Văn 8 Nghị luận hình tượng văn học

Trịnh Thị Mai Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng tám 2020
457
1,369
106
Thanh Hóa
Trường Trung học Cơ Sở Định Hưng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

" Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nhưng văn học không phải là những máy móc thụ động như một tấm gương mà thông qua tư tưởng, tính chất, cách nhìn cách đánh giá của một nhà văn"
Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ " Đồng chí - Chính hữu" để làm sáng tỏ nhận định trên.
@Trần Tuyết Khả @Lê Uyên Nhii @Roses_are_rosie
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
" Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nhưng văn học không phải là những máy móc thụ động như một tấm gương mà thông qua tư tưởng, tính chất, cách nhìn cách đánh giá của một nhà văn"
Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ " Đồng chí - Chính hữu" để làm sáng tỏ nhận định trên.
@Trần Tuyết Khả @Lê Uyên Nhii @Roses_are_rosie
1. Giải thích
" Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng
- Hình tượng văn học là nhân vật điển hình, là nhân vật trữ tình để tác giả mượn đó làm đối tượng trung tâm khai thác giá trị tư tưởng của mình về một chủ đề nào đó.

"Văn học không phải là những máy móc thụ động như một tấm gương mà thông qua tư tưởng, tính chất, cách nhìn cách đánh giá của một nhà văn"
- Bên cạnh đó, hình tượng văn học chứa đựng giá trị hiện thực của cuộc đời, miêu tả chân thực về con người trong bối cảnh xã hội. Hình tượng văn học là con người hướng đến con người, vì thế mang nặng triết lí của nhà văn đề ra, người đọc còn thấu cảm những cảm xúc đối với con người trong xã hội đương thời.
- Hình tượng văn học vừa mang nét chung sâu sắc vừa mang nét riêng, tính cá thể hoá của mỗi tác giả
- Chính Hữu mượn hình tượng người chiến sĩ cụ Hồ để làm nhân vật trữ tình trong bài thơ "Đồng Chí"

2. Phân tích:
- 3 đặc điểm chính:
+ Lòng yêu nước, yêu quê hương: Yêu nước là căn cốt để người lính tạm biệt quê hương, cất bước đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, lòng yêu nước chảy tràn xen giữa lòng yêu quê hương chan chứa, chỉ khi đất nước yên bình thì quê hương mới ấm no, phát triển
+ Lòng dũng cảm: Dũng cảm, anh dũng ra đi, người nông dân chân chất mang trái tim một người lính xung phong, mạnh mẽ
+ Sự gắn bó, lòng chung thủy: Các hình ảnh "Giếng nước gốc đa, nhớ người ra lính" làm cụ thể hoá tình yêu với mẹ già, với vợ, những con người đằng sau, làm hậu phương vững chắc cho bước chân người chiến sĩ. Đối với đồng đội thì yêu thương, gắn bó khi ốm đau, bệnh tật, khi chiến trường nổ tiếng súng ầm cũng không thể làm mất đi sự đoàn kết vững chắc.

- 2 đặc điểm sáng tạo, tính cá thể hoá của nhà thơ:
+ Hình tượng người nông dân chuyển mình: Từ tâm hồn cứ ngỡ như chỉ quan tâm đến ruộng nương, cày cấy nhưng với Chính Hữu, ông lại để người nông dân xông pha chiến trường, làm rõ quan điểm "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh", khi xâm phạm lãnh thổ dân tộc thì dẫu có là ai cũng một lòng vì nước.
+ Sự giản dị: mang trong mình tâm hồn của một lão nông, chất phác, hiền hậu. Thế nên các hình ảnh như "Rách vai", "quần vải mảnh vá" lại chân thực bức tranh đời lính vừa nguy nan, hiểm trở vừa chân thực hoá bức tranh làng mạc, giản dị, chân phương, nơi sinh sống của những con người "chân lấm tay bùn".
+ Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" mang giá trị thẩm mỹ cao đẹp của một nhà thơ lãng mạn trong tư thế hiên ngang của một người chiến sĩ (Súng: lính, Trăng: nhà thơ). Giá trị của câu thơ được đặt làm tựa đề cho cả một tập thơ
 
Last edited:
Top Bottom