Bạn chú ý những điểm sau:
1. Chất sử thi trong thơ Quang dũng và nói chung trong thơ văn cách mạng, thần thoại sử thi hoá hình tượng người lính, biến họ từ gian khổ, chông gia đứng lên thành những anh hùng cách mạng có lý tưởng cao đẹp.
2. cái bi trong Quang dũng không hề bị né tránh, tác giả vẫn nói về cái gian khổ, cái chông gai, cái thiếu thốn. Trên con đường hành quân gian khổ, họ vẫn chịu đựng nhiều khó khăn, tổn thất, bệnh tật, hiểm nghèo. Nhưng khó lkhăn không làm chún bước đoàn quân chiến thắng. Lời thơ Quang dũng biến đau thương thành lý tưởng cách mạng, thành đấu tranh về mục tiêu cao đẹp. Người lính trong Quang dũng đứng lên thành những anh hùng !
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
(phân tích 2 câu thơ trên)
Người lính tuy ngã xuống, những quang dũng luôn tránh nói đến từ ra đi, người anh hùng chỉ đi về với đất mẹ thân yêu, nới anh đã hy sinh và chiến đấu:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông núi không có sắc thái đau buồn, sông núi tấu khúc quân hànhg đưa anh về với giấc ngủ vĩnh hằng.
3. Khúc ca bi tráng:
Từ cái bi kịch "lính ốm" nhưng không thấy "lính yêu" (Vũ quần phương), quang dũng đã tấu lên khúc nhạc hành quân bất tử (phân tích đoạn thơ thứ 3), nét đẹp sử thi hùng tráng, bút pháp lãng mạn anh hùng .