Nghị luận chứng minh

damdamty

Học sinh tiến bộ
Thành viên
10 Tháng năm 2017
1,909
1,637
291
Nghệ An
Trường Tâm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhận xét về hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng:
Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ ”.
Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Giúp em với ạ, chỉ cần Mở bài và kết bài là đủ rồi ạ
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Nhận xét về hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng:
Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ ”.
Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Giúp em với ạ, chỉ cần Mở bài và kết bài là đủ rồi ạ
Em có thể tham khảo mở bài cơ bản sau
Ánh trăng lung linh , phả hơi thở bàng bạc giữa màn đêm huyền ảo luôn là nguồn cảm bất tận cho thi sĩ. Đến với hồn thơ Hồ Chí Minh luôn giao cảm với thiên nhiên vạn vật thì ánh trăng được biến hóa một cách kì ảo trong sự giao thoa giữa chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ. Chính vì thế mà khi bàn về trăng trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng, có nhận định cho rằng:"...."
Em cũng có thể mở bài bằng cách ví von so sánh với các nhà thơ cũng viết về đề tài trăng như Hàn Mặc Tử , nó có chút cuồng điên xen lẫn đau xót, xuất hiện một cách trần trụi nhưng cũng rất đau thương,tang tóc, ánh trăng của Nguyễn Duy hay của Chính Hữu....
 
  • Like
Reactions: damdamty

Ngọc's

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng ba 2017
596
555
201
21
Vĩnh Phúc
THPT Lê Xoay
MB: Nhắc đến thơ Hồ Chí Minh, ta luôn thấy được phong cách riêng trong thơ Người. Đôi khi là lòng yêu nước, có khi lại là sự lạc quan, yêu đời , yêu thiên nhiên của một chiến sĩ đang ở ngoài mặt trận. Bác dùng tài năng, dùng cây bút của mình để đánh giặc. Vì thế, qua hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" của HCM có nhận xét cho rằng “Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ ”. Qua hai bài thơ , ta cùng làm sáng tỏ nhận xét trên.
KB: Qua đó, hình ảnh HCM hiện lên là một người lãnh đạo, một chiến sĩ dũng cảm, dùng tất cả tài năng và tâm huyết của mình để bảo vệ tổ quốc, lại có khi là một nhà thơ sâu sắc, gắn bó thiên nhiên, lạc quan, yêu đời. Đó là sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách người chiến sĩ của Bác.
 
  • Like
Reactions: damdamty
Top Bottom