[Nghị luận 12] tài liệu về 3 đề văn SGK/bài viết số 1 sưu tầm dc

9

9X_conduongtoidi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tình thương là hạnh phúc của con người

Mở bài: Mỗi con người sinh ra trên thế gian này đã là một niềm hạnh phúc vĩ đại. Nhưng sinh ra để sống trong vô nghĩa thì cái diễm phúc lớn lao kia lại trở thành một thứ bi kịch chua xót. Ý nghĩa cuộc sống - điều làm nên hạnh phúc thực sự, để hạnh phúc tồn tại lâu bền nhất lại chỉ vang lên nhịp đập của nó khi được nuôi dưỡng bởi suối nguồn của tình yêu thương. Dường như quy luật ấy đã trở thành muôn thưở và là chân lý của cuộc sống. Cũng bởi lẽ trên, đã có ý kiến cho rằng: "Tình thương là hạnh phúc của con người.

Tình thương là hạnh phúc của con người


Khi còn ở tuổi thiếu niên, dường như mọi người trong chúng ta thường nhìn nhận khái niệm hạnh phúc rất đơn giản là những điều mình mong muốn. Bước vào cuộc sống, bạn thật sự đặt chân lên cuộc hành trình tự khẳng định mình, tìm kiếm giá trị cuộc sống và ý nghĩa bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng '' Tình Thương Là Hạnh Phúc của Con Người ''. Đó cũng chính là 1 chân lí vĩnh hằng của cuộc sống.

Dù mơ hồ hay rõ ràng, ai cũng có thể nhận ra rằng tình thương là những tình cảm đẹp đẽ và nồng nhiệt của con người,gắn kết những trái tim đồng cảm. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính giai cấp, cộng đồng. Tình thương - đó là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng - là tình cảm chỉ trao đi mà ko cần nhận lại, ko vụ lợi,ko toan tính.Có thể nói, tìh thương là 1 thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người.Và kết quả của sự yêu thương đó là sự thỏa mãn của con tim - cái được goi là niềm hạnh phúc.

Hạnh phúc là gì ?
Tự bao đời nay, con người luôn khao khát yêu thương, luôn kiếm tìm hạnh phúc. Người ta có thể cảm nhận dc hạnh phúc nhưng để mô tả nó 1 cách rõ ràng thì ko phải là 1 điều đơn giản.Chỉ có thể nói về hạnh phúc như là 1 trạng thái sung sướng vì cảm thấy thỏa mãn ý nguyện.Nhưng đó ko chỉ đơn thuần là ước muốn vật chất hay sự thành công, mà là cả 1 tổng thể bao gồm những khái niềm hết sức trừu tượng, nhưng cũng thật đơn giản biết bao.Có đôi lúc, hạnh phúc chỉ đơn giản là giọt nước mắt nóng hổi của mẹ và tiếng cười ấm áp của cha khi nhìn con ra đời khỏe mạnh. Hạnh phúc có khi chỉ đơn giản là niềm xúc động khi nhận dc 1 sự giúp đỡ hay 1 lời chia sẻ chân thành.Đối với nhìu người, hạnh phúc bắt đầu từ điều đơn giản nhất, khi mỗi sớm mai thức dậy, thấy mình sống có ích trên cõi đời.

'' Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương ''
( Trịnh công Sơn )

Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản và bình dị thế thôi.
Sự thật là có 1 mối liên hệ ko thể tách rời giữa hạnh phúc và tình thương.Con người ko thể sống hạnh phúc mà ko có tình thương

Tình thương mang lại hạnh phúc cho người nhận nó, giúp họ có thêm nghị lực để vượt qua mọi thử thách, khó khăn; là động lực giúp họ ngày càng hoàn thiện hơn. Trong '' Những người khốn khổ'' ( V.Huy-gô ), triết lí tình thương của nhân vật Giăng-Van-Giăng đã có ý nghĩa lớn lao,thay đổi số phận và giáo hóa con người. Giăng-Van-Giăng đã thay lời Huy-gô để nói lên 1 triết lí:'' Trong đời chủ có 1 điều, ấy là yêu thương nhau''

Ko chỉ với người nhận, sự trao đi tình thương cũng là điều mang lại hạnh phúc. Khi bạn giúp đỡ 1 bà cụ đi qua đường thì bạn cảm thấy thế nào? Câu trả lời nằm trong tim bạn. có phải bạn đang vui...?!?.Thế có nghĩa là bạn đang hạnh phúc đấy. Trao đi yêu thương 1 cách tự nhiên, chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc xứng đáng.Bởi: khổ đau dc san sẻ sẽ vơi nữa, còn hạnh phúc dc san sẻ sẽ nhân đôi.Thomas Merton đã từng nhận xét:'' Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác - 1 tình yêu ko vị kỉ, ko đòi hỏi phải dc đền đáp''
Đúng vậy, dc yêu thương là 1 hạnh phúc, nhưng yêu thương người khác còn là 1 hạnh phúc lớn hơn.

Tình thương mang lại hạnh phúc cho con người.Đó chính là lí do tại sao mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta phảu biết rèn luyện bản thân, để tạo nên hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và xã hội.''Cái đẹp cứu vớt thế giới''(Đốtx-tôi-ép-xki). Tình thương là nét đẹp tiềm ẩn sức mạnh vĩ đại, là niềm hạnh phúc quý giá của con người.Cần biết trân trọng những gì ta đang có, yêu thương và san sẻ để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.

Ngày nào ta còn sống, tức là ta còn có cơ hội để cảm nhận hạnh phúc của cuộc đời. Vì vậy, chúng ta hãy chia sẻ lòng tốt và lòng nhiệt tình đối với người khác.Một câu ngạn ngữ của Scotland nói rằng:'' Hãy sống thật hạnh phúc khi bạn còn đang sống - bởi vì bạn chỉ có 1 lần sống duy nhất mà thôi!''Thế còn bạn thì sao? tôi thì sao? Liệu chúng ta có biết nhận ra những điều tương tự? mỗi ngày chúng ta có 24h để sống, để yêu thương, để phát hiện những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống. Hãy cho đi tình thương để có thể cảm nhận cuộc sống 1 cách đầy đủ nhất, tuyệt vời nhất, tròn vẹn nhất, bạn nhé...^_^
http://www.wattpad.com

Dàn bài
MB:
Trong cuộc đời nếu không có tình thương thì cuộc sống chỉ là 1 mầu xám ngắt. Tình thương sẽ làm cho cuộc sống tràn ngập tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc. vì vậy có ý kiến cho rằng:"tình thương là hạnh phúc của con người"
TB:
1:giải thích
- Tình thương: thuộc phạm trù tình cảm, nó thể hiện những nét đẹp của tìn người: sự trong sáng, nhân hậu, vị tha
Tình thương có thể được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau, đó là tình cảm gia đìn, tình cảm bạn bè, tình yêu lứa đôi. Cao hơn là cảm của con người giành cho con người nói chung.
- Hạnh phúc; là cảm nhận của con người về niềm vui, sự thanh thản trong cuộc đời. Mỗi 1 ng sẽ có những quan điểm # nhau về hp. Mỗi 1 hoàn cảnh thì hp cũng đc biểu hiện # nhau. Với những ng đi trên biển thì hp là việc họ đc nhìn thấy bờ, với những ng bộ hành trên sa mạc thì hp la có đc những giọt nước trong trẻo, mát lành, hp vớ em bé tật nguyền là nhìn thấy ánh sáng, hp đối với ng nghèo la hp có đc cuộc sống no đủ hơn.
Như vậy hp là những trạng thái hân hoan, sung sướng khi đạt đc ý nguyện, hp có ngay trong cuộc sống (cs) của mỗi chúng ta (c.ta), bản thân mỗi c.ta đều có thể làm ra hp, con ng sẽ cản thấy hp khi làm đc 1 điều gì đó có ích cho ng khác. Đó cũng la hp của 1 ng đc cho đi và tất nhiên đó cũng là hp khi c.ta nhận lại 1 tấm lòng, 1 sự quan tâm, chia sẻ.
2: Phân tích, chứng minh:
* Tại sao tình thương (t.thg) la hp của con ng?
- T.thg k chỉ thuộc về cảm xúc mà quan trọng là những biểu hiên của nó trong cs. Đó là những tình cảm (t.c) bình dị, gần gũi hàng ngày, sự chăm sóc, sẻ chia, đồng cảm, ta có thể cảm nhận đc niềm vui từ những việc làm xuất phát từ tình thương. Giúp 1 ng bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn ta bỗng cảm thấy tâm hồn thanh thản, dắt 1 em nhỏ tật nguyền qua đường ta như thấy mình trưởng thành hơn, sẻ chia với những tam sự của ng # ta bỗng cảm thấy mình đồng cảm.
Đó là những biểu hiện cụ thể của tình yêu thương.
T.thg là 1 tc đẹp, tự nhiên, trong sáng, nó luôn đc con ng hướng tới, nó mang tính nhân bản sâu sắc.
- T.thg la hp của con ng bởi nhờ có t.thg con ng có thêm nghị lực để vượt qua khó khăn, thêm mục đích sống, t.thg là bờ vai để con ng có thể nương tựa, là chỗ dựa cho mỗi làn vấp ngã, là sự động viên khích lệ để đi lên. Mọi hành đong tốt đẹp mà con ng giành cho nhau đều bắt nguồn, đều xuất phát từ t.tg. Khi đc 1 ai đó trao cho những tc yêu thương (y.thg),con ng luôn tìm cách đáp đền xứng đáng. Cha mẹ giành cho con cái những tc y.th, chúng sẽ lớn lên với 1 tâm hồn trong sáng, với 1 ý chí, 1 quyết tâm báo hiếu đẻ mẹ cha vui lòng. Bạn bè giành tình thương cho nhau đẻ cùng tương thân tương ái, con ng giành tình thương cho nhau cuộc sống sẽ bớt đi sự hận thù.
- Dẫn chứng trong văn học
+"Chí Phèo" của Nam Cao
+.... (cái này tự lấy trong mấy tác phẩm đã học, hay mấy tác phẩm bản thân biết ^^)
Nếu k có tình thương thì cs sẽ ra sao?
nếu k có t.thg thì cs chỉ là sự cô độc, cô đơn, mỗi ng sẽ chỉ là 1 ốc đảo bình yên hoàn toàn tách biệt với Thế giới bên ngoài. Nếu k có t.thg cs chỉ có buồn đau với nước mắt bởi "Nơi lạnh lẽo nhất k phải Bắc cực mà là nơi thiếu tình ng"
Cho đi 1 t.thg ta sẽ nhận lại 1 hp xứng đáng, đc y.thg đó là hp, nhưng y.thg ng # là 1 hp lớn lao hơn.
3: Bình luận
Tình thương là hp của con ng, đó là truyền thống đạo lí tốt đẹp của con ng, của dân tộc Việt Nam. 1 dân tộc luôn sống với triết lí " thg ng như thể thg thân", dân tộc ấy luôn coi trọng sự nhân ái giữa con ng với con ng, sự hoà hiều giưa dt với dt
T.thg và hp luôn đi liền với nhau, nó có ý nghĩa trong mỗi thời đại, tinh thg yêu luôn mang lại hp, giúp con ng có thể vượt qua mỗi khó khăn trong cs. Chính bởi vậy hãy biết trân trọng những tc tốt đẹp mà mình đang có và san sẻ cho mọi ng, bởi hp là "khi ta tặng hoa cho ai đó thì bản thân ta cũng có mùi hương phảng phất"
KB
Trước hết phải khẳng định tình yêu thương la 1 sức mạnh vĩ đại, nó sẽ luôn là niêm hp quí giá cho mỗi con ng. Bạn hãy cho đi 1 t.thg, bạn sẽ nhận lại 1 tấm lòng, đó chính là hp. Cuộc sống sẽ trở nên đẹp biết bao khi con ng sống với nhau bằng tấm lòng.
P/s: tuy lấy trên mạng nhưng theo mình nên thêm phần liên hệ bản thân, với phần lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc sống (còn cái phần dẫn chứng trong văn học ko nên chú trọng lắm vì đây là văn nghị luận xã hội mờ ^^)
http://a12pbc.8forum.info
 
9

9X_conduongtoidi

The text that you have entered is too long (21977 characters). Please shorten it to 12000 characters long.



MB: Có một cảnh tượng lớn hơn biển đó là trời, có một cảnh tượng lớn hơn trời đó là lòng người .Con người yêu thương đùng bọc lẫn nhau từ ngàn đời nay như một bản năng tồn tại sẵn có và bởi : ''tình thương là hạnh phúc của con người''. Đó cũng là một chân lý vĩnh hằng của cuộc sống.

[B](Bạn có thể sử dụng những dẫn chứng sau)-"Tình thương " ở đây được hiểu là tình yêu thương giữa con người với con người .Đó có thể là tình cảm gia đình,hạnh phúc đôi lứa ,tình cảm bạn bè ,...cao cả nhất là tình yêu thương nhân loại.
+"Tình vợ chồng làm nên nhân loại".
+"Sống trong ngọc đá kim cương/Không bằng sống giữa tình thương bạn bè".
--->Tình cảm là điều quý báu không gì có thể đánh đổi .Nó là hạnh phúc phi vật chất nhưng lại đem đến cho con người sự đầy đủ về cả vật chất lần tinh thần:
"Râu tôm nấu với ruột bầu ?Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon".

- Không gì có thể quý hơn tình người .Tình thương mà nhân loại dành cho nhau làm nên hạnh phúc của cả thế giới .
+Nếu không có chiến tranh,toàn nhân loại được chung sống trong hòa bình,nếu con người ai cũng yêu thương nhau ,đó chẳng phải là hạnh phúc của toàn nhân loại??
+Một đứa trẻ ra đời ,không gì hạnh phúc hơn được chở che trong vòng tay thương yêu ấm áp của gia đình ,của cộng đồng.
+Sẽ chẳng có nhà lãnh đạo nào đưa nhân dân đi đến hạnh phúc cuối cùng nếu họ không yêu thương nhân loại thực lòng như một bề tôi trung thành.
-Hạnh phúc chính là biết yêu thương và được yêu thương.
+Khi được yêu thương ,con người ta cũng biết cách yêu thương .Tình thương chân thành có thể cảm hóa kẻ xấu thành người tốt .Từ 1 kẻ trộm cắp ->1 ng` hảo tâm(VD:Nhân vật chính trong"Những người khốn khổ "của Victo Huygo.Cũng vì vậy mà nói "Tình thương là hạnh phúc của con người".

Xã hội sẽ thật khó hình dung nếu những người làm cha ,làm mẹ không biết yêu thương con cái.Và những đứa trẻ thì không biết hiếu nghĩa ,quan tâm cha mẹ là gì...
Bởi bản chất của con người sinh ra không xấu.Có chăng là do xã hội đày đọa ,hoàn cảnh chèn ép ,việc thiếu thốn tình cảm và sự quan tâm đúng mức của những người xung quanh làm họ trở thành người xấu.
...

Tình thương xuất phát từ trái tim yêu thương ...Có tình thương giúp chúng ta sống CON NGƯỜI hơn...
--->Chính vì vậy mà chúng ta càng phải phấn đấu để tỏ ra xứng đáng với sự quan tâm,thương yêu của những người xung quanh,san sẻ hạnh phúc của mình cho cả những người khác.Đó mới là hạnh phúc lớn lao "biết cho đi đâu chỉ nhận riêng mình".
Hạnh phúc -sự may mắn ,đôi khi may mắn đến với ta tự nhiên như định mệnh ,cũng có khi là do ta tự tìm đến nó ...
Có những người sẵn sàng đổi mọi của cải ,tiền bạc để có được hạnh phúc nhưng họ lại quên đi hạnh phúc là ở lòng người .Sống ích kỉ làm người ta đánh mất hạnh phúc khi nó hiện hữu ngay kề bên...


[/B]
hocmai :D

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=63477
 
Last edited by a moderator:
9

9X_conduongtoidi

The text that you have entered is too long (12416 characters). Please shorten it to 12000 characters long


[QUOTEMình cũng đang tìm tài liệu cho bài viết này,nên post cái nài cho bạn cùng tham khảo, mặc dù ko đúng hẳn so với đề bài nhưng cũng có thể chọn ra 1 số ý


Nếu muốn người khác được hạnh phúc, bạn hãy biết thương yêu. Nếu muốn bản thân mình được hạnh phúc, bạn cũng hãy mở lòng yêu thương với cuộc đời.”

Có lần, tôi nghe một buổi diễn thuyết về đề tài “Sống hạnh phúc”. Một nữ thính giả đã nêu một câu hỏi khá hóc búa: “Ông nghĩ gì về chiến tranh. Hiện nay trên thế giới, biết bao người dân vô tội đang ngày đêm chịu thảm họa chiến tranh. Chẳng lẽ những kẻ gây chiến cảm thấy hạnh phúc vì tàn phá đất nước của người khác hay sao?”.

Diễn giả trả lời: “Sự thật là, chẳng có ai cảm thấy hạnh phúc khi gây thảm họa cho người khác cả! Rất nhiều người từ chiến trường trở về, đã ân hận và bị cắn rứt lương tâm suốt đời vì những hành động sai lầm của họ. Con người ta không có ai cảm thấy hạnh phúc khi gieo rắc đau khổ cho người khác”.

Câu trả lời của vị diễn giả như khiến tôi bừng tỉnh. Lâu nay, tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng, quanh tôi có hai loại người: người tốt và người xấu. Những ai mang lại cho tôi điều tốt đẹp, khiến tôi cảm thấy hạnh phúc thì đó đương nhiên là người tốt. Còn ngược lại, người xấu là những người chỉ toàn mang đến cho tôi buồn bực và đau khổ. Với cái nhìn nhỏ nhen, ích kỷ như vậy, tôi đã không đủ bao dung để hiểu được những người mà tôi xếp vào “người xấu”. Và chính vì thế, vô tình tôi lại đào sâu thêm hố ngăn cách giữa tôi và họ.

Nếu hiểu được rằng, hạnh phúc là khát vọng của tất cả mọi người, tôi sẽ biết yêu thương người khác nhiều hơn. Ngay cả khi người khác có làm tôi buồn phiền, tôi cũng cố gắng tìm cách tha thứ cho họ. Tôi làm như vậy không chỉ vì tôi yêu thương người khác, mà còn là vì tôi yêu thương chính mình.

Hiểu ra chân lý trên là một điều có ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong cuộc đời tôi. Trái tim tôi trở nên rộng mở khi tôi nhận ra bất kỳ ai cũng muốn được hạnh phúc. Tôi đã có thể giữ một thái độ điềm nhiên, bình tĩnh mỗi khi có ai đó gây hấn hay tìm cách xúc phạm, chứ không đến nỗi nóng giận như trước đây. Khi một người nào đó cư xử thô lỗ với tôi, tôi chỉ nghĩ rằng, anh ta cũng như mình, cũng muốn được hạnh phúc, chỉ có điều là cách thể hiện ra bên ngoài không được nhã nhặn cho lắm. Có lẽ, anh ta chưa may mắn lắm khi không được thụ hưởng một nền giáo dục ưu việt như những người khác. Chính vì xã hội vẫn còn những con người như vậy, nên tôi mới có dịp để chia sẻ yêu thương. Và công việc viết cuốn sách về đề tài “hạnh phúc” này càng có ý nghĩa. Khi nghĩ như vậy, tự nhiên tôi cảm thấy thanh thản hơn!

Mỗi chúng ta nên làm gì để có thể tăng thêm niềm vui và giảm bớt nỗi buồn trong cuộc sống? Ta có biết kiếm tìm hạnh phúc đời mình trong mối liên hệ mật thiết với hạnh phúc của người khác hay không? Thật ra, có một mối liên hệ không thể tách rời giữa hạnh phúc và lòng tốt. Đó chính là lý do tại sao mỗi người chúng ta phải biết rèn luyện bản thân để tạo nên hạnh phúc cho chính mình và cho những người xung quanh.

Khi biết mang đến thương yêu - cho mình và cho người khác - ta sẽ được trải nghiệm niềm vui sướng, hân hoan. Càng mở lòng yêu thương cuộc sống bao nhiêu, ta càng cảm nhận được ý nghĩa cuộc đời bấy nhiêu!

Ngày nào ta còn sống, tức là ta còn có cơ hội để cảm nhận hạnh phúc cuộc đời. Vì vậy, chúng ta hãy chia sẻ lòng tốt và lòng nhiệt tình đối với người khác. Một câu ngạn ngữ của Scotland nói rằng: “Hãy sống thật hạnh phúc khi bạn còn đang sống - bởi vì bạn chỉ có một lần sống duy nhất mà thôi!”. Một nữ nhà văn người Pháp là Collete đã có lần phải thốt lên: “Tuyệt vời làm sao cuộc đời tôi đang sống! Tôi chỉ ước rằng mình nhận ra nó sớm hơn!”.

Thế còn bạn thì sao? Tôi thì sao? Liệu chúng ta có biết nhận ra những điều tương tự khi đang cảm nhận hạnh phúc trong từng ngày sống của mình? Mỗi ngày, chúng ta có 24 giờ để phát hiện những điều tuyệt vời trong cuộc sống của mình. Hãy cố gắng để có thể cảm nhận cuộc sống một cách đầy đủ nhất, tuyệt vời nhất, trọn vẹn nhất!

Đã đến lúc tôi sắp phải đặt dấu chấm hết cho quyển sách này rồi! Trước khi nói lời tạm biệt với độc giả thân thương, tôi ước mong sao mỗi người chúng ta luôn tìm thấy niềm vui trong từng ngày sống giản dị của mình, và luôn tìm cách mang niềm vui đến cho thật nhiều người khác. Đó chính là hạnh phúc đích thực của cuộc sống, đồng thời cũng là vẻ đẹp được nẩy mầm từ tâm hồn và trí tuệ của mỗi con người!][/QUOTE]

Hạnh phúc không khó tìm - First News và NXB Tổng hợp TPHCM
 
9

9X_conduongtoidi

ĐỀ 2: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động

A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Đề này cần :
1. Giải thích ý kiến.
- Đức hạnh là phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở con người.
- Đức hạnh phải được biểu hiện qua hành động, lối sống.
- Hành động thực tiễn là thước đo của đức hạnh
2. Mỗi học sinh phải luôn luôn gìn giữ và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của mình thông qua việc làm, lối sống, quan hệ xã hội.
- Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ : là người con ngoan, chăm học, giúp cha mẹ việc nhà, giản dị, tiết kiệm.
- Đối với thầy giáo và người cao tuổi : kính trọng và lễ phép.
- Đối với bạn bè : trung thực, chân thành, quan tâm, giúp đỡ khi cần.
- Đối với xã hội : thực hiện lối sống văn minh, giữ vệ sinh môi trường, ý thức thực thi pháp luật như luật giao thông, phòng ngừa tệ nạn cờ bạc, ma túy….
- Thực hiện phương châm : lời nói đi đối với việc làm, không ba hoa, hứa hẹn lung tung.
- Dũng cảm vạch trần các hành vi gian lận, tiêu cực trong học tập và thi cử.
3. Chứng minh, bình luận, mở rộng
- Hành động thiết thực là học, học nữa, học mãi, học tập suốt đời.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Đánh giá con người không căn cứ vào lời nói mà qua việc làm, hành động cụ thể của họ.
- Con người trưởng thành qua hành động thực tiễn, phải luôn luôn tham gia tích cực các hoạt động xã hội như mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện, hành trình xanh, các hoạt động Đoàn, Đội ở trường và làng xóm, khu phố….
4. Sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận : giải thích, bình luận, chứng minh.


B. BÀI LÀM THAM KHẢO :
Đề : Suy nghĩ về ý kiến của nhà văn Pháp M.ixêrông “ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động “ . Liên hệ với việc học tập, tu dưỡng của bản thân.
Mở bài :
Ý kiến của nhà văn Pháp M.ixêrông “ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động “ gợi em nhiều suy nghĩ về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.
Thân bài:
1. Đức hạnh là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.
Đức hạnh đó là những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Đó là : Lòng yêu nước, yêu đồng bào, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô giáo, các bậc lão thành, yêu thương em nhỏ, chăm chỉ học tập, cần cù lao động…
2. Đức hạnh phải được biểu hiện qua hành động, lối sống.
Làm thế nào để xã hội và những người xung quanh biết chúng ta là người đức hạnh? Ý kiến của nhà văn Pháp nêu trên đã trả lời cho câu hỏi đó. Hành động là biểu hiện cụ thể, là thước đo của “Mọi phẩm chất của đức hạnh”. Hành động cụ thể của ta báo cho mọi người biết ta có đức hạnh hay không và nếu có thì mức độ sâu rộng như thế nào. Đức hạnh là cội rễ, hành động là hoa thơm quả ngọt dâng đời. Không có hành động thì đức hạnh không để lại gì, không đóng góp gì cho người thân và xã hội. Đánh giá đức hạnh con người nhất thiết phải thông qua hành động của người đó, không thể chỉ dựa vào lời nói mà kết luận vội vàng.
Tình yêu thương đồng bào và lòng nhân văn cao cả phải thể hiện ở sự đóng góp dù rất ít ỏi cho quỹ người nghèo, ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lụt, qua hành động giúp cụ già, em bé đi qua đường. Gặp đám cháy chúng ta phải xông vào cứu chữa. Gặp người bị tai nạn giao thông, như hai bạn ở Nghệ An trên đường đi thi tốt nghiệp phổ thông, không ngần ngại đưa họ đi cấp cứu mặc dù việc đó có thể gây thiệt hại cho bản thân.
Lòng hiếu thảo, yêu thương cha mẹ phải thể hiện ở hành động chăm học, sống tiết kiệm, biết quý trọng đồng tiền cha mẹ vất vả kiếm được để nuôi mình ăn học. Khi xa gia đình, ta phải thường xuyên viết thư, gọi điện thăm hỏi sức khỏe cha mẹ. Khi cha mẹ ốm đau, ta phải hết lòng, hết sức quan tâm, chăm sóc, chạy chữa.
Lòng yêu thiên nhiên đất nước phải thể hiện ở hành động giữ gìn vệ sinh, tiết kiệm điện nước, trồng cây để cho môi trường sống xung quanh ta ngày càng xanh, sạch đẹp.
Lòng yêu lao động thể hiện ở hành động chăm làm, chăm học ( Học tập cũng là một loại hình lao động ). Học tập suốt đời để sống tốt, lao động tốt, sức khỏe tốt, tu dưỡng phẩm chất đức hạnh tốt. Đức hạnh bắt nguồn từ tri thức, nhận thức đúng đắn về xã hội và tự nhiên, con người và cuộc sống. Học tập là cơ sở để ta có phẩm chất của đức hạnh và hành động phù hợp với phẩm chất của đức hạnh.
3. Đức hạnh phải được tu dưỡng rèn luyện thường xuyên trong thực tiễn.
Phẩm chất của đức hạnh, chứa đựng trong nhận thức và biểu hiện ở hành động không phải tự nhiên mà có. Chúng ta phải tu dưỡng và rèn luyện thường xuyên, đặc biệt khi ta còn trẻ.
Hành động thể hiện phẩm chất của đức hạnh cũng không có một tiêu chuẩn cứng nhắc, cố định. Trong chiến tranh giữ nước, hành động có thể là vứt bút nghiên theo nghiệp binh đao, nhưng cũng có thể là lao động sản xuất tốt. Còn khi thời bình và đang tuổi đi học, chúng ta học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành người có ích cho xã hội, có việc làm, hành động thể hiện các phẩm chất đức hạnh cao quý là người yêu nước.
Học tập, tu dưỡng, rèn luyện để có đức hạnh, cả trong nhận thức và hành động, là quá trình gian nan, vượt nhiều khó khăn thử thách. Hôm nay ta lười học thì ngày mai ta sẽ lười lao động. Hôm nay ta ăn cắp 1 quả trứng thì ngày mai ta dễ ăn trộm con bò. Cuộc vận động “ Nối không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong học tập” cần được chúng ta hưởng ứng bằng hành động thiết thực, cụ thể.
Hành động của con người, nói rộng ra là thực tiễn, là “tiêu chuẩn của chân lý”, là tiêu chuẩn, thước đo của phẩm chất “ đức hạnh”, bản chất ở bên trong của con người. Khi con người biết nhìn nhận, đánh giá mình qua hành động cụ thể, việc làm hàng ngày, qua lao động sản xuất và quan hệ ứng xử là con người “ có học” có hiểu biết và là có “phẩm chất tốt” , “đức hạnh cao”, Một trí thức, một người có văn hóa, có giáo dục không thể tự nói với người khác rằng họ có bằng cấp, có học vị, học hàm cao nên “ phẩm chất đức hạnh tốt đẹp”. Họ phải thể hiện ở hiệu quả các công trình khoa học, cái hay trong cuốn sách mà họ viết, số người bệnh mà họ cứu chữa được.
4. Con người phải tự nhận thức và đánh giá đức hạnh của mình.
Hành động là thể hiện, là kết tinh của đức hạnh. Con người phải luôn luôn tự đánh giá, tự nhận thức bản thân mình qua việc làm, qua ứng xử cụ thể, qua hành động chứ không phải qua lời nói của mình. Phầm chất đức hạnh con người được đo bằng kết quả thực tế việc làm chứ không phải bằng những lời ba hoa, lý thuyết, hùng biện, mị dân, tự đánh bóng mình. Con người phải luôn luôn hoàn thiện tư cách đạo đức phẩm giá bằng những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn.
5. Học tập đạo đức, tác phong của Bác Hồ.
Phẩm chất đạo đức cao cả của Bác Hồ luôn thể hiện ở hành động, việc làm. Lòng yêu thương con người, yêu quê hương đất nước, lối sống giản dị, trong sáng của Bác Hồ đã được thể hiện qua rất nhiều hành động, việc làm mà sách báo đã viết về Bác.
Kết luận :
Noi gương Bác, em nguyện lời nói đi đôi với việc làm, học đi đôi với hành, rèn luyện tu dưỡng bản thân qua thực tiễn lao động, học tập và quan hệ xã hội để không ngừng hoàn thiện phẩm chất đức hạnh

http://vi-vn.facebook.com




“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
Ý kiến của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về
việc tu dưỡng và học tập của bản thân.

Danh ngôn có câu:

“ Ý nghĩa là nụ hoa
Lời nói là bông hoa
Việc làm là quả ngọt”.

Thật đúng như vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa như thế nào là tùy thuộc vào cáchthể hiện của mỗi con người. Một quan niệm có nội dung tương tự: “ Mọi phẩm chất của đức hạnhlà ở trong hành động”.Vậy “đức hạnh” là gì? Và tại sao hành động lại là nơi chứa đựng mọi phẩmchất của đức hạnh?Trước hết cần phải hiểu “ đức hạnh” là những đức tính tốt đẹp của con người. “Phẩm chất”có thể hiểu nôm na là những tính cách, tính chất bên trong của con người. Nó có ý nghĩa tráingược hoàn toàn với “hành động”, là những cử chỉ việc làm bên ngoài. Như vậy, ta có thể hiểucâu nói trên như là một lời nhân xét, một kinh nghiệm của M. Xi-xê-rông: những đức tính tốt đẹpcủa con người đều được thể hiện qua hành động. Nếu những cử chỉ và hành động của bạn là đúng,điều đó đồng nghĩa với việc bạn là người có nhân cách tốt, có đức hạnh. Ngược lại, nếu bạn cónhững cử chỉ, hành động không đẹp, thì có thể lắm bạn là một người chưa hoàn thiện về nhâncách, bạn còn cái lối sông ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình.Nhiều người đã tự hỏi làm thế nào để có thể làm được như câu nói trên. Thật ra câu trả lờirất đơn giản. Bạn không cần phải làm những việc lớn lao hay hy sinh những thứ quí giá của mìnhthì mới gọi là nhưng cử chỉ, hành động đẹp. Mỗi buổi sáng đi học, bạn không sợ trễ học mà dắtmột cụ già qua đường. Mỗi tháng, bạn gom góp báo cũ đem bán để ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”.Ở nhà, bạn quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc cho những người thân của mình. Khi đến trường, bạncố gắng học tập và cư xử lễ phép với thầy cô, quan tâm đến bạn bè. Tất cả những điều đó thể hiệnbạn là một người có những đức tính tốt và cao đẹp.Tuy nhiên, bên cạnh những mặt phải còn có những mặt trái của vấn đề. Đôi lúc, những hành động,cử chỉ đẹp lại không chứa đựng những đức tính tốt đẹp. Có những người làm những điều đó vìnhững mục đích không tốt, để qua mặt người khác. Lại cũng có những người không hề có nhữngđức tính tốt đẹp, nhưng họ giả vờ có những cử chỉ hành động cao đẹp để chiếm lấy trái tim củangười khác. Những việc làm của họ không nói lên họ là những người có đức tính tốt mà ngược lạihọ còn làm cho người khác cảm thấy khinh bỉ và ghê tởm. Những con người đó rất đáng bị phêphán vì nếu cứ để họ tồn tại như vậy sẽ gây nên những tổn hại không đáng có cho người khác vàcho xã hội.Tóm lại, mỗi học sinh chúng ta phải cố gắng rèn luyện đạo đức và trau dồi kiến thức. Hãynhìn mọi người bằng con mắt yêu thương, trìu mến. Bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn và muốnhành động, cư xử đẹp hơn. Qua đó, bạn sẽ cảm nhận được những đức tính tốt đẹp của mình.

Bài làm 2
Những phẩm chất cao quí trong tâm hồn con người luôn là một mục tiêu mà chúng ta vươntới. Đó chính là đức hạnh. Những phẩm chất đó tô điểm cho tâm hồn chúng ta, làm chúng ta luônhoàn thiện bản thân mình. Muốn thế, chúng ta phải thể hiện qua hành động, qua hành vi cử chỉhằng ngày của chúng ta. Và vì vậy,”mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.Đức hạnh là gì? Đức hạnh là những gì cao quí nhất, trongsáng nhất trong tâm hồn của mỗicon người chúng ta. Hành động là gì? Hành động là những gì biểu hiện ra bên ngoài, qua đó thểhiện những tính cách của mỗi người. Những phẩm chất và hành động của con người là khác nhau,tạo nên sự khác biệt trong tính cách của mỗi thành phần trong xã hội.Vậy chúng ta phải làm gì để cóđược những phẩm chất cao quí và trong sáng mà chúng tagọi là đức hạnh? Thật ra, đức hạnh là một điều không khó để vươn tới. Nó không quá cao siêu, chỉlà những gì nhỏ nhất đủ để đánh giá một con người. Giúpmột bà cụ qua đường, tìm mẹ cho mộtem nhỏ bị lạc, hay đơn giản chỉ là một nụ cười khi ta gặp môt người quen ngoài đường, tất cả đãgóp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người chúng ta. Như thế, cuộc sống sẽdễ dàng hơn với mọi người, làm cho quan hệ giữa người với người càng trở nên tươi đẹp và gópphần biến xã hội chúng ta thành một nơi “tốt hơn cho bạn và cho tôi”.Đức hạnh chỉ đơn giản, không cầu kì, phức tạp để đạt được. Nhưng chúng ta không nênquá đơn giản nó đi. Đừng chỉ nghĩ mà không làm rồi sau đó ru ngủ bản thân rằng: “những gì mìnhlàm đã là tốt nhất”. Nghĩ phải đi đôi với hành động, và những phẩm chất đó cũng cần hành độngđể thể hiện chúng ta. Bây giờ, mở lòng mình ra với thế giới bên ngoài, nhìn xung quanh và hãybắt đầu hành động. Không khó để xây dựng đức hạnh trong mỗi con người chúng taBây giờ, chúng ta là thanh niên, là thế hệ tương lai và kế cận của xã hội sau này. Hãy xâydựng một hình ảnh, một tính cách bằng những hành động của chúng ta, bắt đầu bằng những hànhvi nhỏ nhất, để xã hội ngày càng tươi đẹp và tốt hơn. “Cho bạn và cho tôi, cho tất cả mọi người.”.Và hãy nhớ rằng, “mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.

http://www.forum.suctre.net
 
9

9X_conduongtoidi

bài này rất hay dù chỉ phân tích 1 khía cạnh thôi ^^


Theo bạn, bạn đánh giá thế nào là người tốt? thế nào là người xấu? Bạn thường dùng từ tốt bụng để nhận xét những người như thế nào? Bạn đã lấy cơ sở gì để đánh giá về người đó?_Phải chăng là hành vi mà người ấy thể hiện?

Dĩ nhiên là bạn không thể nhìn thấy được một cách rõ ràng trong đầu người khác đang nghĩ gì nhưng qua hành động , bạn có thể đoán, có thể biết được hầu hết những điều đó.Vậy cơ sở để đánh giá về nhân cách của một người là những gì người đó đã làm.

Có người cho rằng, nó còn thể hiện qua lời nói, từ lời nói có thể biết được phẩm chất con người ấy. Nhưng lời nói có khi còn dối trá, có khi chỉ là sự che đậy, nguỵ biện cho giả tạo.Chẳng phải vẫn có người nói suông đấy sao?

Nhà triết học La Mã cổ đại có câu: "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". Quả không sai. Tất cả những suy nghĩ, tính cách rôì thói quen của mỗi người , tất cả... đều thể hiện qua hành động.Nó nói lên suy nghĩ kín đáo của mỗi người. Giả sử có người "nghĩ một đằng làm một nẻo", có phải hành động sẽ không thể hiện đúng bản chất của người đó không? _Không, nó đã nói lên cả rồi, rằng đây là một người do du, dám nghĩ không dám làm. Bởi hành động chính là hình ảnh của đức hạnh...

Qua đó ta hiểu được, từng hành động của ta thể hiện suy nghĩ, tính cách .Dù trước khi hành động, những suy nghĩ ấy đã đấu tranh gay gắt trong đầu ta thế nào thì cuối cùng những việc ta làm đều nói lên "con người bên trong" của ta. Tất cả : Yếu đuối hay mạnh mẽ, dũng cảm hay hèn nhát...thể hiện rõ qua quyết định của ta, mà giai đoạn cuối cùng của nó chính là hành động. Vậy từ nay, làm gì cũng nên soi xét ...dù những việc rất nhỏ.Bởi nó xây dựng hình ảnh mỗi người.

Qua hành động của mình ,ta biết được bản chất thật của mình. Từ hành động suy ra tính cách ,thói quen tốt hay xấu? Cần phải sửa chữa và thay đổi những gì. Đó là cách ta hoàn thiện bản thân."Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". Một triết lí bình dị , giản đơn song nó giúp cho mỗi người biết được hướng mình phải đi, phải sống. Hành động xuất phát từ đức hạnh .Đức hạnh quyết định hành động. Muốn tốt phải có hành động tốt, muốn hành vi tốt phải có một tư tưởng đúng đắn, một suy nghĩ lương thiện. Vậy mỗi người phải điều chỉnh chính mình ngay từ trong suy nghĩ và từng hành vi nhỏ nhặt nhất.

Câu triết lí ấy ngắn gọn nhưng chứa đựng một nghệ thuật sống to lớn. .Nó giúp ta biết nhìn vào những gì mình đã sống qua những gì mình đã làm...


http://vn.360plus.yahoo.com/goal2k15/article?mid=12

Đức hạnh là phẩm chất đạo đức trí tuệ, tình cẩm, tâm hồn của con người.Một người có đức hạnh là người hội đủ nhiều phẩm chất cao quý của con người và thời đại.
Con người đức hạnh được xem là khuôn mẫu của mọi thời. Người đó là biểu tượng cao đẹp cho lối sống tích cực, cho nhân phẩm trác tuyệt của nhân loại.Thế nhưng, đức hạnh không phải là lời nói suông, là lời ngợi ca trìu tượng. Đức hạnh chỉ là đức hạnh khi nó đc thể hiện thông qua hđ. Ko hành động, đức hạnh ko có cơ hội lộ diện và phát huy sức mạnh. Do vậy ý kiến ''Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hđ'' là hoàn toàn đúng đắn.
Trong mối quan hệ với hành động, đức hạnh là cội nguồn tạo ra hành động. Ngược lại, hđ là biểu hiện cụ thể của đức hạnh. Chẳng hạn như, khi nhặt được của rơi, một con ng đức hạnh thật sự là phải hđ theo cách mang trả lại của rơi đó. Nếu ko hđ như vậy thì người đó ko đc xem là đứ hạnh.
Như thế, hđ chính là thước đo phẩm giá đạo đức của con ng. Trong cuộc sống có nhiều ng nói rất hayvề đức hạnh và thậm chí có cả những ng tự nhận mình là ng đ/hạnh nhưng thực tế nhiều khi ko phải. Muốn biết ng ta có đức hạnh hay ko thì chúng ta phải kiểm chứng họ = hđ cụ thể.
Để hđ, con ng ta cần biết vì sao mình hđ. Thế nhưng cách thức hđ và mục đích hđcủa con ng đều do đ/hạnh chi phối.Chẳng hạn một cụ già hay một em bé bị ngã, ta giúp họ đứng dậy bởi đ/hạnh bảo ta rằng đó là những con ng yếu đuối cần giúp đỡ. Hđ trợ giúp ấy là hđ tốt , đáng làm. Hay khi nhìn thấy tên cướp đang cướp tài sản của một ai đó, chúng ta cần phải hđ(như tấn công bắt giữ tên cướp, gọi điện báo cho công an...)vì hành vi cướp bóc là trái đạo lí, vi phạm pháp luật.
Đức hạnh bẩm sinh vốn có trong con ng. Nhưng nếu ko có ý thức duy trì , tu dưỡng thì đ/hạnh sẽ sớm bị mai một, cái xấu cái ác sẽ có cơ hội xâm lấn.
Con ng có thể vun đắp đ/hạnh bằng cách noi theo những gương tốt cua ông bà tiên tổ qua sách báo (chẳng hạn truyền thống yêu nc chông giặc ngoại xâm, truyền thống nhân ái...) học đ/hạnh trong đời sống thg nhật, trong quan hệ ứng xử văn hóa với bạn bè. Tri thức con ng càng ptriển thì đạo đức của con ng cũng ptriển tg ứng . Đức hạnh đòi hỏi sự cân đối về mọi mặt trong đời sống tâm hồn. Nếu ptriển lệch lạc thì những tri thức, những thành tựu khoa học tự nhiêncó đc có thể trở thành mối hiểm nguy đe dọa chính sự sống của con ng. Việc tìm ra nguyên tử chẳng hạn là để phục vụ đời sống con ng, nhưng những kẻ xấu lại chế bom nguyên tử để hủy diệt sự sống. Hđ đó , những con ng đ/hạnh cần phải tránh xa.
Mọi biểu hiện của đ/hạnh đều được thông qua con đường hđ. Chỉ có hđ mới đem lại giá trị đích thực cho con ng. Nói cách khác, thước đo đ/hạnh con ng là hđ. Vì vậy việc tu dưỡng bản thâncần phải có sự điều chỉnh phù hợp giữa trau dồi đ/hạnh và hđ . Học phải đi đôi với hành , lý thuyết phải kết hợp với thực tiễn
Đức hạnh của con ng chỉ trở thành đ/hạnh thực sự khi kiểm chứng qua hđ.Trên ghế nhà trường, hs đc truyền dạy những kinh nghiệm sốngtừ ngàn đời của cha ông , nhân loại. Mục đích của việc giáo dục là đào tạo ra những con ng hội đủ mọi mặt của đức hạnh. Nhưng quan trọng hơn là khi ra đời, hs phải biết hđ đúng với lương tri, đạo đức,...Đấy chính là điều quan trọng
Khi đang ngồi trên ghé nhà trg, việc trau dồi nắm bắt tri thức, chăm chú nghe lời giảng của thầy cô...là những biểu hiện cua đức hạnh. Ngược lại, ko thuộc bài, trốn học đi chơi, đua đòi ăn diện,...là những biểu hiện trái với đ/hạnh cần loại bỏ
Nhấn mạnh đến vai trò của hđ, nhà triết học La Mã cổ đại ko hề có ý phủ nhận nền tảng của hđ là đức hạnh. Đức hạnh cần đc trau dồi bền bỉ qua thời gian. Mỗi chặng đg của nó đều đc kiểm định trong hđ. Hđ là con đg đi đến mọi kết quả cuối cùng của đức hạnh, của lẽ sông con ng.
hocmai.vn

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=63477
 
Last edited by a moderator:
9

9X_conduongtoidi

" học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình." "

Bài này cô mình đọc cho 1 bài mẫu, mình post lên cho các bạn đọc nha

"Người ko học như ngọc ko mài", bởi vậy, học tập là nhiệm vụ suốt đời của mỗi con người.Tuy nhiên, đối với mỗi người lại có những mục đích học tập # nhau. UNESCO -Tổ chức Giáo dục,Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc-đề xướng mục đích học tập chung cho nhân loài: "Học để biết,học để làm,học để chung sông, học để tự khẳng định mình ". Người học sinh chúng ta nghĩ gì về mục đích học tập ấy?


"Học " là hoạt động thu nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo do người khác truyền lại. Mục đích học tập là yếu tố quan trọng tạo ra động lực thúc đẩy và định hướng cho hoạt động học tập của con người.

Chúng ta cần hiểu mục đích học tập do UNESCO đề xướng như thế nào?

Học để biết là mục đích cơ bản nhất của việc học tập yêu cầu người học tiếp thu kiến thức. Đó là những hiểu biết cơ bản về tự nhiên và xã hội có liên quan đến cượ sống con người. Học để làm, học để chung sông, học để tự khẳng định mình là những mục đích thể hiện yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức giúp người học từng bước hoàn thiện bản thân.


Học để làm là học tập để có khả năng lao động, tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp cho gia đình, xã hội. Người sinh viên sư phạm học để trở thành người dạy học. NGười sinh viên y khoa học để trở thành thầy thuốc. Người học sinh lớp hàn học để trở thành người người thợ hàn ...Đó là những công việc đòi hỏi người học vận dụng những gì đã học để tạo ra sản phẩm cho xã hội


Học để chung sống lầ học để có khả năng hoà nhập với cộng đồng người, tạo ra mqhtoots đẹp,gắn bó, bền vững... với gia đình,bạn bè, thầy cô,đồng nghiệp,... Trên thực tế,có những người rất thành công trong côg việc nhưng không có đc mph tốt đẹp với những người xung quanh. Họ sống cô đơn,gặp khó khăn trong việc trao đổi tâm tư tình cảm với những người thân,bạn bè. Thậm chí có những người bị người thân,bạn bè xa lánh. Sở dĩ như vậy bởi họ ko học đc kĩ năng sống, không biết cách ứng xử , ko biết cách thể hiện mình...


Học để tự khẳng định mình - học tập để có thể phát huy,bộc lộ những khả năng lớn nhất của bản thân;để đc xã hội thừa nhận những khả năng ấy từ đó khẳng định cái tôi cá nhân của mình. Để có thể khẳng định mình trên một lĩnh vực nào đó,người học phải có đc những thành tựu xuất sắc. Muốn vậy,việc học không chỉ dừng lại ở mức tiếp thu kinh nghiệm của người đi trước mà còn cần tiến xa hơn nhiều bước là học sáng tạo. Nghĩa là tạo ra nguồn tri thức mới,những kĩ năng,kĩ xảo mới mang tính đóng góp cho lĩnh vực mình tìm hiểu nghiên cứu.

Vậy mục đích cưới cùng của việc học là vận dụng đc những diều đã học vào cuộc sống để trỏ thành những người có ích cho xa hội.

Từ mục đích học tập chung do UNESCO đề xướng,thiết gnhix, người học sinh có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích.

Trước hết trong việc học tập chún ta cần xây dựng cho mình một mục đích học tập đúng đắn,trong sáng,tiến bộ. Dù mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau,một mơ ước khác nhau nhưng mục đích học tập của mỗi người bện cạnh việc đảm bảo quyền lwoij cá nhân vẫn không thể đi ngược lại lợi ích của gia đình và cộng đông xã hội. Một mục đích học tập đúng đắn sẽ đc người thân và xa hội ủng hộ,tạo điều kiện thuận lwoij để thực hiện và nhờ vậy,mục đích đó sẽ nhanh chóng đạt đc. Chẳng những vậy,mục đích học tập tiến bộ giống như ánh sáng lí tưởng soi đường để chúng ta có đọng lực tự thúc đẩy mình học tập


Trong học tập,chúng ta có những cố gắng và nỗ lực thực sự,biết kết hợp học với hành để vận dụng tốt nhất những điều đã học vào cuộc sống.

Mục đích học tập do UNESCO đề xướng là những mục đích học tập tiếng bộ và thực sự phù hợp,thực tế,bám sát những yêu cầu của cuộc sống. Mỗi công dân trên thế giới nói chung và thế hệ người Việt trẻ hôm nay nói riêng nên có sự định hướng chung về mục đích học tập để tạo ra những động lục học tập tốt đẹp góp phần xây dựng và phát triển thế giới

Toàn Bộ Bài Viết Số 1




Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình "Học để làm gì?" là một câu hỏi không mới, nó cũ kĩ như bản thân sự học vậy. Là câu hỏi "thường trực" của mọi thời học!

Cũng cần khẳng định ngay rằng, khi lần đầu cắp sách đến trường, và nhiều năm sau đó, các em học sinh đâu đã có chút khái niệm gì về vấn đề này; mà chỉ thụ động vâng theo sự chỉ bảo của người lớn, của cha mẹ mà thôi!...



Chỉ khi thật sự lớn lên, nhiều em mới dần nhận thức ra điều đó. Cho nên câu cửa miệng của các bậc phụ huynh đối với con em là: "không chịu khó học, lớn lên chỉ có đi ăn mày!". Câu ấy và những câu tương tự đã hình thành dần trong bộ não của trẻ khái niệm "học để làm gì?". Vâng, "học để lớn lên không phải đi ăn mày, ăn xin!". Bởi "ăn mày, ăn xin" thì khổ như thế nào, các em nhìn thấy hàng ngày rồi!
ậy, dù có "cao đạo" đến đâu, dù vô tình hay hữu ý, thì thực ra người lớn đã sớm định hướng cho con trẻ "mục tiêu" thực chất của sự học là gì rồi. Mục tiêu đó không sai, nhất là trong thời buổi "thực dụng" này. Nhưng sai ở chỗ, người ta cứ nói với các em: "Học để có kiến thức, để càng ngày càng có nhiều kiến thức". Ý là "học không vì tấm bằng"; Cần "thực học" chứ không cần "bằng cấp"! Thương thay các em, nếu các em mà không có bằng cấp, thì các em vào đời sao đây?



Về điểm này, tôi xin kể một chuyện, có lần con gái tôi đã bí trước câu hỏi của cậu con trai, khi cứ than vãn về kết quả học tập của nó: "Thế mẹ muốn con có điểm cao, hay muốn con có kiến thức?"! Chết chưa? Còn tuổi học trò mà lại không lấy điểm làm mục tiêu, thì làm sao mỗi năm lên một lớp đây; làm sao thi đỗ đại học đây?



Không chỉ nhà trường, gia đình, mà ngay những nhà tuyển dụng lao động cũng thường tuyên bố (rất hay!): "chúng tôi cần người thực sự có kiến thức, chứ không cần người có bằng cấp"! Nhưng thực tế thì hồ sơ hàng đầu nộp cho cơ quan tuyển dụng, nhất định phải là cái bằng, theo đúng nghĩa đen! Càng nhiều bằng, càng thuận lợi khi xét tuyển. Kiến thức vẫn cứ phải đứng sau bằng cấp!



Nhưng nếu định hướng mục tiêu sự học là tấm bằng, thì sẽ lại dẫn đến một kết cục còn bi đát hơn! Thực tế đã có không ít trường hợp, học chỉ để đối phó với thi cử mà thôi. Vậy là tình trạng "xin điểm", "mua điểm" không thể không xẩy ra, không thể không phát triển. Còn bé thì cha mẹ "mua điểm" cho, lớn lên, tự mua lấy. Học "tại chức", học "hàm thụ" bản thân nó không xấu; nhưng càng ngày nó càng tiêu cực, chính vì mục tiêu chính của thứ học này là để có "bằng"; bởi có bằng mới có cơ hội "phấn đấu" lên chức này chức nọ, lên "ông nọ, bà kia"!



Đã có nhiều phụ huynh (nhất là những vị có chức sắc), khi con em mình học kém, không thi được vào đại học, thì dùng cách này, cách khác, "đưa" trẻ vào cơ quan nhà nước; làm tạm một công việc gì đó, rồi cho đi "hàm thụ". Mấy năm sau, có bằng cấp, sẽ chạy "ghế" tiếp! Thế cho nên một số cơ quan công quyền (đặc biệt ở cấp địa phương), chất lượng cán bộ - không dám vơ đũa cả nắm đâu, nhưng phải thừa nhận rằng: nhiều người rất kém cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn phép ứng xử; làm ảnh hường lớn tới công cuộc cái cách hành chính của Nhà nước!



Tôi lại xin kể chuyện này: Lần ấy, tôi đến chính quyền Phường xin chứng nhận vào đơn làm thẻ thư viện Tỉnh. Đơn đã được Tổ trường dân phố và Tổ trưởng lương hưu ký xác nhận và đề nghị theo đúng yêu cầu của cơ quan thư viện. Anh cán bộ văn phòng sau khi xem đã thảo nội dung chứng thực,; nhưng khi đưa lên chủ tịch, chủ tịch không ký, với lý do: chủ tịch phường không ký những chứng nhận như thế này! Tôi nói: giá cái thư viện này trực thuộc Phường ta, chủ tịch nói thế thì mừng quá! Nhưng đây lại là thư viện Tỉnh, họ làm theo quy định đã được chính quyền Tỉnh duyệt y; Phường thấy bất hợp lý thì phường báo cáo đề nghị lên Tỉnh, chứ Phường không có quyền bác bỏ! Anh văn phòng nhận ra lẽ phải, nhưng có lẽ... ngại "Sếp", nên dung hòa: "thôi cụ để khi khác, chủ tịch ... đang bận họp"!


Kiến thức và bằng cấp cái nào cần hơn? Câu trả lời dễ nhất có lẽ là "cần cả hai"! Nhưng nếu lại hỏi: cái nào cần trước? thì nhiều khi cũng khó khẳng định. Vậy đấy! Định hướng "mục tiêu của sự học" như thế nào cho đúng Mong rằng các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ cũng như các em học sinh, hãy thực sự quan tâm!..
Theo dantri.vn
Một đất nước muốn có những bước phát triển nhảy vọt thì đầu tư để phát triển con người cần được xem là loại đầu tư có giá trị hàng đầu, trong đó đầu tư cho giáo dục là loại đầu tư có tầm chiến lược.

Nói đến xã hội hoá giáo dục đại học chúng ta phải xét đến con số sinh viên đại học trên tổng số dân. Theo thống kê đối chiếu do ông Hồ Anh Tuấn cung cấp (bàn tròn do TBKTSG tổ chức vào ngày 14-5-1999) thì ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ đó là 32 sinh viên trên 10.000 dân. Trong khi đó con số tương đương ở Thái Lan và Hàn Quốc đông hơn ở Việt Nam từ 8 đến 12 lần. Xem thế ta cần phải phát triển mạng lưới các trường đại học, công lập cũng như dân lập, mới mong theo kịp các nước chung quanh về mặt giáo dục đại học.

Bổn phận của mỗi người học sinh chúng ta là phải học . Nhưng mục đích của việc học là gì ? Tại sao phải học ? UNESSCO đã đề xướng mục đích học tập :”Học để biết , học để làm , học để chung sống, học để tự khẳng định mình “. Chúng ta cùng phân tích và làm rõ mục đích này .
Trước hết “học để biết” . Ông cha ta có câu :”Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học “. Để trở thành người tài giỏi, có ích chúng ta phải học. Muốn học tốt chúng ta phải cố gắng, siêng năng tìm tòi, hỏi han những điều chúng ta chưa biết và cần biết. Hiểu biết nhiều, nắm được nhiều tri thức sẽ giúp ta công nhận, chứng tỏ rằng mình là người sống có mục đích , sống có ích. Bên cạnh việc học đó chúng ta còn phải viết vận dụng, biết thực hành :”Học để làm “.Chỉ học không thôi thì chưa đủ mà ta còn phải biết “làm”, biết áp dụng những cái mình đã học vào công việc , đời sống. Như thế mới đúng nghĩa của việc học :”Học đi đôi với hành “. Ngoài ta còn “Học để chung sống “. Cuộc sống không thể không thể không có các mối quan hệ. Việc mối quan hệ đó tốt hay xấu là do ở mỗi người chúng ta. Quan hệ tốt với mọi người giúp ta cảm thấy vui vẻ hơn, sống có ý nghĩa hơn, thuận lợi trong cuộc sống. Vì vậy, học còn để chung sống tốt hơn với mọi người, học tập rèn luyện chúng ta những hiểu biết, kĩ năng để hiểu được mọi người xung quanh, cải thiện các mối quan hệ theo hướng tích cực hơn . Và “học để tự khẳng định mình”. Sống không chỉ là tồn tại mà sống còn là phải để người khác biết mình tồn tại, sống có mục đích. Vì thế ta phải học thật giỏi, phải biết nhiều tri thức để không những mình được sung sướng mà còn giúp đỡ mọi người, góp phần đưa xã hội phát triển đi lên. Đó là tự khẳng định bản thân mình.
Tất cả đều cho thấy việc học rất quan trong. Nó không chỉ quan trọng đối với bản than mà còn quan trọng với mọi người, xã hội và đất nước. Nó giúp chúng ta có cuộc sống tốt hơn, được mọi người tin yêu, quý trọng. góp phần vào sự phát triển của xã hội và đất nước, rèn luyện nhân cách làm người. Có người học rất giỏi nhưng nhân cách, tình thương thì không có. Người lớn chúng ta khi nhìn thấy một pà cụ lúi cúi qua đường vẫn làm ngơ bỏ đi, trong khi một em học sinh lại đến cầm tay dắt pà qua đường . Các em được giáo dục không chưa đủ mà đòi hỏi cần phải có một môi trường trong sang, lành mạnh. Đó là ở người lớn chúng ta. Chúng ta hãy làm gương, dẫn dắt,chung tay với nhà trường giáo dục để tương lai các em chúng ta tốt hơn, sáng sủa hơn, xã hội trở nên tốt đẹp hơn .
Việc học là rất quan trọng không chỉ đối với mỗi người chúng ta mà còn với cả xã hội xung quanh. Mỗi học sinh nên tự xác định mục đích học tập của mình để phấn đấu, rèn luyện mình để trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội .
Tên : Nguyễn Hoàng Hiệp Lớp : 12 A11 Mã số : 16 . Trường THPT Võ Thị Sáu
 
Last edited by a moderator:
9

9X_conduongtoidi

Năm 1996 Uỷ ban quốc tế vế Giáo dục cho Thế kỷ XXI do Jaccque Delor làm Chủ tịch đưa ra một báo cáo khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển tương lai của cá nhân, dân tộc và nhân loại. Báo cáo này nhấn mạnh giáo dục là “kho báu tiềm ẩn” và đã đưa ra một tầm nhìn về giáo dục cho Thế kỷ XXI dựa trên bốn trụ cột:


1. Học để biết;
2. Học để làm;
3. Học để tự khẳng định mình;
4. Học để cùng chung sống,


Bạn thử phân tích từng ý nhỏ 1 nhé! Ở đây mình chỉ phân tích giúp phần Học để cùng chung sống thôi nhé!


Trong đó Học để cùng chung sống được coi là một trụ cột quan trọng, then chốt của giáo dục hiện đại, giúp con người có được thái độ hoà bình, khoan dung, hiểu biết và tôn trọng lịch sử, truyền thống và những giá trị văn hoá và tinh thần của nhau.


Học để cùng chung sống là một chương trình gồm nhiều lĩnh vực với các mục tiêu khác nhau, bao gồm việc truyền thụ cho cá nhân, từ lúc còn thơ ấu cũng như suốt cả cuộc đời, những giá trị về:
- việc không sử dụng bạo lực,
- thương lượng hoà bình,
- tôn trọng và chấp nhận đa dạng,
- về khoan dung,
- dân chủ,
- đoàn kết
và công lý.


Học để cùng chung sống cũng nhằm trang bị cho người học những tri thức, kỹ năng, giá trị và thái độ cần thiết cho cuộc sống nghề nghiệp để vào đời, làm cho họ có được nhận thức về:
- sự khác biệt và đa dạng cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc trên thế giới;
- tăng cường giá trị đạo đức và tính cam kết, làm cho tình đoàn kết trở thành phương tiện chống sự kỳ thị và xung đột…
Tất cả những khía cạnh này là cần thiết cho sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và văn hoá ở các nước giàu cũng như ccá nước nghèo.


Mục đích cuối cùng của Học để cùng chung sống vì hoà bình, quyền con người, dân chủ và phát triển bền vững là:
- xây dựng trong mỗi cá nhân ý thức về các giá trị;
- hình thành thái độ ứng xử;
- phát triển khả năng đánh giá và đương đầu với những thách thức;
- tăng cường tính thích nghi, tinh thần tự chủ và sống có trách nhiệm;
- chấp nhận sự khác biệt và đa dạng giữa các nền văn hoá và văn minh;
- tôn trọng và bảo vệ các di sản văn hoá và thiên nhiên;
- bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên…


..........................
--------tra loi-----------
Tui thấy ở ta chưa coi trọng chuyện giáo dục hướng nghiệp cho thanh thiếu niên đang bắt đầu vào ngưỡng trưởng thành. Nên mới có chuyện đua nhau thi vào ĐH mà chẳng biết ngành nghề đó có phù hợp với khả năng của bản thân hay ko, học hành lẹt đẹt, thi đi thi lại, cuối cùng tốt nghiệp mà ko tốt nghề.


Hôm rồi đọc báo, nghe một lão nhân sư tổ của ngành GD nói về cái sự đắt đỏ trong giáo dục của VN. Không nằm ở học phí hay các khoản lung tung phí, mà nằm ở khoản phí của các nhà sử dụng cần phải bỏ ra để đào tạo lại cho các cử nhân đã hoàn thành 3, 4, 5 năm mài quần ở trường TC, CĐ, hay ĐH để các cử nhân này có thể phụng sự tốt theo yêu cầu của họ. Nghĩ mà giật mình.


Các mục đích của sự học đều đã được đặt ra. Học để biết. Học để làm. Học để tự khẳng định mình. Học để cùng chung sống. Thế nhưng cuối cùng chúng ta chẳng biết được rõ cái mà mình đã được học, chẳng làm được tốt cái mà mình đã được học, chẳng dám tự tin khẳng định mình qua những cái mà mình đã được học, và những giá trị nhân văn của việc học để cùng chung sống, xem ra là lý thuyết nhiều hơn.


Có đứa trẻ nào, nhất là những đứa sống ở thành thị, lại ko được dạy dỗ những điều tốt đẹp. Vậy mà dân thành thị lại đầy những đứa hư hỏng. Đốt thời gian. Phá tiền bạc. Và phí hoài tuổi thanh niên. Tui đọc những bài cảm nhận qua các kì thi ĐH và thấy hết sức tức giận và hổ thẹn thay , cho những mớ kiến thức hổ lốn lố bịch của những đứa mà ngày xưa đã được gọi là ông nghè rồi. Nực cười là lũ đó mà cũng ôm mộng thi thố này kia. Và đáng sợ nếu lũ đó được một quý ông X, quý bà Y nào đó đỡ đầu, lót êm nhung lụa cho con đường vào trường này viện nọ, để rồi sau này XH có thêm những đứa ngồi trên cái ghế của nó mà chẳng biết ngồi để làm gì, chễm chệ điều hành hay cun cút phụng sự dân đen!


Nhiều khi nghĩ dại, giả thử bi chừ VN mà có chiến tranh. Ko biết tầng lớp thanh niên có còn những người khai man tuổi để được đi đầu quân hay ko? Biết đâu, khi đó thời thế lại tạo anh hùng, bà con nhể?
--------tra loi-----------
Định nghĩa về mục đích học của unc
Thực ra tùy theo nhận thức mà xác định mục đích học.
Đa số học sinh khi được hỏi không biết hết học để làm gì
Là một cựu giáo viên, tôi đã khảo sát khoảng 5000 học sinh, thấy rằng cách dạy để cho học sinh biết mục tiêu học là rất quan trọng. Theo tôi, nên sửa như sau:
Học để biết, học để làm, học để biết làm người,học để chung sống với mọi người, học để biết cách tự học.
--------tra loi-----------
khi sinh ra chung ta da bat dau hoc rui nhung quan trong chi la hoc cai gi ma thoi
chung ta luon de cao viec hoc la tren het nhung cung phai noi rang hoc no co hai mat: tot và xau
nguoi co hoc van cao co the gop phan khong nho vao xay dung dat nuoc nhung cung co the la ke pha hoai dat nuoc do
van de chung ta de cap toi se la mat tot cua no
nhung de co mot kien thuc vung vang cung nhu de di duoc tung buoc vung vang thi truoc tien chung ta can hoc hoi de co kien thuc cho ban than de biet giao tiep, biet lam nguoi, biet minh dang o dau va vi tri cua minh hay noi cach khac la de xem chung ta la mot dien vien dien co tot vai dien cua rminh trong xa hoi hay khong. neu da co duoc nen tang tu viec hoc thi chung ta moi co the ap dung no vao thuc te de lam nuoi song ban than, de biet cach ung nhan xu the giua con nguoi voi nhau.
ban la mot nguoi co tai nang hay khong thi phai dua vao kien thuc ban tich luy duoc tu viec hoc va khi do ban se biet vi tri cua minh trong xa hoi.
dua vao tu thuc te toi cam thay hien nay viec hoc doi voi hoc sinh van chua duoc cac ban chu trong, vi vay viec phat dong phong trao "hoc de biet, hoc de lam, hoc de chung song, hoc de tu khang dinh minh" can phai duoc thuc hien tren toan quoc.


http://www.toitim.net/
 
Top Bottom