pháp; viết “nước Việt Nam” nghĩa là nhấn mạnh tính thống nhất đất nước , mặc nhiên phủ nhân sự chia cắt nước ta ba kì của thực dân Pháp.

+ “Xóa bỏ” là xóa bỏ “các quan hệ thực dân” với Pháp , không xóa bỏ quan hệ tốt đẹp, không từ chối quan hệ hữu nghị . Bác lại viết “ xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam” , không phải “kí với” nước Việt Nam. “Kí về” là có tính chất áp đặt ,ép buộc , gồm cả những hiệp ước kí với nước ngoài về Việt Nam . Khác hẳn “kí với” là trên tinh thần bình đẳng ,hợp tác .

+ Kêu gọi toàn dân Việt Nam đoàn kết chống lại âm mưu của thực Pháp: “Toàn dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng , tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”

+ Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhân quyền độc lập , tự do của dân tộc : “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhân những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn , quyết định không thể không công nhân quyền độc lập của dân Việt Nam”.

Ø Cách nói mềm mỏng mà đanh thép , có tính chất phủ định đã khẳng định : Quyền độc lập , tự do của dân tộc ta là một lẽ phải mà các nước Đồng minh không thể bác bỏ được .

- Ý nghĩa:

+ Tuyên bố về ý chí kiên quyết bảo vệ quyện tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam .

+ Tuyên ngôn Độc lập hội tụ hai yếu tố :

Ÿ Khách quan : Khẳng định Việt Nam không lệ thuộc vào bất cứ thế lực chính trị nào , có quyền tự quyết trên mọi phương diện.

Ÿ Chủ quan : Toàn bộ cộng đồng dân tộc thực sự có chung khát vọng độc lập , tự do và ý chí bảo vệ quyền tự do , độc lập ấy.

=> Lời tuyên bố được cộng đồng quốc tế thừa nhận.



6. Tổng kết;

Nội dung : -Áng văn chính luận mẫu mực kết tính lí tưởng đấu trang giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập ,tự do của dân tộc Việt Nam.

- Văn kiện lịch sử vô giá nhằm tuyên bố với đồng bào trong nước và thế giới về quyền tự do, độc lập dân tộc Việt Nam cũng quyết định bảo vệ nền độc lập , tự do ấy.

Nghệ Thuật :

- Bố cục chặt chẽ , rõ ràng , thuyết phục . Văn phong đanh thép ,sắc sảo mà vô cùng trong sáng , giản dị , súc tích , giàu nghệ thuật .Từ ngữ sử dụng chính xác, giản dị , gần gũi , hình ảnh gợi cảm , những động từ , tĩnh từ linh hoạt,hiệu quả...

- Lời văn trong sáng nhưng không làm mất đi tính hiện đại , sự sang trọng , về uyển chuyển, Bác sử dụng những câu dài, các loại câu khẳng định liên tiếp , các câu liệt kê, câu song hành...phối hợp với các liên kết câu , đoạn chặt chẽ , mang giọng điệu phù hợp , đầy hình ảnh,tất cả lại thật gói gọn,khúc chiết.

- Bản tuyên ngôn còn hấp dẫn người đọc ở tấm lòng của người viết , đó là lòng tự hào dân tộc, tấm lòng yêu nước thiết tha cháy bỏng , sự nhìn xa trông rộng của một con người vĩ đại.
ĐỊNH HƯỚNG ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

PHẦN VĂN HỌC:

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Việt Nam, dải đất mảnh mai gầy guộc nằm trên bờ biển Đông suốt 4000 năm lịch sử đã phải gồng mình lên để sớm chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa, gần 2000 năm phải chống ngoại bang xâm lược, đô hộ, đồng hóa, giành độc lập tự do cho dân tộc đã trở thành lẽ sống truyền từ dời này sang đời khác. Hơn 1000 năm trước, khi quân xâm lược Tống kéo sang giày xéo bờ cõi nước ta, chúng ta đã tuyên bố: “Sông núi nước Nam, vua Nam ở”. Hơn 500 năm sau, sau thắng lợi của Đại cáo Bình NGô, chúng ta lại một lần nữa tuyên bố nền độc lập trong không khí hào sảng: “Như nước Đại Việt ta từ trước … xưng đế một phương”. Vẫn với một tinh thần ấy và hơn cả như thế, “Tuyên ngôn độc lập” của Bác đã trở thành đỉnh mốc đánh dấu bước phát triển lớn nhất trong lịch sử phát triển quốc gia dân tộc.

PHẦN MỘT: Tác giả: Hồ Chí Minh (1890 – 1960)

I. Quan điểm sáng tác:

- Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội

- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm

- Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học

- Đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ, Hồ Chí Minh nhắc nhở “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo…”

- Hồ Chí Minh đề cao chức năng tuyên truyền, cổ động của văn học, ca tụng các anh hùng, chiến sĩ xả thân vì nước, những người tốt, việc tốt để động viên nhân dân và làm gương cho con cháu mai sau


II. Phong cách nghệ thuật:

1. Sự đa dạng trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh

a, Phong cách chính luận:

- Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lĩ lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp và giọng điệu, thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh.

b, Phong cách truyện kí:

- Truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc là những tác phẩm mở đầu và góp phần đặt nền móng đầu tiên cho văn xuôi cách mạng.

- Truyện và kí của người rất chủ động sáng tạo, hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén với tiếng cười nhẹ nhàng hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.

C, Phong cách thơ:

- Thơ tuyền truyền cách mạng của Hồ Chí Minh thường được viết bằng hình thức bài ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại, phục vụ, hiện quả cao cho sự nghiệp các mạng, và luôn chứa chan nhiệt tình cách mạng.

2. Sự thống nhất:

- Dù trang văn chính luận,truyện, kĩ hay thơ ca, phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh đều hết sức phong phú, đa dạng mà thống nhất:

+ Kết hợp thuần nhuyễn giữa yếu tố cổ điển và hiện đại

+ Đó là cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật khác nhau nhằm thể hiện một cách nhuần nhị và sâu sắc tư tưởng và tình cảm của người cầm bút.

+ Từ tư tưởng tới hình tương nghệ thuật đều luôn luôn vận động một cách tự nhiên, nhất quán, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.


PHẦN HAI: Tác phẩm Tuyên Ngôn Độc Lập

I. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh sáng tác:

- Ngày 10/8/1945, chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Người biên soạn Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trước hàng chục vạn đồng bào :

Hôm nay, sáng mồng hai tháng chín,
Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình.
Muôn triệu tim chờ chim cũng nín,
Bỗng vang lên câu hát ân tình:
Hồ Chí Minh ! Hồ Chí Minh !
Người đứng trên đài lặng phút giây,
Trông đàn con đó vẫy hai tay.
Cao cao vầng trán Ngời đôi mắt,
Độc lập bây giờ mới thấy đây...

Người đọc Tuyên ngôn Rồi chợt hỏi:
Đồng bào nghe tôi nói rõ không ?
Ôi ! câu hỏi hơn một lời kêu gọi,
Rất đơn sơ mà ấm bao lòng !
Cả muôn triệu một lời đáp: Có !
Như Trường Sơn say gió biển Đông.
Vâng ! Bác nói, chúng con nghe rõ,
Mỗi tiếng Người mang nặng non sông.
Trời bỗng xanh hơn, nắng chói lòa,
Ta nhìn lên Bác, Bác nhìn ta.
Bốn phương chắc cũng nhìn ta đó,
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa !

Cả đất nước ngây ngất trong hạnh phúc được sống trong kỉ nguyên mới, chấm dứt bao năm sống nô lệ tủi nhục

- Tuyên ngôn độc lập được viết trong hoàn cảnh đặc biệt: đất nước đã dành được độc lập nhưng bọn đế quốc thực dân – đặc biệt là thực dân Pháp đang lăm le quay trở lại nhằm nô dịch nước ta lần nữa. Nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, tiến vào từ phía Bắc là quân Tưởng Giới Thạch, sau lưng là đế quốc Pháp. Chúng nhân danh phe Đồng minh với chiêu bài: lấy lại mảnh đất bảo hộ đã bị bọn phát xít Nhật chiếm đóng trong chiến tranh. Chúng ta phải chống thực dân Pháp – một thành viên chủ chốt của phe Đồng minh nhưng lại nhất thiết không thể chốgn Đòng minh. Đây là một vấn đề trọng yếu và nó cũng vô cùng tinh tế, đòi hỏi sự khôn khéo, sáng suốt bản lĩnh của người lãnh đạo.

II. Đối tương tiếp nhận và mục đích sáng tác

1. Đối tượng tiếp nhận:

Căn cứ vào câu từ của Tuyên ngôn độc lập dễ thấy, đối tượng tiếp nhận của bản Tuyên ngôn độc lập là đồng bào cả nước và toàn thể thế giới. Trong đó chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng đến bè lũ thực dân, phát xít đang lăm le chiếm nước ta, đặc biệt là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

2. Mục đích sáng tác:

- Với đối tượng tiếp nhận như vậy, viết Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh muốn đập tan những luận điệu xảo trá của nọn thực dân phát xít, trước hết là tuyên bố hùng hồn của thực dân Pháp trước dư luận thế giới. Từ đó, khẳng định nền độc lập tự do của dân tộc.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Cơ sở pháp lĩ của văn bản tuyên ngôn:

- Phần mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập có giá trị nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật lập luận, tiêu biểu cho phong cách chính luận Hồ Chí Minh. Tác giả đã khẳng định độc lập dân tộc trên cơ sở những lĩ lẽ không thể chối cãi.

- Ngay từ những dòng đầu tiên, Hồ Chí Minh đã nêu lên chân lí vĩnh cửu về quyền tự do của dân tộc, quyền sống của mỗi con người đã được thừa nhận qua nhiều thời kì lịch sử ở ngay chính những quốc gia mà bấy giờ chính quyền của họ đang đi ngược lại nguyên tắc đó.

- Bác đã dẫn lời hai bản tuyên ngôn Pháp và Mĩ, chứa đựng những tư tưởng lớn, đã được thừa nhận của nhân loại để làm cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn độc lập Việt Nam. Cách lập luận của tác giả vừa khôn khéo, vừa kiên quyết:

+ Dẫn Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyềnh của cách mạng Pháp chính là biểu hiện của sự mở ra, hòa vào đời sống cộng đồng thế giới của dân tộc. Chỉ mới đây thôi, dân tộc còn nô lệ, đất nước còn chưa có tên riêng (mang tên xứ An Nam thuộc Pháp), xã hội còn là xã hội phong kiến thuộc địa cũ kĩ, tù đọng. Hôm nay chúng ta đã là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đứng giữa nhân loại trên thế giới. Những nội dung, khi phách như thế đã cất lên, vang động khắp toàn cầu.

+ Cách dẫn dắt ấy gọi lại cho người Mĩ và người Pháp nhớ lại những người hoàn cảnh tương tự như Việt Nam. Cách đó 2000 năm người Mĩ cũng bị áp bức, bị làm nhục, cũng bị những người châu Âu sang khai thác. Đồng thời, cách nói ấy cũng nhắc nhớ, vừa có ý đặt ngang hành cuộc cách mạng tháng 8 cũng mở ra một kỉ nguyên mới, đó là kỉ nguyên dành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa. Với những trích dãn hai câu nổi tiếng trong bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp, Hồ Chính Minh muốn khẳng định chân lí lịch sử và niềm tự hào dân tộc, khẳng định tầm vóc thời đại của cuộc cách mạng tháng 8 – 1945.

+ Người đã thể hiện sự tôn trọng những danh ngôn bất hủ đã được cả thế giới thừa nhận, những chân lí đó, dù là của Mĩ hay của Pháp. Ở đây không hề có sự nhầm lẫn giữa nhân dân Mĩ, dân tộc Pháp với bọn xâm lược Mĩ, Pháp.

+ Từ quyền bình đẳng và tự do của con người mà tác giả suy rộng về quyền bình đẳng tự do của các dân tộc thế giới. Đây là một cách vận dụng khéo léo và đầy sáng tạo nhưng cẫn đảm bảo tính chặt chẽ trong lập luận. Tư tưởng “Quyền của các dân tộc” là một đóng góp lớn của “Tuyên ngôn độc lập”: cống hiến nổi tiếng của cụ Hồ Chí Minh vào kho tàng tinh hoa tư tưởng nhân loại. Bởi vì tư tưởng này là sự nâng cao giá trị, tầm vóc nhân bản của tư tưởng, của nguyên tắc của con người (giáo sư Singô Sibita). Mặt khác, tư tưởng nguyên tắc “Quyền các dân tộc” còn là cơ sở để nhân loại thấy rằng giai cấp tư sản trong khi nêu cao nhân quyền, dân quyền tại mở rộng quyền xâm phạm, tàn bạo, bóc lột dã man các dân tộc khác. Đó là vô nhân đạo và phi nghĩa. Thế là từ phạm trù nhân quyền – Bác đã chuyển sang phạm trù chống thực dân – nền móng của phong trào giải phóng, dân tộc; phong trào rồi sẽ trở thành một trong ba dòng thác cách mạng thế giới. Chỉ trong một câu văn ngắn ngắn gọn, ta vẫn nhạn ra Hồ Chí Minh như giương cao bó đuốc sáng người của tư tưởng giảip phóng dân tộc.

+) Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn vừa nhằm đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo, vừa tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo

+ Bác đã dùng lời lẽ bản tuyên ngôn Mĩ, Pháp để phủ nhận chính âm mưu xâm lược của hai cường quốc này. Qua thủ pháp nghệ thuật gậy ông đập lưng ông, dường như tác giả đã ngầm cảnh cáo nếu Pháp xâm lược Việt Nam thì chính họ đã phản bội lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc họ đã đúc kết thành chân lí của bản tuyên ngôn. Họ sẽ vấy bẩn lên lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái mà cha ông họ gây dựng.

=> Chỉ bằng đoạn văn ngắn mở đầu, Tuyên ngôn độc lập đã đưa ra căn cứ, lĩ lẽ xác đáng cho lập luận. Quá trình dẫn dắt tới căn cứ, lập luận này hết sưc chính xác, thể hiện độ nhạy bén, chính trị, sự sắc sảo trí tuệ cao độ. Với đoạn mở đầu, tác giả đã tạo cơ sở lí luận vững chắc để triển khai lập luận ở phần sau. Chúng ta đã từng biết đến chất trí tuệ sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc qua truyện “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” hiện đại bằng tiếng Pháp, chất cổ điển hài hòa với tinh thần hiện đại của Hồ Chí Minh qua Nhật kí trong tù bằng chữ Hán, thì đến “Tuyên ngôn độc lập”, ta còn biết đến áng văn chính luận mẫu mực giàu tính luận chiến của nhà cách mạng Hồ Chí Minh. Đây cũng là tác phẩm mà tác giả thấy hài lòng nhất.

II. Cơ sở thực tế của văn bản tuyên ngôn:

Giọng văn từ trang nghiêm chuyển thành hùng hồn, cảm giận khi Hồ Chủ tịch vạch trần và lên án tội ác của thực dân Pháp với nhân dân ta trong gần một thế kỉ qua: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng là cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Chỉ một lớp chuuyển tiếp là đủ mở ra nội dung của đoạn sau. Và thế là, bản án ché độ thực dân Pháp đã từng được đưa ra trước toàn án lịch sử, cách đấy hai mươi nă, lại được tóm tắt đưa ra lần nữa trước công luận Việt Nam và thế giới.

- Năm đội ác lớn về chính trị là tước đoạt quyền tự do dân chủ, luật pháp dã man, chia để trị, đàn áp và khủng bố, thi hành chính sách ngu dân, đầu độc bằng rượu côn và thuốc phiện để làm cho nòi gióng ta suy nhược. Trong “Bình ngô đại cáo” Nguyễn Trãi đã nói về tội ác của quân cuống Minh: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn – Vùi con đỏ xuống dưới hầm tài vạ”. Hơn 500 năm sau, trong “Tuyên ngôn độc lập”, người anh hùng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh cũng viết: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng tắm cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”.

+ Đó là những bằng chứng ai không ai chối cãi được.

+ Câu văn ngắn, đanh thép, hùng hồn. Những đọng từ, tính từ đều hết sức nặng nề để miêu tả bản chất của bọn chúng. Giọng văn châm biếm, đả kích, sắc sảo trí tuệ; cách so sánh mỉa mai (lập ra nhà tù nhiều hơn trường học); cách dùng hình ản (bể máu) – tất cả tạo nên phong cách chính luận Hồ Chí Minh: súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, giàu sức thuyết phục.

- Năm tội ác về kinh tế của thực dân Pháp là bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn; nước ta xơ xác tiêu điều; cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng,…

+ Lên án chính sách vô nhân đạo của chúng, tác giả căm giận viết “Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lĩ, làm cho dân ta, nhất là dân cày, trở nên bần cùng. Hàng trăm thứ thuế ấy của thực dân Pháp đã bóc lột dân ta dến tận xương tủy:

Các thức thuế các làng thêm mãi,
Hết đinh điền rồi lại trâu bò.
Thuế chó cũi, thuế lợn bò,
Thuế diêm, thuế tửu, thuế đò, thuế xe.
Thuế các chợ, thuế trà, thuế thuốc,
Thuế môn bài, thuế nước, thuế đèn.
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền,
Thuế rừng tre gỗ, thuế thuyền bán buôn.
Thuế gò, thuế bãi, thuế cồn,
Thuế người chức sắc, thuế con hát đàn.
Thuế dầu mật, thuế đàn đĩ thoã,
Thuế gạo rau, thuế lúa, thuế bông.
Thuế tơ, thuế sắt, thuế đồng,
Thuế chim, thuế cá, khắp trong lưỡng kì.
Các thức thuế kể chi cho xiết,
Thuế xia kia mới thật lạ lùng,
Làm cho thập thất cửu không,
Làm cho xơ xác, khốn cùng chưa thôi.

- Bọn thực dân Pháp cũng như mọi kẻ áp bức, lúc còn quyền hành thì hống hách hung bạo, lúc thất thế thì đê hèn, mất hết liêm sỉ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt hèn nhát và phản bội của thực dân Pháp. Mùa thu năm 1940, thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở xửa nước ta, rước Nhậ. Pháp và Nhật đã cấu kết với nhau, bóc lột nhân dân ta thậm tệ gây ra thảm họa năm Ất Dậu, 1945: Từ đó nhân dân ta chịu hai tầng xiềng xíc: Pháp và Nhật. Từ đó, dân ta dống đòi nghèo, cực khổ. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị tới Bắc kì hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.

+ Sự hèn hạ, tàn ác của thực dân Pháp không thể nào kể xiết. Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp: quân Pháp bỏ chạy hoặc đầu hàng. Tác giả châm biếm lên án: Chúng chẳng những không bảo hộ được ta, trái lại trong năm năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật. Thậm tệ và tàn nhẫn hơn nữa là trước khi rút chạy: “Chúng còn nhẫn tâm giết nốt số tù đông chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”

- Đối lập với cái ti tiện, cái dã man của chúng là hành động văn minh của nhân dân ta. Đặt vào đây, nó có tác dụng như một thủ pháp nghệ thuật làm nổi bật lên cái bản chất giữa ta và đichj, khẳng định thềm về chất nhân đạo của nhân dânta. Đối với kẻ tay còn đẫm máu, nhân dân và cách mạng Việt Nam vẫn giúp họ, cứu họ, bảo vệ họ. Ta cứu họ, rồi lại tiếp tục bảo vệ, không chỉ tính mạng mà còn cả tài sản nữa. Cái chu đáo của lòng nhân đạo Việt Nam là như thế.

- Vậy thì giữa những người Việt Nam như thế và những người Pháp như trên, ai bảo hộ ai? Câu trả lời đã quá rõ ràng. Thêm vào đó, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định một sự thật lịch sử. Từ năm 1940 trở đi, nước ta đã trở thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Để đập tan luận điệu bọn thực dân Pháp đang âm mưu tái chiếm Đông Dương, Hồ Chí Minh hùng hồn tuyên bố: sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

+ Những từ, những ý lặp lại(sự thật là…) tạo các về nhân mạnh dứt khoát như chồng chất thêm những tầng lớp ngăn cản mối ảo tưởng về chủ quyền của thực dân Pháp trên đất Việt Nam

- Tuyên ngôn độc lập có giá trị lịch sử to lớn. Tác giả ghi rõ một cục diện chính trị mới: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Từ nô lệ, dân ta đã giành được độc lập: Dân ta dãđánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Một chế độ mới, một nhà nước mới ra đời: Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.

III. Lời tuyên ngôn

- Phần tiếp theo là lời tuyên bố sáng người chính nghĩa, thể hiện một quyết tâm, sắt đá, không một thế lực thù địch nào có thể lay chuyển được. Đồng thời, mạnh mẽ: thoát li hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Tác giả tự hào nêu cao truyền thống anh hùng bất khuất chống thực dân chống phát xít của dân tộc và khẳng định: ”Dân tộc đó phải được tự do. Dân tộc đó phải được độc lập”.

+ “Dân tộc, tự do, độc lập” Những từ thiêng liêng đó trở lại cùng với những tính từ gan góc, những trạng ngữ. “80 năm nay, mấy năm nay”, những khẳng định phải được hùng dũng gõ nhịp trong một điệp khúc của một bài ca đòi quyền sống.

- Kết thúc bản Tuyên ngôn độc lập là một lời tuyên bố mang ý nghĩa lịch sử như một lời thề thiêng, thể hiện sâu sắc khát vọng độc lập, tự do của nhân dân ta, biểu thị quyết tâm và sức mạnh Việt Nam: “nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự độc lập ấy”

+ Cụm từ “ toàn thể dân tộc Việt Nam” nói lên sức mạnh đoàn kết,triệu triệu con người Việt Nam kết thành một khối mà không một kẻ thù nào có thể khuất phục được! Tự do hay là chết, dù phải đốt chát Trường Sơn cũng phải giành lại nền độc lập

+ Lời tuyên bố của Hồ Chủ tịch là lời cánh cáo nghiêm khắc đối với thựcdân Pháp đang âm mưu tái chiếm Việt Nam một lần nữa đồng thời kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam một lần nữa đồng thời kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho độc lập tự do của Tổ quóc. Ba mươi năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta thể hiện một cách hùng hồn lời tuyên bố mạnh mẽ ấy. Đó là khát vọng mạnh mẽ, là ý chí sắt đá về độc lập tự do dân tộc ta. Một lần nữa, Người lại tuyên bố: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chiu mất nước, không chịu làm nô lệ”

- Hơn nửa thế kỉ trôi qua kể từ ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, những chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc ta đã trải qua rất đáng tự hào: Cách mạng tháng 8 – chiến thắng Điện Biên Phủ oai hùng, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng – Non sông Việt Nam liền một dải, Bắc Nam sum họp một nhà…
BÀI 2: SÓNG - XUÂN QUỲNH

SÓNG
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
a. Cuộc đời:
Là một người phụ nữ đa tài nhưng gặp nhiều bất hạnh. Chị ra đi vào lúc tài năng nở rộ nhất.
- Là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mĩ.
b. Sự nghiệp
- Các tập thơ tiêu biểu (SGK)
- Đề tài: phong phú, thành công nhất là thơ tình yêu.
- Đặc điểm hồn thơ: Tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị; nhiều lo âu, day dứt, trăn trở trong tình yêu.
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi” -(Tự hát)-
“Có lẽ khó có người phụ nữ nào yêu tha thiết, mãnh liệt, đam mê… yêu đau đớn như Xuân Quỳnh”

(T.S: Đoàn Hương)

“ Xuân Quỳnh không có gì khác ngoài trái tim biết yêu, nhưng trái tim ấy nói lên thành thơ và chị trở thành nhà thơ nữ lớn nhất của thế kỷ này của Việt Nam chỉ bằng trái tim chân thành và vô giá ấy”

(G.S: Phan Ngọc)

2. Bài thơ “Sóng”:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Viết tại biển Diêm Điền (Thái Bình) năm 1967, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.

b. Bố cục
- Khổ 1,2: Nghĩ về đặc tính của Sóng và tình yêu của Em
Khổ 3,4: Hành trình đi tìm hiểu ngọn nguồn của Sóng và tình yêu của Em
Khổ 5,6,7: Nghĩ về nỗi nhớ của sóng và T.Y chung thủy của Em
- Khổ 8,9: Nghĩ về Sóng và khát vọng tình yêu của Em

c. Đề tài và chủ đề:
+ Đề tài: Tình yêu
+ Chủ đề: Mượn hình tượng “Sóng” trong tự nhiên để diễn tả tình yêu của “Em”. Sóng là ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu , vừa là sự hòa nhập vừa là sự phân thân của “Em”

II. ĐỌC HIỂU CẢM NHẬN:
1. Hai khổ thơ đầu
* Khổ 1: Câu 1,2: trạng thái
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Tiểu đối: hai trạng thái trái ngược của Sóng
à Đặc tính của Sóng : Khi trào dâng dữ dội, khi lắng xuống, dịu êm. Đó là quy luật của tự nhiên
à Bản tính của Em trong tình yêu: khi mạnh mẽ, quyết liệt, khi hiền hòa, kín đáo, dễ thương. Đó là quy luật của tình cảm
* Khổ 1: Câu 3,4 - hành trình
- Sóng: từ sông ---- ra bể
(K.g hẹp) (K.g rộng lớn)
à Sóng: vượt qua sông ra biển, sóng mới nhận thức được sức mạnh và vẻ đẹp của nó. Đó là quy luật của tự nhiên
à Em: tình yêu của người phụ nữ không chấp nhận những điều ràng buộc trong khuôn khổ và sự ích kỉ tầm thường, luôn khao khát tìm đến một tình yêu tự do
à Quan niệm mới mẻ, táo bạo

* Khổ 2: quy luật
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
à Sóng : vĩnh hằng cùng biển khơi, muôn đời vẫn xôn xao, vỗ bờ.
à Em : khi yêu con tim lúc nào cũng xôn xao rạo rực, bồi hồi, thổn thức. Tình yêu mãi là khát vọng của tuổi trẻ, trường tồn với thời gian

2. Khổ 3 và 4: nhu cầu khám phá ngọn nguồn
...Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu ?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau ...
Sóng > sóng từ gió, gió từ đâu ?
Tình yêu > khi nào ta yêu nhau?
Em cũng không biết nữa
à Giống như sóng biển, gió trời, tình yêu đầy bất ngờ và bí ẩn, con người không bao giờ hiểu hết được. Xuân Quỳnh đã thú nhận một cách dễ thương và đầy nữ tính.
Bốn khổ thơ đầu là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Song hành cùng hình tượng Sóng là cung bậc, cảm xúc, suy tư về tình yêu của người Em - tuy đầy mâu thuẫn và bí ẩn nhưng nó rất tự nhiên, chân thực, vô cùng đáng yêu.
c. Khổ 5 + 6 + 7: Sóng và nỗi nhớ.
* Nỗi nhớ của sóng:
- Cả những con sóng nổi và những con sóng ngầm đều có chung 1 nỗi nhớ - “nhớ bờ”. Nhớ với mức độ: “Ngày đêm không ngủ được”.
→ Nghệ thuật nhân hoá 1 lần nữa khiến sóng cũng có tâm trạng, cũng có tình yêu và nỗi nhớ. Các từ đối lập “trên – dưới”, “ ngày – đêm” cho thấy nỗi nhớ đã choán đầy cả không gian và thời gian.
- Theo lô gic, sóng luôn vận động nên nếu nó “ngủ” thì nó ko tồn tại. Nói sóng “không ngủ được” vì nhớ bờ thì thật đặc biệt. Chỉ có thể từ con mắt, cách cảm nhận của người đang yêu/ đang khao khát được yêu.
* Nỗi nhớ của “em”:
- “Em” nhớ “anh” đến độ “ Cả trong mơ còn thức”.
→ Nỗi nhớ ko chỉ kéo dài theo trục không gian, thời gian mà còn xuyên qua cả hai cõi thực và mộng.
- Vì nhớ nên lúc nào cũng “nghĩ” và “hướng” về anh. Trời đất có nhiều phương như bắc, nam... Riêng “em” chỉ có 1 phương – phương “anh”. Đó là lời khẳng định 1 T.Y chung thuỷ.
- Nhớ - nghĩ – hướng tất yếu sẽ muốn đến với anh. Cũng giống như:
Ở ngoài kia đại dương/ Muôn ngàn con sóng đó/ Con nào chẳng tới bờ? Dù muôn vàn cách trở.
* Nghệ thuật:
- Sử dụng cách nói nghịch lí:
+ Trong mơ còn thức.
+ Xuôi bắc – ngược nam.
→ Tình yêu vốn không chỉ chứa trong nó sự phức tạp, bí ẩn mà còn chứa biết bao điều phi lí.

d. Hai khổ cuối: Khao khát tình yêu vĩnh cửu
* Cảm nhận về sự hữu hạn của kiếp người:
- Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua cuộc đời mà cuộc đời ko thể níu giữ. Cũng như mây vẫn bay qua biển dù biển rộng mênh mông.
- Trong tâm thức của con người thời hiện đại thì cuộc đời, trời bể là hữu hạn, nên kiếp người thật nhỏ bé, kiếp tình vì thế cũng thật mong manh.
* Khao khát tình yêu vĩnh cửu:
- Cuộc đời và tình yêu đều hữu hạn, chi bằng gửi chúng vào một thứ vĩnh hằng – sóng. XQ đã rất khôn ngoan khi thực hiện điều này:
Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ.
→ XQ đã hướng con người tới khát vọng sống hết mình trong T.Y, hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung: - Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng giữa sóng và em, bài thơ đã diễn tả tình yêu một tình yêu thiết tha, nồng nàn, chung thuỷ; thể hiện khát khao muốn vượt qua những giới hạn của thời gian và sự hữu hạn của đời người để tìm được tình yêu vĩnh cửu.

2. Nghệ thuật: - Xây dựng 2 hình tượng nghệ thuật sóng đôi, xen kẽ và bổ sung ý nghĩa cho nhau: sóng và em.
- Nhân hoá, ẩn dụ, so sánh.
- Thể thơ ngũ ngôn có nhịp như nhịp của sóng.
- Giọng thơ hồn nhiên, đầy nữ tính.
 
Last edited:

khuattuanmeo

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,190
1,091
299
24
Hà Nội
Bài 1:
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
KIẾN THỨC CƠ BẢN:
upload_2017-10-27_21-25-35.png
1. Hoàn cảnh ra đời
- Sau khi lãnh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa thắng lợi,ngày 26/8/1945 Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về Hà Nội. Tại nhà 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo “Tuyên ngôn độc lập”.
- Trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài, trước âm mưu trở lại của thực dân Pháp, ngày 2/9, thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Người đọc “Tuyên ngôn độc lập”.
2. Mục đích sáng tác.
a. Đối tượng

- Đồng bào cả nước.
- Nhân dân trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước Pháp, Mĩ.
b. Mục đích, ý nghĩa:
- Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc. Khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Khẳng định quyết tâm bảo vệ nền tự do độc lập, đập tan mọi luận điệu xảo trá của kẻ thù.
3. Bố cục
- Có thể phân chia bố cục bài như thế nào?
Phần 1: “Hỡi đồng bào”… “chối cãi được” => Đặt vấn đề: Nêu cơ sở pháp lí.
Phần 2: “Thế mà”… “phải được độc lập” => Giải quyết vấn đề: Nêu cơ sở thực tế.
Phần 3: Còn lại. => Kết thúc vấn đề: Tuyên bố độc lập.
4-1. Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn
- Trích dẫn + TNĐL 1776 của Mĩ.
+ TN DQ-NQ 1791 của Pháp.
+ Thái độ trân trọng những danh ngôn bất hủ.
+ Lấy lời lẽ tổ tiên người Mĩ, Pháp nói với người Mĩ, Pháp hiện tại à nghệ thuật lấy “gậy ông đập lưng ông”.
+ Đặt ba cuộc cách mạng, ba nền độc lập ngang hàng nhau à niềm tự hào dân tộc.
+ Dùng chân lí đã được thừa nhận, làm cơ sở pháp lí vững chắc.
- Không dừng lại ở sự trích dẫn, Hồ Chí Minh còn “suy rộng ra…”.
+ Từ quyền con người nâng lên thành quyền dân tộc.
+ Đóng góp lớn, đầy sáng tạo cho lí luận của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới.
Đánh giá về phần đặt vấn đề của bản“Tuyên ngôn độc lập”:
Đặt vấn đề một cách khéo léo, Hồ Chí Minh đã tạo một cơ sở vững chắc làm nền tảng cho bản “Tuyên ngôn độc lập”. Đoạn văn thể hiện nổi bật những nét đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của tác giả.
4.2- Giải quyết vấn đề: Nêu cơ sở thực tế
a. Tội ác của thực dân Pháp
- Nêu hệ thống tội ác:
Dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, xác thực, giọng văn hùng biện + trữ tình.
>>> Tố cáo tội ác chồng chất, trên mọi lĩnh vực của thực dân Pháp.
| Liên hệ: Trong bình ngô đại cáo , Nguyễn Trãi cũng tố cáo tội ác những chủ trương cai trị phản nhân đạo của giặc Minh đối với nhân dân Đại Việt : hủy hoại cuộc sống con người bằng hành động diệt chủng , tàn sát người dân vô tội ( “nướng dân đen” , “vùi con đỏ” ), bằng sự hủy hoại môi trường sống (“ nặng thế khóa sạch không đầm núi”, “tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ” ...) ,Người dân vô tội trong tình cảnh bi đát đến cùng cực , không còn đường sống.Cái chết đợi họ trên rừng , cái chết đợi họ dưới biển (“ chốn chốn lưới chăng” ,” nơi nơi cạm đặt”).
-“Chúng…”
“Chúng…”
“Chúng…”
ð Điệp từ, điệp âm tạo mạnh mẽ, hùng hồn
ð Thái độ căm giận sục sôi
* Vạch trần bộ mặt, bản chất của thực dân Pháp: “Chúng tuyệt đối không cho…thi hành…ngăn cản…”
=> Thủ tiêu tự do, dân chủ >< chiêu bài “tự do”, “dân chủ”, “bình đẳng.”
=> Tính luận chiến sắc bén của tác phẩm thể hiện qua ngòi bút vạch trần bản chất của thực dân Pháp.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn… ràng buộc dư luận… Thi hành chính sách…
=> Chính sách ngu dân, bịp bợm, xảo trá >< chiêu bài “khai hoá”, “văn minh”.
Chúng bóc lột… cướp…giữ độc quyền…
=> Chính sách bóc lột thậm tệ >< ngọn cờ “khai hoá”
Chúng quỳ gối đầu hàng…bỏ chạy…bán nước ta hai lần…thẳng tay khủng bố… giết nốt…
=> Bản chất vừa hèn nhát, vừa dã man, tàn bạo ><nhà nước “bảo hộ”, ngọn cờ “bác ái”.
>>> Đoạn văn là tội ác, bản chất phi nghĩa, vô nhân đạo của thực dân Pháp trước dư luận thế giới.

* Cuộc cách mạng chính nghĩa, anh hùng của dân tộc
- “Sự thật là…” => Điệp từ, âm hưởng mạnh mẽ.
=> Thuyết phục người nghe bằng những lí lẽ không thể chối cãi, khẳng định công lao to lớn của nhân dân,những người chủ chân chính của đất nước.
* Khẳng định tự do, độc lập:
- “Bởi thế cho nên…” à Quan hệ từ, chỉ rõ nhân - quả
- Thoát li hẳn…xoá bỏ hết... kiên quyết chống lại… => Câu dài, lập luận chặt chẽ, giọng hùng hồn.
=> Tuyên bố hùng hồn: chấm dứt quan hệ thuộc địa với thực dân Pháp, kiên quyết chống lại âm mưu xâm lược của chúng.
- Một dân tộc đã gan góc…Dân tộc đó phải được… => Điệp ngữ, ngôn từ trang trọng, giọng điệu hùng hồn.
=> Hình ảnh dân tộc Việt Nam anh hùng, hiên ngang, bất khuất với khát vọng lớn lao về quyền tự do, độc lập.
=> Vạch trần tội ác của thực dân Pháp trước toàn nhân loại đồng thời ca ngợi cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã nêu ra cơ sở thực tế chính đáng để hưởng tự do độc lập của nước Việt Nam.
4.3- Kết thúc vấn đề: Tuyên bố độc lập

- Vì những lẽ trên…”: Quan hệ từ, chỉ ra: nhân - quả.
- Nước Việt Nam có quyền được hưởng…=> Phù hợp với cơ sở đạo lí, pháp lí.
- Sự thật đã là một nước tự do, độc lập… => Phù hợp với cơ sở thực tế.
=> Đoạn văn ngắn gọn, súc tích, lời lẽ hùng hồn, trang trọng, là một lời truyên bố đanh thép với toàn thể đồng bào, nhân dân thế giới và cả kẻ thù đang lăm le phá hoại thành quả Cách mạng về nền độc lập tự do của dân tộc ta.
- Công cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân ta :
+ Dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật cùng bè lũ tay sai, nhân dân ta đã kiên kì đấu trang “lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật” , “giành chính quyền ,lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
+ Thành quả của cách mạng đã được đúc kết bằng câu văn ngắn ngọn , hàm súc , cô đọng : “ Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.” Cùng một lúc nhân dân ta đã đánh đổ ba kẻ thù thực dân- phát xít- phong kiến, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, quyền dân chủ cho nhân dân Việt Nam; đồng thời phơi bày sự thất bại thảm hại của bè lũ xâm lược và phong kiến.
Tiểu kết: Những lí lẽ đanh thép và bằng chứng hùng hồn về tội ác của thực dân Pháp đối với đất nước ta cùng nỗ lực đấu trang giành chính quyền của nhân dân ta là nền tảng thực tiễn để Hồ Chí Minh đi đến lời khẳng định về quyền tự do , độc lập của dân tộc Việt Nam .
5. Tuyên bố cuối cùng và tuyên ngôn:
+ Lời tuyên bố về quyền độc lập , tự do của dân tộc được dõng dạc vang cất trên lập trường dân tộc, nhân dân.
- Thông điệp của lời tuyên ngôn :
+ Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp , xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam , xóa bỏ hết mọi đặc quyền của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam.
l Sử dụng phép lặp và một trường từ vựng có tính chất mạnh : “thoát li hẳn”, “xóa bỏ hết”, “xóa bỏ tất cả”...thể hiện lập trường kiên định , thái độ dứt khoát , vấn đề đặt ra không thể khoan nhượng.
l Có những hàm ý tinh tế nhưng rõ ràng :
+ “Pháp” là chính phủ Pháp ở chính quốc , thực dân Pháp ở Việt Nam, không phải nhân dân Pháp; viết “nước Việt Nam” nghĩa là nhấn mạnh tính thống nhất đất nước , mặc nhiên phủ nhân sự chia cắt nước ta ba kì của thực dân Pháp.
+ “Xóa bỏ” là xóa bỏ “các quan hệ thực dân” với Pháp , không xóa bỏ quan hệ tốt đẹp, không từ chối quan hệ hữu nghị . Bác lại viết “ xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam” , không phải “kí với” nước Việt Nam. “Kí về” là có tính chất áp đặt ,ép buộc , gồm cả những hiệp ước kí với nước ngoài về Việt Nam . Khác hẳn “kí với” là trên tinh thần bình đẳng ,hợp tác .
+ Kêu gọi toàn dân Việt Nam đoàn kết chống lại âm mưu của thực Pháp: “Toàn dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng , tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”
+ Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhân quyền độc lập , tự do của dân tộc : “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhân những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn , quyết định không thể không công nhân quyền độc lập của dân Việt Nam”.
Ø Cách nói mềm mỏng mà đanh thép , có tính chất phủ định đã khẳng định : Quyền độc lập , tự do của dân tộc ta là một lẽ phải mà các nước Đồng minh không thể bác bỏ được .
- Ý nghĩa:
+ Tuyên bố về ý chí kiên quyết bảo vệ quyện tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam .
+ Tuyên ngôn Độc lập hội tụ hai yếu tố :
Ÿ Khách quan : Khẳng định Việt Nam không lệ thuộc vào bất cứ thế lực chính trị nào , có quyền tự quyết trên mọi phương diện.
Ÿ Chủ quan : Toàn bộ cộng đồng dân tộc thực sự có chung khát vọng độc lập , tự do và ý chí bảo vệ quyền tự do , độc lập ấy.
=> Lời tuyên bố được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
6. Tổng kết
;
Nội dung : -Áng văn chính luận mẫu mực kết tính lí tưởng đấu trang giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập ,tự do của dân tộc Việt Nam.
- Văn kiện lịch sử vô giá nhằm tuyên bố với đồng bào trong nước và thế giới về quyền tự do, độc lập dân tộc Việt Nam cũng quyết định bảo vệ nền độc lập , tự do ấy.
Nghệ Thuật :
- Bố cục chặt chẽ , rõ ràng , thuyết phục . Văn phong đanh thép ,sắc sảo mà vô cùng trong sáng , giản dị , súc tích , giàu nghệ thuật .Từ ngữ sử dụng chính xác, giản dị , gần gũi , hình ảnh gợi cảm , những động từ , tĩnh từ linh hoạt,hiệu quả...
- Lời văn trong sáng nhưng không làm mất đi tính hiện đại , sự sang trọng , về uyển chuyển, Bác sử dụng những câu dài, các loại câu khẳng định liên tiếp , các câu liệt kê, câu song hành...phối hợp với các liên kết câu , đoạn chặt chẽ , mang giọng điệu phù hợp , đầy hình ảnh,tất cả lại thật gói gọn,khúc chiết.
- Bản tuyên ngôn còn hấp dẫn người đọc ở tấm lòng của người viết , đó là lòng tự hào dân tộc, tấm lòng yêu nước thiết tha cháy bỏng , sự nhìn xa trông rộng của một con người vĩ đại.
_______________________________________________________________________________________
KIẾN THỨC TỔNG HỢP
___________________________________________________________________
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Việt Nam, dải đất mảnh mai gầy guộc nằm trên bờ biển Đông suốt 4000 năm lịch sử đã phải gồng mình lên để sớm chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa, gần 2000 năm phải chống ngoại bang xâm lược, đô hộ, đồng hóa, giành độc lập tự do cho dân tộc đã trở thành lẽ sống truyền từ dời này sang đời khác. Hơn 1000 năm trước, khi quân xâm lược Tống kéo sang giày xéo bờ cõi nước ta, chúng ta đã tuyên bố: “Sông núi nước Nam, vua Nam ở”. Hơn 500 năm sau, sau thắng lợi của Đại cáo Bình NGô, chúng ta lại một lần nữa tuyên bố nền độc lập trong không khí hào sảng: “Như nước Đại Việt ta từ trước … xưng đế một phương”. Vẫn với một tinh thần ấy và hơn cả như thế, “Tuyên ngôn độc lập” của Bác đã trở thành đỉnh mốc đánh dấu bước phát triển lớn nhất trong lịch sử phát triển quốc gia dân tộc.

PHẦN MỘT: Tác giả: Hồ Chí Minh (1890 – 1960)
I. Quan điểm sáng tác:
- Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội
- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm
- Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học
- Đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ, Hồ Chí Minh nhắc nhở “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo…”
- Hồ Chí Minh đề cao chức năng tuyên truyền, cổ động của văn học, ca tụng các anh hùng, chiến sĩ xả thân vì nước, những người tốt, việc tốt để động viên nhân dân và làm gương cho con cháu mai sau
II. Phong cách nghệ thuật:
1. Sự đa dạng trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
a, Phong cách chính luận:
- Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lĩ lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp và giọng điệu, thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh.
b, Phong cách truyện kí:
- Truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc là những tác phẩm mở đầu và góp phần đặt nền móng đầu tiên cho văn xuôi cách mạng.
- Truyện và kí của người rất chủ động sáng tạo, hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén với tiếng cười nhẹ nhàng hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.
C, Phong cách thơ:
- Thơ tuyền truyền cách mạng của Hồ Chí Minh thường được viết bằng hình thức bài ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại, phục vụ, hiện quả cao cho sự nghiệp các mạng, và luôn chứa chan nhiệt tình cách mạng.
2. Sự thống nhất:
- Dù trang văn chính luận,truyện, kĩ hay thơ ca, phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh đều hết sức phong phú, đa dạng mà thống nhất:
+ Kết hợp thuần nhuyễn giữa yếu tố cổ điển và hiện đại
+ Đó là cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật khác nhau nhằm thể hiện một cách nhuần nhị và sâu sắc tư tưởng và tình cảm của người cầm bút.
+ Từ tư tưởng tới hình tương nghệ thuật đều luôn luôn vận động một cách tự nhiên, nhất quán, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
PHẦN HAI: Tác phẩm Tuyên Ngôn Độc Lập
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Ngày 10/8/1945, chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Người biên soạn Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trước hàng chục vạn đồng bào :
Hôm nay, sáng mồng hai tháng chín,
Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình.
Muôn triệu tim chờ chim cũng nín,
Bỗng vang lên câu hát ân tình:
Hồ Chí Minh ! Hồ Chí Minh !
Người đứng trên đài lặng phút giây,
Trông đàn con đó vẫy hai tay.
Cao cao vầng trán Ngời đôi mắt,
Độc lập bây giờ mới thấy đây...

Người đọc Tuyên ngôn Rồi chợt hỏi:
Đồng bào nghe tôi nói rõ không ?
Ôi ! câu hỏi hơn một lời kêu gọi,
Rất đơn sơ mà ấm bao lòng !
Cả muôn triệu một lời đáp: Có !
Như Trường Sơn say gió biển Đông.
Vâng ! Bác nói, chúng con nghe rõ,
Mỗi tiếng Người mang nặng non sông.
Trời bỗng xanh hơn, nắng chói lòa,
Ta nhìn lên Bác, Bác nhìn ta.
Bốn phương chắc cũng nhìn ta đó,
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa !

Cả đất nước ngây ngất trong hạnh phúc được sống trong kỉ nguyên mới, chấm dứt bao năm sống nô lệ tủi nhục
- Tuyên ngôn độc lập được viết trong hoàn cảnh đặc biệt: đất nước đã dành được độc lập nhưng bọn đế quốc thực dân – đặc biệt là thực dân Pháp đang lăm le quay trở lại nhằm nô dịch nước ta lần nữa. Nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, tiến vào từ phía Bắc là quân Tưởng Giới Thạch, sau lưng là đế quốc Pháp. Chúng nhân danh phe Đồng minh với chiêu bài: lấy lại mảnh đất bảo hộ đã bị bọn phát xít Nhật chiếm đóng trong chiến tranh. Chúng ta phải chống thực dân Pháp – một thành viên chủ chốt của phe Đồng minh nhưng lại nhất thiết không thể chốgn Đòng minh. Đây là một vấn đề trọng yếu và nó cũng vô cùng tinh tế, đòi hỏi sự khôn khéo, sáng suốt bản lĩnh của người lãnh đạo.
II. Đối tương tiếp nhận và mục đích sáng tác
1. Đối tượng tiếp nhận:
Căn cứ vào câu từ của Tuyên ngôn độc lập dễ thấy, đối tượng tiếp nhận của bản Tuyên ngôn độc lập là đồng bào cả nước và toàn thể thế giới. Trong đó chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng đến bè lũ thực dân, phát xít đang lăm le chiếm nước ta, đặc biệt là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
2. Mục đích sáng tác:
- Với đối tượng tiếp nhận như vậy, viết Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh muốn đập tan những luận điệu xảo trá của nọn thực dân phát xít, trước hết là tuyên bố hùng hồn của thực dân Pháp trước dư luận thế giới. Từ đó, khẳng định nền độc lập tự do của dân tộc.

II. Đọc hiểu văn bản:
1. Cơ sở pháp lĩ của văn bản tuyên ngôn:
- Phần mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập có giá trị nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật lập luận, tiêu biểu cho phong cách chính luận Hồ Chí Minh. Tác giả đã khẳng định độc lập dân tộc trên cơ sở những lĩ lẽ không thể chối cãi
- Ngay từ những dòng đầu tiên, Hồ Chí Minh đã nêu lên chân lí vĩnh cửu về quyền tự do của dân tộc, quyền sống của mỗi con người đã được thừa nhận qua nhiều thời kì lịch sử ở ngay chính những quốc gia mà bấy giờ chính quyền của họ đang đi ngược lại nguyên tắc đó.
- Bác đã dẫn lời hai bản tuyên ngôn Pháp và Mĩ, chứa đựng những tư tưởng lớn, đã được thừa nhận của nhân loại để làm cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn độc lập Việt Nam. Cách lập luận của tác giả vừa khôn khéo, vừa kiên quyết:
+ Dẫn Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyềnh của cách mạng Pháp chính là biểu hiện của sự mở ra, hòa vào đời sống cộng đồng thế giới của dân tộc. Chỉ mới đây thôi, dân tộc còn nô lệ, đất nước còn chưa có tên riêng (mang tên xứ An Nam thuộc Pháp), xã hội còn là xã hội phong kiến thuộc địa cũ kĩ, tù đọng. Hôm nay chúng ta đã là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đứng giữa nhân loại trên thế giới. Những nội dung, khi phách như thế đã cất lên, vang động khắp toàn cầu.
+ Cách dẫn dắt ấy gọi lại cho người Mĩ và người Pháp nhớ lại những người hoàn cảnh tương tự như Việt Nam. Cách đó 2000 năm người Mĩ cũng bị áp bức, bị làm nhục, cũng bị những người châu Âu sang khai thác. Đồng thời, cách nói ấy cũng nhắc nhớ, vừa có ý đặt ngang hành cuộc cách mạng tháng 8 cũng mở ra một kỉ nguyên mới, đó là kỉ nguyên dành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa. Với những trích dãn hai câu nổi tiếng trong bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp, Hồ Chính Minh muốn khẳng định chân lí lịch sử và niềm tự hào dân tộc, khẳng định tầm vóc thời đại của cuộc cách mạng tháng 8 – 1945.
+ Người đã thể hiện sự tôn trọng những danh ngôn bất hủ đã được cả thế giới thừa nhận, những chân lí đó, dù là của Mĩ hay của Pháp. Ở đây không hề có sự nhầm lẫn giữa nhân dân Mĩ, dân tộc Pháp với bọn xâm lược Mĩ, Pháp.
+ Từ quyền bình đẳng và tự do của con người mà tác giả suy rộng về quyền bình đẳng tự do của các dân tộc thế giới. Đây là một cách vận dụng khéo léo và đầy sáng tạo nhưng cẫn đảm bảo tính chặt chẽ trong lập luận. Tư tưởng “Quyền của các dân tộc” là một đóng góp lớn của “Tuyên ngôn độc lập”: cống hiến nổi tiếng của cụ Hồ Chí Minh vào kho tàng tinh hoa tư tưởng nhân loại. Bởi vì tư tưởng này là sự nâng cao giá trị, tầm vóc nhân bản của tư tưởng, của nguyên tắc của con người (giáo sư Singô Sibita). Mặt khác, tư tưởng nguyên tắc “Quyền các dân tộc” còn là cơ sở để nhân loại thấy rằng giai cấp tư sản trong khi nêu cao nhân quyền, dân quyền tại mở rộng quyền xâm phạm, tàn bạo, bóc lột dã man các dân tộc khác. Đó là vô nhân đạo và phi nghĩa. Thế là từ phạm trù nhân quyền – Bác đã chuyển sang phạm trù chống thực dân – nền móng của phong trào giải phóng, dân tộc; phong trào rồi sẽ trở thành một trong ba dòng thác cách mạng thế giới. Chỉ trong một câu văn ngắn ngắn gọn, ta vẫn nhạn ra Hồ Chí Minh như giương cao bó đuốc sáng người của tư tưởng giảip phóng dân tộc.
+) Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn vừa nhằm đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo, vừa tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo
+ Bác đã dùng lời lẽ bản tuyên ngôn Mĩ, Pháp để phủ nhận chính âm mưu xâm lược của hai cường quốc này. Qua thủ pháp nghệ thuật gậy ông đập lưng ông, dường như tác giả đã ngầm cảnh cáo nếu Pháp xâm lược Việt Nam thì chính họ đã phản bội lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc họ đã đúc kết thành chân lí của bản tuyên ngôn. Họ sẽ vấy bẩn lên lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái mà cha ông họ gây dựng.
=> Chỉ bằng đoạn văn ngắn mở đầu, Tuyên ngôn độc lập đã đưa ra căn cứ, lĩ lẽ xác đáng cho lập luận. Quá trình dẫn dắt tới căn cứ, lập luận này hết sưc chính xác, thể hiện độ nhạy bén, chính trị, sự sắc sảo trí tuệ cao độ. Với đoạn mở đầu, tác giả đã tạo cơ sở lí luận vững chắc để triển khai lập luận ở phần sau. Chúng ta đã từng biết đến chất trí tuệ sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc qua truyện “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” hiện đại bằng tiếng Pháp, chất cổ điển hài hòa với tinh thần hiện đại của Hồ Chí Minh qua Nhật kí trong tù bằng chữ Hán, thì đến “Tuyên ngôn độc lập”, ta còn biết đến áng văn chính luận mẫu mực giàu tính luận chiến của nhà cách mạng Hồ Chí Minh. Đây cũng là tác phẩm mà tác giả thấy hài lòng nhất.
II. Cơ sở thực tế của văn bản tuyên ngôn:
Giọng văn từ trang nghiêm chuyển thành hùng hồn, cảm giận khi Hồ Chủ tịch vạch trần và lên án tội ác của thực dân Pháp với nhân dân ta trong gần một thế kỉ qua: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng là cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Chỉ một lớp chuuyển tiếp là đủ mở ra nội dung của đoạn sau. Và thế là, bản án ché độ thực dân Pháp đã từng được đưa ra trước toàn án lịch sử, cách đấy hai mươi nă, lại được tóm tắt đưa ra lần nữa trước công luận Việt Nam và thế giới.
- Năm đội ác lớn về chính trị là tước đoạt quyền tự do dân chủ, luật pháp dã man, chia để trị, đàn áp và khủng bố, thi hành chính sách ngu dân, đầu độc bằng rượu côn và thuốc phiện để làm cho nòi gióng ta suy nhược. Trong “Bình ngô đại cáo” Nguyễn Trãi đã nói về tội ác của quân cuống Minh: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn – Vùi con đỏ xuống dưới hầm tài vạ”. Hơn 500 năm sau, trong “Tuyên ngôn độc lập”, người anh hùng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh cũng viết: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng tắm cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”.
+ Đó là những bằng chứng ai không ai chối cãi được.
+ Câu văn ngắn, đanh thép, hùng hồn. Những đọng từ, tính từ đều hết sức nặng nề để miêu tả bản chất của bọn chúng. Giọng văn châm biếm, đả kích, sắc sảo trí tuệ; cách so sánh mỉa mai (lập ra nhà tù nhiều hơn trường học); cách dùng hình ản (bể máu) – tất cả tạo nên phong cách chính luận Hồ Chí Minh: súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, giàu sức thuyết phục.
- Năm tội ác về kinh tế của thực dân Pháp là bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn; nước ta xơ xác tiêu điều; cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng,…
+ Lên án chính sách vô nhân đạo của chúng, tác giả căm giận viết “Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lĩ, làm cho dân ta, nhất là dân cày, trở nên bần cùng. Hàng trăm thứ thuế ấy của thực dân Pháp đã bóc lột dân ta dến tận xương tủy:
Các thức thuế các làng thêm mãi,
Hết đinh điền rồi lại trâu bò.
Thuế chó cũi, thuế lợn bò,
Thuế diêm, thuế tửu, thuế đò, thuế xe.
Thuế các chợ, thuế trà, thuế thuốc,
Thuế môn bài, thuế nước, thuế đèn.
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền,
Thuế rừng tre gỗ, thuế thuyền bán buôn.
Thuế gò, thuế bãi, thuế cồn,
Thuế người chức sắc, thuế con hát đàn.
Thuế dầu mật, thuế đàn đĩ thoã,
Thuế gạo rau, thuế lúa, thuế bông.
Thuế tơ, thuế sắt, thuế đồng,
Thuế chim, thuế cá, khắp trong lưỡng kì.
Các thức thuế kể chi cho xiết,
Thuế xia kia mới thật lạ lùng,
Làm cho thập thất cửu không,
Làm cho xơ xác, khốn cùng chưa thôi.
- Bọn thực dân Pháp cũng như mọi kẻ áp bức, lúc còn quyền hành thì hống hách hung bạo, lúc thất thế thì đê hèn, mất hết liêm sỉ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt hèn nhát và phản bội của thực dân Pháp. Mùa thu năm 1940, thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở xửa nước ta, rước Nhậ. Pháp và Nhật đã cấu kết với nhau, bóc lột nhân dân ta thậm tệ gây ra thảm họa năm Ất Dậu, 1945: Từ đó nhân dân ta chịu hai tầng xiềng xíc: Pháp và Nhật. Từ đó, dân ta dống đòi nghèo, cực khổ. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị tới Bắc kì hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.
+ Sự hèn hạ, tàn ác của thực dân Pháp không thể nào kể xiết. Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp: quân Pháp bỏ chạy hoặc đầu hàng. Tác giả châm biếm lên án: Chúng chẳng những không bảo hộ được ta, trái lại trong năm năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật. Thậm tệ và tàn nhẫn hơn nữa là trước khi rút chạy: “Chúng còn nhẫn tâm giết nốt số tù đông chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”
- Đối lập với cái ti tiện, cái dã man của chúng là hành động văn minh của nhân dân ta. Đặt vào đây, nó có tác dụng như một thủ pháp nghệ thuật làm nổi bật lên cái bản chất giữa ta và đichj, khẳng định thềm về chất nhân đạo của nhân dânta. Đối với kẻ tay còn đẫm máu, nhân dân và cách mạng Việt Nam vẫn giúp họ, cứu họ, bảo vệ họ. Ta cứu họ, rồi lại tiếp tục bảo vệ, không chỉ tính mạng mà còn cả tài sản nữa. Cái chu đáo của lòng nhân đạo Việt Nam là như thế.
- Vậy thì giữa những người Việt Nam như thế và những người Pháp như trên, ai bảo hộ ai? Câu trả lời đã quá rõ ràng. Thêm vào đó, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định một sự thật lịch sử. Từ năm 1940 trở đi, nước ta đã trở thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Để đập tan luận điệu bọn thực dân Pháp đang âm mưu tái chiếm Đông Dương, Hồ Chí Minh hùng hồn tuyên bố: sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
+ Những từ, những ý lặp lại(sự thật là…) tạo các về nhân mạnh dứt khoát như chồng chất thêm những tầng lớp ngăn cản mối ảo tưởng về chủ quyền của thực dân Pháp trên đất Việt Nam
- Tuyên ngôn độc lập có giá trị lịch sử to lớn. Tác giả ghi rõ một cục diện chính trị mới: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Từ nô lệ, dân ta đã giành được độc lập: Dân ta dãđánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Một chế độ mới, một nhà nước mới ra đời: Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.
III. Lời tuyên ngôn
- Phần tiếp theo là lời tuyên bố sáng người chính nghĩa, thể hiện một quyết tâm, sắt đá, không một thế lực thù địch nào có thể lay chuyển được. Đồng thời, mạnh mẽ: thoát li hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Tác giả tự hào nêu cao truyền thống anh hùng bất khuất chống thực dân chống phát xít của dân tộc và khẳng định: ”Dân tộc đó phải được tự do. Dân tộc đó phải được độc lập”.
+ “Dân tộc, tự do, độc lập” Những từ thiêng liêng đó trở lại cùng với những tính từ gan góc, những trạng ngữ. “80 năm nay, mấy năm nay”, những khẳng định phải được hùng dũng gõ nhịp trong một điệp khúc của một bài ca đòi quyền sống.
- Kết thúc bản Tuyên ngôn độc lập là một lời tuyên bố mang ý nghĩa lịch sử như một lời thề thiêng, thể hiện sâu sắc khát vọng độc lập, tự do của nhân dân ta, biểu thị quyết tâm và sức mạnh Việt Nam: “nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự độc lập ấy”
+ Cụm từ “ toàn thể dân tộc Việt Nam” nói lên sức mạnh đoàn kết,triệu triệu con người Việt Nam kết thành một khối mà không một kẻ thù nào có thể khuất phục được! Tự do hay là chết, dù phải đốt chát Trường Sơn cũng phải giành lại nền độc lập
+ Lời tuyên bố của Hồ Chủ tịch là lời cánh cáo nghiêm khắc đối với thựcdân Pháp đang âm mưu tái chiếm Việt Nam một lần nữa đồng thời kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam một lần nữa đồng thời kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho độc lập tự do của Tổ quóc. Ba mươi năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta thể hiện một cách hùng hồn lời tuyên bố mạnh mẽ ấy. Đó là khát vọng mạnh mẽ, là ý chí sắt đá về độc lập tự do dân tộc ta. Một lần nữa, Người lại tuyên bố: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chiu mất nước, không chịu làm nô lệ”
Hơn nửa thế kỉ trôi qua kể từ ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, những chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc ta đã trải qua rất đáng tự hào: Cách mạng tháng 8 – chiến thắng Điện Biên Phủ oai hùng, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng – Non sông Việt Nam liền một dải, Bắc Nam sum họp một nhà…




 

khuattuanmeo

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,190
1,091
299
24
Hà Nội
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Nhận xét về Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng "Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá". Ý kiến khác lại khẳng định "Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực".
Từ việc cảm nhận về giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên?

Bài làm:
1. Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm:
- Không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh còn là nhà văn, nhà thơ lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lĩ lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp và giọng điệu, thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh.

- Tuyên ngôn độc lập được viết trong hoàn cảnh đặc biệt: đất nước đã dành được độc lập nhưng bọn đế quốc thực dân – đặc biệt là thực dân Pháp đang lăm le quay trở lại nhằm nô dịch nước ta lần nữa. Nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, tiến vào từ phía Bắc là quân Tưởng Giới Thạch, sau lưng là đế quốc Pháp. Chúng nhân danh phe Đồng minh với chiêu bài: lấy lại mảnh đất bảo hộ đã bị bọn phát xít Nhật chiếm đóng trong chiến tranh. Chúng ta phải chống thực dân Pháp – một thành viên chủ chốt của phe Đồng minh nhưng lại nhất thiết không thể chốgn Đòng minh. Đây là một vấn đề trọng yếu và nó cũng vô cùng tinh tế, đòi hỏi sự khôn khéo, sáng suốt bản lĩnh của người lãnh đạo.

- Khi bàn về giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập có ý kiến cho rằng: "Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá". Ý kiến khác lại khẳng định "Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực".


2. Giải thích ý kiến:

- Ý kiến thứ nhất: Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá => có vai trò quan trọng đối với vận mệnh lịch sử dân tộc. Bản TN đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở VN và mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta: kỉ nguyên độc lập, tự do, kỉ nguyên nhân dân làm chủ đất nước

- Ý kiến thứ hai: Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực => là những áng văn đạt chuẩn mực cao về nội dung và nghệ thuật có sức thuyết phục, quy tụ lòng người.

=> Hai ý kiến đều đánh giá cao tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Bác xét trên hai góc độ chính trị lịch sử và văn chương nghệ thuật.

3. Phân tích và chứng minh hai ý kiến

>>> 3.1. Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá

- Tuyên ngôn độc lập ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử trọng đại, đánh dấu một giai đoạn một bước ngoặc lịch sử của dân tộc.

- Bản TN đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở VN và mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta: kỉ nguyên độc lập, tự do, kỉ nguyên nhân dân làm chủ đất nước

>>>3.2. Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực

- Kết cấu 3 phần:

+ Phần mở đầu: Cơ sở pháp lĩ của văn bản tuyên ngôn

+ Phần thân bài: Cơ sở thực tế của văn bản tuyên ngôn

+ Phần kết: Lời tuyên ngôn

- Lập luận chặt chẽ:

+ Bác đã dẫn lời hai bản tuyên ngôn Pháp và Mĩ, chứa đựng những tư tưởng lớn, đã được thừa nhận của nhân loại để làm cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn độc lập Việt Nam. Cách lập luận của tác giả vừa khôn khéo, vừa kiên quyết.

+ Phủ nhận công bảo hộ của Pháp đối với nước ta bằng những ngôn từ đanh thép, cách nói hình ảnh

+ Khẳng định sự khoan hồng của nhân dân ta đối với thực dân Pháp bằng các sự thật lịch sử

+ Những từ, những ý lặp lại(sự thật là…) tạo các về nhân mạnh dứt khoát như chồng chất thêm những tầng lớp ngăn cản mối ảo tưởng về chủ quyền của thực dân Pháp trên đất Việt Nam

(*) Dung lượng tác phẩm ngắn gọn, cô đọng, gây ấn tượng sâu sắc. Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ; chứng cứ cụ thể, xác thực; lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, gợi cảm, tác động mạnh mẽ vào tình cảm, nhận thức của người nghe, người đọc.

4. Đánh giá và bàn luận hai ý kiến:

- Hai ý kiến đều ngắn gọn, súc tích, khẳng định giá trị và vai trò của bản Tuyên ngôn độc lập. Tuy bàn về hai khía cạnh khác nhau nhưng không đối chọi, triệt tiêu nhau mà bổ sung, tương hỗ cho nhau.

- Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, là áng văn chính luận mẫu mực; là văn bản pháp lý, văn hoá của muôn đời; là hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh cũng như của toàn dân tộc Việt Nam – Bản Tuyên ngôn xứng đáng là “áng thiên cổ hùng văn”
 

khuattuanmeo

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,190
1,091
299
24
Hà Nội
KIẾN THỨC CƠ BẢN
SÓNG

I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:

a. Cuộc đời:
Là một người phụ nữ đa tài nhưng gặp nhiều bất hạnh. Chị ra đi vào lúc tài năng nở rộ nhất.
- Là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mĩ.
b. Sự nghiệp
- Các tập thơ tiêu biểu (SGK)
- Đề tài: phong phú, thành công nhất là thơ tình yêu.
- Đặc điểm hồn thơ: Tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị; nhiều lo âu, day dứt, trăn trở trong tình yêu.
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi” -(Tự hát)-
“Có lẽ khó có người phụ nữ nào yêu tha thiết, mãnh liệt, đam mê… yêu đau đớn như Xuân Quỳnh”

(T.S: Đoàn Hương)

“ Xuân Quỳnh không có gì khác ngoài trái tim biết yêu, nhưng trái tim ấy nói lên thành thơ và chị trở thành nhà thơ nữ lớn nhất của thế kỷ này của Việt Nam chỉ bằng trái tim chân thành và vô giá ấy”

(G.S: Phan Ngọc)

2. Bài thơ “Sóng”:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Viết tại biển Diêm Điền (Thái Bình) năm 1967, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.

b. Bố cục
- Khổ 1,2: Nghĩ về đặc tính của Sóng và tình yêu của Em
Khổ 3,4: Hành trình đi tìm hiểu ngọn nguồn của Sóng và tình yêu của Em
Khổ 5,6,7: Nghĩ về nỗi nhớ của sóng và T.Y chung thủy của Em
- Khổ 8,9: Nghĩ về Sóng và khát vọng tình yêu của Em

c. Đề tài và chủ đề:
+ Đề tài: Tình yêu
+ Chủ đề: Mượn hình tượng “Sóng” trong tự nhiên để diễn tả tình yêu của “Em”. Sóng là ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu , vừa là sự hòa nhập vừa là sự phân thân của “Em”

II. ĐỌC HIỂU CẢM NHẬN:
1. Hai khổ thơ đầu
* Khổ 1: Câu 1,2: trạng thái
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng l
Tiểu đối: hai trạng thái trái ngược của Sóng
à Đặc tính của Sóng : Khi trào dâng dữ dội, khi lắng xuống, dịu êm. Đó là quy luật của tự nhiên
à Bản tính của Em trong tình yêu: khi mạnh mẽ, quyết liệt, khi hiền hòa, kín đáo, dễ thương. Đó là quy luật của tình cảm
* Khổ 1: Câu 3,4 - hành trình
- Sóng: từ sông ---- ra bể
(K.g hẹp) (K.g rộng lớn)
à Sóng: vượt qua sông ra biển, sóng mới nhận thức được sức mạnh và vẻ đẹp của nó. Đó là quy luật của tự nhiên
à Em: tình yêu của người phụ nữ không chấp nhận những điều ràng buộc trong khuôn khổ và sự ích kỉ tầm thường, luôn khao khát tìm đến một tình yêu tự do
à Quan niệm mới mẻ, táo bạo

* Khổ 2: quy luật

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

à Sóng : vĩnh hằng cùng biển khơi, muôn đời vẫn xôn xao, vỗ bờ.
à Em : khi yêu con tim lúc nào cũng xôn xao rạo rực, bồi hồi, thổn thức. Tình yêu mãi là khát vọng của tuổi trẻ, trường tồn với thời gian

2. Khổ 3 và 4: nhu cầu khám phá ngọn nguồn

...Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu ?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau ...

Sóng > sóng từ gió, gió từ đâu ?
Tình yêu > khi nào ta yêu nhau?
Em cũng không biết nữa
à Giống như sóng biển, gió trời, tình yêu đầy bất ngờ và bí ẩn, con người không bao giờ hiểu hết được. Xuân Quỳnh đã thú nhận một cách dễ thương và đầy nữ tính.

Bốn khổ thơ đầu là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Song hành cùng hình tượng Sóng là cung bậc, cảm xúc, suy tư về tình yêu của người Em - tuy đầy mâu thuẫn và bí ẩn nhưng nó rất tự nhiên, chân thực, vô cùng đáng yêu.
c. Khổ 5 + 6 + 7: Sóng và nỗi nhớ.
* Nỗi nhớ của sóng:
- Cả những con sóng nổi và những con sóng ngầm đều có chung 1 nỗi nhớ - “nhớ bờ”. Nhớ với mức độ: “Ngày đêm không ngủ được”.
→ Nghệ thuật nhân hoá 1 lần nữa khiến sóng cũng có tâm trạng, cũng có tình yêu và nỗi nhớ. Các từ đối lập “trên – dưới”, “ ngày – đêm” cho thấy nỗi nhớ đã choán đầy cả không gian và thời gian.
- Theo lô gic, sóng luôn vận động nên nếu nó “ngủ” thì nó ko tồn tại. Nói sóng “không ngủ được” vì nhớ bờ thì thật đặc biệt. Chỉ có thể từ con mắt, cách cảm nhận của người đang yêu/ đang khao khát được yêu.
* Nỗi nhớ của “em”:
- “Em” nhớ “anh” đến độ “ Cả trong mơ còn thức”.
→ Nỗi nhớ ko chỉ kéo dài theo trục không gian, thời gian mà còn xuyên qua cả hai cõi thực và mộng.
- Vì nhớ nên lúc nào cũng “nghĩ” và “hướng” về anh. Trời đất có nhiều phương như bắc, nam... Riêng “em” chỉ có 1 phương – phương “anh”. Đó là lời khẳng định 1 T.Y chung thuỷ.
- Nhớ - nghĩ – hướng tất yếu sẽ muốn đến với anh. Cũng giống như:
Ở ngoài kia đại dương/ Muôn ngàn con sóng đó/ Con nào chẳng tới bờ? Dù muôn vàn cách trở.
* Nghệ thuật:
- Sử dụng cách nói nghịch lí:
+ Trong mơ còn thức.
+ Xuôi bắc – ngược nam.
→ Tình yêu vốn không chỉ chứa trong nó sự phức tạp, bí ẩn mà còn chứa biết bao điều phi lí.

d. Hai khổ cuối: Khao khát tình yêu vĩnh cửu
* Cảm nhận về sự hữu hạn của kiếp người:
- Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua cuộc đời mà cuộc đời ko thể níu giữ. Cũng như mây vẫn bay qua biển dù biển rộng mênh mông.
- Trong tâm thức của con người thời hiện đại thì cuộc đời, trời bể là hữu hạn, nên kiếp người thật nhỏ bé, kiếp tình vì thế cũng thật mong manh.
* Khao khát tình yêu vĩnh cửu:
- Cuộc đời và tình yêu đều hữu hạn, chi bằng gửi chúng vào một thứ vĩnh hằng – sóng. XQ đã rất khôn ngoan khi thực hiện điều này:
Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ.
→ XQ đã hướng con người tới khát vọng sống hết mình trong T.Y, hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở.

III. TỔNG KẾT
1. Nội dung: - Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng giữa sóng và em, bài thơ đã diễn tả tình yêu một tình yêu thiết tha, nồng nàn, chung thuỷ; thể hiện khát khao muốn vượt qua những giới hạn của thời gian và sự hữu hạn của đời người để tìm được tình yêu vĩnh cửu.

2. Nghệ thuật: - Xây dựng 2 hình tượng nghệ thuật sóng đôi, xen kẽ và bổ sung ý nghĩa cho nhau: sóng và em.
- Nhân hoá, ẩn dụ, so sánh.
- Thể thơ ngũ ngôn có nhịp như nhịp của sóng.
- Giọng thơ hồn nhiên, đầy nữ tính.
 
  • Like
Reactions: Ye Ye

khuattuanmeo

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,190
1,091
299
24
Hà Nội
Ôn Tập: SÓNG
ĐỀ BÀI VÀ GỢI Ý HƯỚNG DẪN

Đề thi đại học cảo đẳng năm 2002
Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương.

Gọi ý và hướng dẫn làm bài:
1. Đảm bảo đủ bố cục, kết cấu của một bài văn nghị luận
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
3. Triển khai các vấn đề cần nghị luận:

>> KHÁI QUÁT:
- Giới thiệu chung về tác giả tác phẩm:
+ Xuân Quỳnh ( 1942 - 1988 ) là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Sóng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh: luôn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương gắn bó. Bài thơ được in ở tập Hoa dọc chiến hào ( 1968 ).
- Bình giảng đoạn thơ:
+ Tình yêu thường gắn liền với nỗi nhớ, nhất là khi xa cách. Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian, xâm chiếm tâm hồn con người trong cả cõi vô thức, tiềm thức, lẫn ý thức, cả khi tỉnh lẫn khi mơ.
Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức
+-Chủ thể trữ tình “sóng” và “em” hiện diện song hành.
Nỗi nhớ trong tình yêu:
+Tràn ngập trong không gian: dưới lòng sâu, trên mặt nước, xuôi về phương Bắc, ngược về phương Nam,
+Khắc khoải suốt thời gian: “Ngày đêm không ngủ được”,…
+Tận cùng vô thức: “Cả trong mơ còn thức”,..
-> Tình yêu sôi nổi, mãnh liệt nhưng cũng rất chân thành. Hình ảnh sóng lặp lại 3 lần đó là một ẩn dụ nghệ thuật về những đợt sóng lòng đang dâng trào trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Thể thơ 5 chữ được dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp nhàng của sóng biển, nhịp lòng của thi sĩ.
+ Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt: con sóng ( 3 lân ), dưới lòng sâu - trên mặt nước, dẫu xuôi - dẫu ngược.
>> CỤ THỂ PHẦN BÌNH GIẢNG: Vận dụng kiến thức tổng hợp

Con song dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

- Mở đầu khổ thơ là hình ảnh con sóng nhớ bờ, cồn cào, da diết. Đâu chỉ vì “không gặp nhau”, sóng mới bạc đâu thương nhớ mà ngay cả những lúc giận anh mà lòng em vẫn nhớ”
+ Bất kể dưới lòng đại dương xanh thẳm hay trên mặt nước mênh mông, bất kể ngày hay đêm, sóng vẫn trăn trở, thao thức, nhớ bờ. Nỗi nhớ ấy như bao trùm cả không gian bao la. Nó chiếm mọi tầng sâu, bề mặt của tâm hồn và nó khắc khoải da diết trong thời gian. Đọc câu thơ của Xuân Quỳnh ta như được gặp lại tứ ca dao xưa với nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi:
Đêm nằm lưng chẳng tới giường.
Mong trời chóng sáng ra đường gặp anh.
- Giữ tình yêu vào sóng chưa đủ, chưa thỏa, Xuân Quỳnh con trực tiếp, bộc bạch giãi bày bao cung bậc nhớ thương của trái tim yêu tha thiết chân thành. Nữ sĩ đã để trái tim yêu, cõi lòng yêu tự bật lên thành tiếng:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
- Hai câu thơ hẳn lên một nỗi nhớ duyên dáng, đằm thắm, rất nữ tính, rất con gái mà vô cùng mãnh liệt và rất đỗi đặc biệt, lạ kì. Những tưởng nỗi nhớ tới không ngủ được đã là đỉnh điểm của nỗi nhớ. Nào ngờ, nỗi nhớ còn được đẩy lên một cung bậc cao hơn “Cả trong mơ còn thức”.
+ Chìm vào giấc ngủ, đắm vào trong mơ, toàn bộ cơ thể trong trạng thái ngủ yên. Chỉ có trái tim yêu là không chịu ngủ yên, nó cứ khắc khoải, thổn thức, nhớ thương
+ Mở là khi con người chìm vào giấc ngủ say nồng, khi ấy ta chẳng còn gì phải suy nghĩ. Nhưng chính cả trong giây phút ấy, trái tim em vẫn thức, trái tim em vẫn còn nhớ về anh.
+ Vậy là nỗi nhớ thương của em không chỉ phủ kín không gian mênh mông, trải dài thời gian đằng dẵng mà còn len lỏi, đi sâu vào tiềm thức, vào cả những giấc mơ.
+ Đã không ngủ trong cả cõi thực, lại còn thức cả trong cõi mơ. Câu thơ Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức diễn tả thật tài tình tâm trạng của người con gái khi yêu. Phải cố thức cả trong cõi thực lẫn cả trong cõi mơ để nâng niu, chắt chiu từng khoảnh khắc. hiếm thấy có tình yêu nào mãnh liệt, da diết mà cồn cào, cuộn xoáy hơn thế.
- “Cả trong mơ còn thức” sự thao thức trong giấc mơ là điều vô cùng phi lí. Nhưng ngẫm lại ra lại rất có lí với trái tim Xuân Quỳnh bởi trái tim nữ sĩ rất đặc biệt. Trái tim ấy lúc nào cũng cồn cào, đắm đuối, si mê:

Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào chẳng đập vì anh

4. Đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu
5. Sáng tạo
 
Top Bottom