nghị luận tư tưởng đạo lý

G

goodgirla1city

1.Dàn ý:
Mở bài:
-Dẫn dắt.
-Giới thiệu câu nói:Trên một vùng sỏi đá khô cằn vẫn nở những chùm hoa thật đẹp.

Thân bài:
*Giải thích:
-"vùng sỏi đá khô cằn":chỉ sự khắc nghiệt của môi trường sống.
-"vẫn nở những chùm hoa thật đẹp":sự thích nghi, chịu đựng, sức sống, vẻ đẹp.
*Trình bày quan điểm:
-Câu trên muốn nói với chúng ta một thông điệp:du trong bất kỳ hoàn cảnh sống nào, dù có khắc nghiệt đến đâu vẫn có những con người biết vươn lên không mệt mỏi để đạt được thành công hay "nở những chùm hoa thật đẹp".
-sống có nghị lực, biết vươn lên trong cuộc sống được biểu hiện qua hành động của con người: "vượt lên chính mình".
*Dẫn chứng chứng minh:
-Trong thời chiến tranh, hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn, gian khó, nhiều lần bị bọn cướp nước thực hiện chính sách đồng hóa nhưng nhân dân ta vẫn giữ được truyền thống quý báu của dân tộc, vẫn sắm sửa, vẫn vui chơi, vẫn gói bánh chưng ngày tết...v...v...
-Trong xã hội ngày nay, tuy nước ta trên đà phát triển nhưng vẫn có những con người nghèo khổ sống nơi khí hậu đất đai khắc nghiệt nhưng họ vẫn vươn lên vẫn vượt qua số phận (nhân dân miền nam sống chung vs lũ nhưng vẫn vượt qua khó khăn nhờ nghị lực và cũng nhờ một phần vào sự giúp đỡ của mọi người,.\những người lính sống nơi hải đảo xa xôi chịu nhiều khó khăn vất vả nhưng vẫn một lòng bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ quốc đảo...).
-Những con người nghèo khổ, bị tật nguyền vẫn vươn lên học tập, lao động (Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Đình Chiểu,...).
-Những con người cống hiến một cách thầm lặng cho đất nước (anh thanh niên, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, ông kỹ sư ở vườn rau SaPa trong "Lặng lẽ SaPa"...ở nơi non cao rừng rậm vẫn vượt lên hoàn cảnh để cống hiến...).
[TEX]\Rightarrow[/TEX] Đối vs những con người có nghị lực, biết vươn lên trong cuộc sống, họ coi khó khăn gian khổ sự khắc nghiệt chính là một cơ hội để họ có dịp thử sức mình, có dịp đượ rèn luyện bản thân, họ sẽ vững vàng hơn trong cuộc sống (vd: người lính lái xe trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính").
*Liên hệ thực tế
*Rút ra bài học cho bản thân:
-Sống trong xã hội phải luôn có ý chí, nghị lực vươn lên mọi khó khăn thử thách, không được chùn bước.
-Dù trong bất ký hoàn cảnh nào vẫn giữ được ý chí kiên cường, nghị lực để vượt qua mọi rào cản, chông gai.
-Những con người với vẻ đẹp của ý chí, nghị lực luôn là niềm tự hào ngưỡng mộ của chúng ta.Cần phải ngợi ca, noi gương, học tập.
-Đồng thời, phê phán, cảnh tỉnh những ai chưa biết chấp nhận khó khăn không dám đối mặt vs sự thật, thiếu ý chí vươn lên,...(dẫn chứng).

Kết bài:
-Câu nói trên là một lời khuyên, lời giáo huấn vô cùng sâu sắc đối với những ai thiếu ý chí, niềm tin, nghị lực trong cuộc sống.
-Cần xác định lại thái độ sống của bạn thân, rút ra bài học, tự hoàn thiện bản thân để cược đời thêm đẹp, thêm có ý nghĩa.

Chú thích: Dàn ý này thoát ly hoàn toàn văn mẫu. :M29:
:khi (32)::khi (162):
 
L

leo345

câu 2:
Từ Tây sang Đông, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người. “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Câu tục ngữ một thời tưởng bị chìm khuất đi trong nhịp sống hiện đại của thời hội nhập. Cứ ngỡ như “cái đẹp” đang lên ngôi với hội chứng bắt chước những ngôi sao điện ảnh nước ngoài mà cứ bật tivi lên là đập ngay vào mắt. Rồi hối hả rộn ràng thôi thúc thị hiếu của không ít bạn trẻ bị hút hồn theo những cuộc thi hoa hậu và người mẫu uốn lượn, khơi gợi với những màn trình diễn “cái đẹp” triền miên. “Đánh chết thế nào được, cái nết chào thua trước cái đẹp thì có”, một số bạn trẻ hùng hồn tuyên bố. Thế rồi, trong một phiên tòa xuất hiện cái đẹp nọ đã tạo ra sư phản cảm gây bất bình cho dư luận xã hội. Và rồi người ta nhớ lại câu tục ngữ kia. Hạ một câu “mất nết” để thẩm định hành vi của “người đẹp”, công luận gợi nhớ ý tưởng của Emanuel Kant, nhà triết học lớn đã từng để dấu ấn rất sâu đậm trong lịch sử tư duy của loài người: “Lý tưởng của chân lý là Trời. Lý tưởng của cái đẹp là Người”.
Con người, phẩm chất của con người vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc thức giả. Chẳng thế mà Nguyễn Văn Siêu, một danh sĩ thời Tự Đức, khi bàn về văn chương đã chia làm hai loại, “Có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Ngẫm cho kỹ, khi ông cha ta nói qua đi mối tương quan giữa cái nết và cái đẹp cũng chỉ để đề cao con người, đề cao cái đẹp của con người, chứ không nhằm đối lập giữa cái đẹp và và cái nết đều là những giá trị tuyệt đối cần thiết đối với con người. Chỉ có điều, vì “cái nết là thuộc tính người, chỉ có ở con người. Với một bông hoa, người ta chỉ xét về cái đẹp chứ không xét về cái nết. Ông cha ta đặt trọng nết, thêm cho nết một “quyền uy” trước “đẹp" chắc là vì lẽ đó chứ “cái nết" không đánh chết ai cả.
Người cùng thời và ngang tài với Nguyễn Văn Siêu – “Thần Siêu” là “Thánh Quát”, Cao Bá Quát thì gợi lên hình ảnh con sáo, loại chim được luyện cho nói được tiếng người: “Chỉ vì có thể nói được tiếng người, để đến nỗi cụt mất đầu lưỡi”. Chúng ta cũng hiểu được qua hình ảnh thảm hại của con sáo, Cao Bá Quát muốn nói về ai. Người trí thức, mà không nói được tiếng nói của chính mình, không nghĩ được điều mình cần nghĩ và muốn nghĩ thì suy cho cùng, nào có khác gì con sáo bị cụt mất đầu lưỡi đâu? Sẽ hiểu thêm điều này khi ông cha ta lên án tệ “bắt chước”, chỉ biết “nhắm mắt chép theo người” khiến cho “lề thói thì ưa chuộng lả lướt, dần dần đi tới mất nước, mà kẻ sĩ chuộng nghĩa tử tiết cũng chẳng thấy nhiều”. Lời cảnh báo ấy của Vũ Khâm Lâm, danh sĩ đời Hậu Lê, tưởng như vẫn còn đầy ắp tính thời sự.
Không biết hiện nay, trong số những nam thanh, nữ tú đang hối hả học đòi theo những mốt thời thượng cho thật “sành điệu” bắt chước sao cho giống cách ăn mặc lai tạp, giống những màn trình diễn uốn éo có gốc gác nước ngoài, cố “chép” cho y nguyên bản mà chưa kịp tiêu hóa đó, có ai thuộc kiểu dáng con sáo cụt lưỡi mà Cao Bá Quát đã nói đến không. Mong sao không có ai! Còn hợm hĩnh tự cho là làm người đẹp, người nổi tiếng rất khổ vì phải chịu nhiều áp lực là ngụy biện nhằm bao che cho cách sống buông thả, lệch lạc, dễ gây mơ hồ trong nhận thức của giới trẻ. Cái đẹp hình thể là của trời cho, phải biết giữ gìn tặng phẩm của tạo hóa bằng sự nuôi dưỡng cái đẹp tâm hồn ẩn trong cái “nết”.
Nói đến văn hóa chính là nói đến con người, sản phẩm cao nhất của văn hóa, chủ thể của sự phát triển, trong đó, phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định. Ấy thế mà, điểm xuất phát và đích cuối cùng trong phát triển kinh tế chính là văn hóa. Động lực của phát triển kinh tế cũng phải nhìn thấu vào trong chiều sâu của văn hóa. Trên ý nghĩa đó mà hiểu ra cái lợi thế vẫn đang bị khuất lấp, đó là lợi thế của một dân tộc có truyền thống văn hiến. Những con em của dân tộc ấy được ký gửi thân phận mình cho một bề dày truyền thống văn hóa mà ông cha mình bao đời gây dựng, nuôi dưỡng, giữ gìn và nâng cao. Đó là một bảo đảm vững chắc cho sự phát triển của chính mình trong một thế giới đầy biến động. Biết hun đúc, biết chấn hưng, biết cách làm cho nguyên khí đó thích nghi và đáp ứng được đòi hỏi của đất nước trong những thách đố của thời kỳ hội nhập với một thế giới đầy biến động bất ngờ này cũng là đòi hỏi của phát triển. Hiểu điều này càng thấm thía với sự mong mỏi của Nguyễn Văn Siêu cách đây ngót hai thế kỷ: “Thăm dò cái gốc của nó, lại phải tưới tắm cái ngọn của nó, mở rộng cái nguồn của nó, lại phải buông lơi cái dòng của nó, kẻ học giả không ngại gì mà không tiến tới về các mặt này”.
Chân trời của ta ngày càng rộng mở, kỹ thuật ngày càng vạn năng thì ta lại phải đánh giá cao cá nhân con người. Những con người đã từng đổ mồ hôi ra xây đắp, đổ máu để bảo vệ giang sơn gấm vóc này. Hậu duệ của những người con trong thời đại của nền văn minh mới. Trong nền văn minh ấy, sự thay đổi vĩ đại nhất sẽ là sự thay đổi về tri thức, về trách nhiệm của tri thức, về những đặc điểm của con người có giáo dục. Con người có giáo dục chính là hiền tài của thời đại mới, thời đại của nền văn minh trí tuệ và nền kinh tế tri thức, những con người vừa “đẹp người” lại “đẹp nết”.
nguồn: internet
 
B

bongbottuyet

trả lời

Giữa một vùng sỏi đá khô cằn,cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.
=>Cảm giác cô đơn, lạc lõng,thậm chí là bị đày đọa khi phải mọc lên ở vùng sỏi đá khô cằn vô cùng khắc nghiệt ,nghèo nàn sức sống. => Nhưng bông hoa dại bé nhỏ vẫn kiên cường,hiên ngang.Nó chống chọi với những điều kiện khắc nghiệt đó với tất cả sức lực bé nhỏ mà bền bỉ.Như cánh én chao lượn giữa cơn giông bão tìm đường về tổ và cuối cùng nó đã chiến thắng.Chiến thắng những khó khăn gian khổ ấy mà trở thành một đóa hoa đẹp,bừng cháy sức sống,vượt nên những sỏi đá khô cằn,cái nắng gắt để trở thành một điểm chấm phá trên bức tranh hoang mạc nóng bỏng.Đó là một trong những điều kì diệu của cuộc sống này như một câu chuyện cổ tích.........
-Trong cuộc sống,ai chẳng có lúc gục ngã=>Đám mây đen khổng lồ che lấp những tia sáng của tương lai làm chúng ta mòn mỏi,kiệt sức,mất hết ý chí,muốn buông xuôi tất cả...
=>Đây là lúc chúng ta phải đối mặt với chính mình ,là thời khắc mà những quyết định sẽ ảnh hưởng đến quãng đường còn lại của chúng ta.Lòng dũng cảm,sự quyết đoán,bản lĩnh ...tất cả sẽ đưa ta ra khỏi hố sâu của thử thách.
-Chúng ta được thượng đế ban cho một món quà : NGHỊ LỰC.Với món quà đó,chúng ta phải biến những nỗi tủi nhục,đắng cay thành chính vũ khí sắc bén của chính mình
-Vượt qua chông gai,thử thách,xua tan bóng tối để ánh sáng trở lại,tâm hồn ta có thể bị chai sạn,rách nát nhưng nó đã trở nên mạnh mẽ và thiêng liêng hơn bao giờ hết=>Chúng ta biết rằng:Dù con đường đi đến thành công có đẹp đến mức nào cũng phải trả giá bằng những mũi gai đau đớn,bằng máu và nước mắt.
-Thân xác có thể hai mòn nhưng ý chí vẫn luôn tồn tại một hạt giống-hạt giống của khát vọng và hoài bão -rồi nó sẽ đâm chồi,nảy lộc,tạo ra những đóa hoa đẹp đẽ.
-Đau đớn và tủi nhục sẽ qua đi khi ta đi hết con đường và chạm tay vào vinh quang.
-DẪN CHỨNG (......)
-Bên cạnh đó còn có những kẻ yếu đuối,hèn nhát.họ sẵn sàng vứt bỏ tất cả hoài bão trước khó khăn để sống một cuộc đời tầm thường,tàn tạ,vô vị ,chán ngắt...Họ như một chiếc bóng lẻ loi đơn chiếc cứ đi đi về về trong cái Xh nhộn nhịp,sôi động này.
-Cuộc đời vẫn trôi đi,những khó khăn lại đến và chúng ta phải chiến đấu một cách ngoan cường.Vì vậy hãy sống và đấu tranh sao cho đến lúc sức cùng lực kiệt,chúng ta không phải hối tiếc những ngày tháng tuổi trẻ lãng phí .Những gian truân vất vả sẽ biến thành những chiến công bất diệt trong tim mỗi người.
-cho dù loài hoa dại lia có úa tàn và chúng ta cũng không sống mãi,nhưng những dấu chân mà chúng ta đã đi trên đường đời,những thành công trong cuộc sống sẽ sẽ tô thắm cho bức tranh cuộc sống muôn màu kia như loài hoa dại đã gợi lên sức sống cho vùng sỏi đá khô c
ằn
 
Top Bottom