Nghệ thuật vị nghệ thuật hay là nghệ thuật vị nhân sinh

P

phamminhkhoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài viết hay của một thành viên trên vanhoctre.com. Hy vọng nó không quá động chạm đến chính trị (cá nhân tôi nghĩ là không)


Nếu những dòng tiêu đề này mà viết ra cách đây năm mươi năm thì có lẽ tôi đã có vinh hạnh đuợc làm quen với Trần Dần, Lê Đạt trong nhà tù rồi. Cũng thật may và thật tiếc cho tôi là hồi ấy tôi còn quá nhỏ nên đã không có đuợc cái vinh hạnh ấy. Thời kì mông muội của tư duy và tri thức đã qua rồi. Dân trí đã đuợc nâng lên đến cái mức mà những điều ngày xưa chúng ta tin thì bây giờ chẳng còn ai tin nữa. Có những điều ngày xưa chúng ta tôn thờ thì ngày nay ai cũng cho đó là một điều ngớ ngẩn. Một trong những điều đó là quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh? Một cuộc tranh cãi suốt cả một thời kì dài và nó chỉ kết thúc khi ông Truờng Chinh đưa ra bản cương lĩnh về văn hóa và Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước. Không còn tranh cãi nữa, tất nhiên rồi, nhưng không phải vì thế mà nó mất đi. Câu hỏi đó vẫn âm ỉ trong những người làm nghệ thuật và rồi ở đâu đó, vào một lúc nào đó nó lại bật ra và nó lại làm khổ những người cầm bút.
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Đã làm cho tác giả của nó ******** đến cuối đời. Cho đến bây giờ thì bài thơ Tây tiến của Quang Dũng chẳng ai dám bảo là không hay mà cái hay của nó chính lại nằm trong cái chất trí thức tạch tạch sè, cái mà người ta dùng nó để ấn Quang Dũng xuống bùn. Thật là lạ, cái người phê phán bài thơ lại chính là Tố Hữu, một người từng được những tên “Đĩ văn” tung hô là Nguyễn Du của thời đại. Tôi chẳng dám tin. Tôi! Một thằng cha căng chú kiết chưa bao giờ có nổi một bài thơ đăng báo, lại có một trình độ cảm thụ thơ hơn Tố Hữu, một đại thi hào đất Việt. Tôi cũng biết, một bài thơ có thể là hay với người này nhưng vẫn là không hay với người khác. Nghệ thuật, bản thân nó đã là một cái gì đó hữu hình mà vô hình khó nắm bắt và càng không thể có một thước đo thống nhất cho tất cả mọi người. Nếu nói như vậy chẳng lẽ lại có thể nói rằng: Ông Nguyễn Thế Duyên, người viết bài này, một thằng cha vô danh tiểu tốt chưa hề có một bài đăng báo, cũng tài như ông Tố Hữu một Nguyễn Du của thời đại được ư? Không thể đúng đuợc bởi còn có một thước đo khác, thuốc đo này rất hữu hình đó là số lượng độc giả yêu thích văn thơ của bạn. Nếu dùng thước đo này thì chắc chắn tôi là một con số không to đùng còn Tố Hữu hơn tôi đến vô cùng lần . Tôi thấy hay chẳng lẽ Tố Hữu không thấy hay? Không ! Tôi chắc rằng Tố Hữu cũng thấy hay lắm. Nhưng khi ông dùng cái thước đo “ Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” để đo bài thơ này thì bài thơ này đáng bị vứt vào sọt rác và tác giả của nó đáng bị dìm xuống bùn đen. Vậy đấy! Khi dùng cái thước “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh”, cái thước này đã giết chết cả một thế hệ vàng của thi ca việt nam, đó chính là thế hệ những nhà thơ mới. Khi người ta bắt các thi nhân phải viết theo thước đo này thì hầu hết các thi nhân đều chết, Chỉ còn mỗi Chế Lan Viên còn sống, Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ, Nguyễn Bính, Thâm Tâm chẳng một ai viết đuợc một bài thơ nào nên hồn. Họ đã chết bởi một thứ gọi là thước đo cũng được mà gọi là chiếc roi cũng đúng “Nghệ thuật vị nhân sinh”.
Đấy là về thơ. Còn về văn xuôi cũng chẳng hơn gì. Hoài Thanh! Chết. Nguyễn Tuân! Chết. Kim Lân! Chết…. Cả một thế hệ nhà văn thời thơ mới chẳng ai viết đuợc cái gì cho ra hồn. Tôi có một lần ngồi nói chuyện với giáo sư Hoàng Như Mai, Giáo sư văn học, ông có kể cho tôi nghe một giai thoại có thật nghe mà cười ra nước mắt. Ông Hoàng Như Mai kể khi cụ Nguyễn Tuân còn sống cụ bảo với mọi người là khi cụ chết đi nhớ đốt cho cụ (Đốt hình nhân vàng mã) một thằng phê bình văn học.Cụ bảo:
-Xuống dưới ấy mới có thể nói thật với nhau đuợc
Cả một thế hệ tài năng của nền thơ mới chết trong lúc tài năng của họ đang chín nó là một thiệt thòi cho nền văn học nuớc nhà nhưng tổn thất còn hơn thế nữa là cả một cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp của chúng ta gần như vắng bóng trong văn học. Cuộc kháng chiến chin năm ấy có lễ chỉ còn mỗi ông Tố Hữu nhưng một nhà thơ dù có tài đến bao nhiêu thì cũng không thể khắc họa lại đuợc đầy đủ một cuộc kháng chiến của cả một dân tộc. Mà ông Tố Hữu có thực tài không thì còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Hậu quả của cái nghệ thuật vị nhân sinh ấy nó còn kéo dài suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nền văn học trong thời kì chống Mỹ cứu nuớc có khá hơn thời kì chống Pháp. Đất nuớc đã có đủ thời gian để tạo nên một thế hệ nhà văn, nhà thơ mới để khắc họa lại những khoảnh khắc hào hùng của dân tộc như Anh Đức, Nguyễn Minh Châu, Phạm Tiến Duật v.v... Nhưng! Vâng, lại có một chữ nhưng nữa. Cái “Nghệ thuật vị nhân sinh” đã trở thành một cái khuôn đúc, đúc ra những người lính giống hệt nhau trong tất cả các tác phẩm văn học thời kì này. Người lính của Nguyễn Trung Thành cũng giống người lính của Anh Đức, cũng giống người lính của Nguyễn Minh Châu, tất cả đều căm thù giặc, bỏ tình riêng, lao lên họng đại liên cứ như đang lao vào một bữa tiệc. Họ chỉ là những hình nhân biết cử động vì họ được đúc bằng cùng một cai khuôn “Nghệ thuật vị nhân sinh”.
Hãy nhìn lại thời kì hiện thực phê phán, cái anh nông dân Chí Phèo của Nam Cao khác hẳn với anh nông dân Pha của Ngô Tất Tố. Cô thôn nữ Mịch của Vũ Trọng Phụng khác hẳn với cô thôn nữ Dậu trong Tắt đèn. Họ không đuợc tạo ra từ cùng một cái khuôn nên khuôn mặt của họ lung linh sống động hằn sâu vào tâm trí người đọc và tên của họ làm người đọc nhớ. Còn văn học xã hội chủ nghĩa của chúng ta các khuôn mặt đều từa tựa giống nhau nên tên của họ chẳng để lại trong tâm trí người đọc. Không hiểu có ai nhớ nổi tên nhân vật trong “Xung kích” của Nguyễn Đình Thi hay tên một ai trong tác phẩm đồ sộ “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu? Tôi thì tôi chả nhớ.
Nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng cái bản sắc cá nhân của người cầm bút là vô cùng quan trọng. Nó làm cho văn học phong phú, đa chiều mà bản sắc cá nhân ấy thì phải nói rằng nó chỉ có thể có được khi nó “Vị nghệ thuật” Mà thôi. Khi bắt Quang Dũng phải viết về người lính tri thức cũng giống như Hoàng Trung Thông viết về người lính nông dân thì Quang Dũng sẽ chết và thực sự Quang Dũng đã chết.
Không có gì ngớ ngẩn hơn khi đặt ra câu hỏi “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay là nghệ thuật vị nhân sinh” bởi vì bản thân nghệ thuật sinh ra là do nhu cầu của cuộc sống con người. Tức là nó đã “Vị nhân sinh” rồi đấy. Hội họa bắt đầu từ những hình vẽ trên những vách đá mà người tiền sử muốn nói lại với những người khác điều họ đã bắt gặp. Văn chuơng bắt đầu từ những thủ tục cúng tế của người thời xưa, một nhu cầu về mặt tâm linh của con người. Nghệ thuật bắt nguồn từ “Vị nhân sinh” và khi nó thông qua cái “Vị nghệ thuât” tức là nó đã vì con người ở mức độ cao hơn.
Khi nghệ thuật “Vị nhân sinh” mà không thông qua con đuờng “Vị nghệ thuật” thì nó không còn là nghệ thuật nữa mà nó trở thành một sản phẩm tuyên truyền. Ta hãy đọc lại một bài thơ của cụ Hồ chí minh
Hòn đá to,
hòn đã nặng
Một người nhấc
nhấc không đặng
Hòn đá nặng,
hòn đã bền
Một người nhấc,
Nhấc không nên
Tôi không cho rằng đây là bài thơ dù người viết là Cụ Hồ Chí Minh. Và tôi nghĩ chính Cụ Hồ cũng ý thức đuợc điều đó và chắc là Cụ cũng khổ tâm lắm khi phải viết như vậy cho những người nông dân thất học. Một người viết nên những áng thơ như Nhật kí trong tù mà phải viết những vần như vậy thì còn gì khổ hơn. Nhưng Cụ đã hy sinh. Lúc này Cụ không còn là thi nhân nữa mà Cụ là một nhà cách mạng. Những bài thơ chúc tết sau này của Cụ cũng như vậy.
Văn học có chức năng tuyên truyền nhưng dứt khoát nó phải thông qua con đuờng “Vị nghệ thuật” Thì nó mới trở thành một tác phẩm nghệ thuật nếu không nó chỉ là một sản phẩm tuyên truyền. Hình như Ban tư tưởng văn hóa trung ương không biết đuợc điều này .
Nghệ thuật vị nghệ thuật chính là nghệ thuật vị nhân sinh đuợc đưa lên một đỉnh cao mới. Ở đỉnh cao này, nghệ thuật không những thỏa mãn đuợc nhu cầu thưởng thức văn hóa của con người mà hơn thế nữa nó còn có tác dụng bồi bổ và thanh lọc tâm hồn của con người và đấy chính là cái “Vị nhân sinh” của cái “Vị nghệ thuật”. Khi dân trí đuợc nâng lên thì người đọc chẳng thể nuốt trôi những tác phẩm chỉ “Vị nhân sinh” Một cách thô thiển.
Đáng lẽ phải hòa cái “Vị nhân sinh” vào trong cái “Vị nghệ thuât” thì người ta lại tách riêng hai cái ra khỏi nhau và đặt một câu hỏi hết sức ngu ngốc “Vị nghệ thuật hay là vị nhân sinh?” và chính cái câu hỏi ngu ngốc này đã đã làm nền văn học nước nhà chìm đắm.
Tiếc thay cho xương máu của hàng triệu con người đất Việt đổ xuống trong hai cuộc kháng chiến đã không lưu lại đuợc cho vài trăm năm sau một áng thơ văn nào như “Bạch đằng giang phú” hay “Đại cáo bình Ngô” trong khi hai cuộc kháng chiến ấy còn hào hùng gấp mấy trăm lần cuộc kháng chiến chống quân Minh hay quân Nguyên của cha ông chúng ta ngày trước
Ờ mà lạ nhỉ! Trong lúc người ta cứ hỏi “Vị nghệ thuật hay vị nhân sinh” thì tôi lại muốn hỏi “Vị cái gì?” vì hiện nay có rất nhiều tác phẩm như “Sợi xích” hay “Gào” hay một số tập thơ mà đọc đi đọc lại tôi vẫn không thấy nó vị cái gì có chăng thì nó chỉ vị những bản năng thấp hèn của con người đang đuợc in và bày bán tràn lan trong hiệu sách.
Khổ thân cho những người thích đọc và thích viết như tôi quá.


(Nguồn: vanhoctre.com)
 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_b

Cá nhân ng viết bài viết này k phải k đúng, mà ngược lại, chính là ng đứng trên tầm cao cao hơn hẳn những ng khác. Tuy nhiên, vẫn thấy có điều gì k ổn... đang chiêm nghiệm dần để tìm thử xem nó là cái gì...

Đọc đến đây chợt nhớ đến "Cánh đồng bất tận" của Nguyễn Ngọc Tư. Tác phẩm vừa ra đời bị phản bác và xóa bỏ, NNT bị đuổi khỏi CM, đành xách nách chạy vào sg tìm đất sống. Cuối cùng, "Cánh đồng bất tận" lại đem về những tiếng vang lớn cho văn học nc nhà và cũng như điện ảnh... Văn học đa chiều, đa nghĩa nhưng cũng bởi tính chất đó gây biết bao khổ tâm cho ng yêu nghệ thuật... Giết lầm một tác phẩm nghệ thuật là giết cả một thời đại. Chìm và một tư tưởng văn minh.
 
P

phamminhkhoi

Đúng là người viết bài (gọi là bác mới đúng :D) có cái gì đó đã vượt qua khỏi ranh giới nghệ thuật và cảm nhận (NV)- còn chúng ta- những học sinh bình thường chỉ làm quen với những tác phẩm trên ghế nhà trường và hiểu nó cũng qua ghế nhà trường, không có đủ kiến thức cũng như cảm nhận để đồng tình hay phản bác với tác giả, chỉ biết tự đọc - tự ngẫm cho riêng mình.
Nhưng có thể tóm gọn qua một câu rằng: nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật. Có lẽ còn thiếu nhiều lắm chăng?
 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_b

Biết là vậy. Nhưng đặt ngược lại, nghệ thuật vị nghệ thuật thì hương vị của nó k thấm đc vào mùi đời, giống như món ăn hoa mỹ cao sang, tuy quyền quý nhưng chẳng ai dám chạm vào. Tác phẩm văn học nghệ thuật, để bất hủ chẳng những phải "vị nghệ thuật" mà cũng phải "vị nhân sinh", nhưng để đc đến cảnh giới hài hoà đó, hẳn phải là quá trình dài chờ đợi. Nhìn lại toàn cảnh văn học Vn, đến thời điểm này, e rằng vẫn chưa có tác phẩm nào thực sự xứng đáng đc liệt vào danh sách đó. Dù rằng khi nói đến "Truyện Kiều" của cụ Nguyễn, có thể xem đó như 1 kiệt tác, nhưng đọc kĩ, ngẫm kĩ, xét kĩ, vẫn còn chưa ổn, chính vì vậy tầm ảnh hưởng của nó vẫn chưa tạo đc sự lan toả lớn, nói theo lí luận văn học, là "tầm nhận thức" của một số ng đọc và tác phẩm chưa thực sự hoà hợp.
 
P

phamminhkhoi

Hồi ôn thi cấp 3 có đọc đâu đó 1 ý kiến cho rằng: Nói truyện kiều là vị nhân sinh cũng chưa phải lẽ, vì nội dung hàm chứa trong đó chưa đủ sức mạnh để xuyên phá vào tư tưởng ....Cá nhân tôi thích truyện kiều về ngôn ngữ, về cách dùng từ, hơn là thích về tư tưởng. Nói cụ Nguyễn Du là một nhà thơ thiên tài thì không ai phải bàn cãi, nhưng kiêm nhiệm luôn một nhà tư tưởng có tầm cỡ như Leptolstoy ...v...v.... thì e là không phải. Còn nhân sinh ư ? Tôi nghĩ nó là đời sống, vô cùng phức tạp với những mối quan hệ nhiều chiều, mà con người vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả, vừa là động lực để duy trì, để rồi nảy nở nên những cảm xúc vui buồn, hờn giận, chán ghét, tuyệt vọng, sợ hãi..... Nghĩa là bản thân nghệ thuật từ những cảm xúc trên thì có chứa "nhân sinh" rồi chăng ? Càng nghĩ càng thấy đau đầu và mù mịt hơn, có lẽ mình phải tìm hiểu thêm nhiều, rất nhiều nữa....!


Thế giới của nghệ thuật quả là vô cùng !
 
C

congchualolem_b

Nghệ thuật - nhân sinh là hai thế giới nhưng cách nhau một ranh giới quá mỏng. Đọc lại bài viết của tác giả trích ở trên, có tầm nhìn cao, hiểu sâu, rộng... Bỗng tự ngẫm lại mình, trước giờ chỉ đi theo khuôn của ng đi trước, chỉ có khai thác thêm nhiều chiều ý nghĩa, tìm tòi thêm nhiều chi tiết mới lạ, nảy ra nhiều ý... Nhưng chưa bao giờ nhìn lại chính kiến bản thân về tác phẩm - cái hay - dở - cái độc đáo - cái nhàm cũ - cái rập khuôn và cái mới lạ.

Tự bảo rằng đầu óc mình còn cần phải khai thông nhiều hơn nữa...

Ngày mai sẽ tìm thầy dạy văn giỏi nhất trường để tham luận ý kiến về vấn đề này xem sao:)
 
A

arxenlupin

:(, bạn Khôi sau này có thể cop paste ít thôi =.=, or viết ngắn gọn lại tí, chớ như tôi vào đây lúc sáng, tưởng là cái topic bàn luận cũ, ai ngờ là một topic mới mà bài dài quá ko thèm đọc out ra luôn, giờ vào có ng nói tôi mới đọc và muốn cm chút. Tôi thì quen viết rông dài rồi, có điều mở topic thì ko dài bao giờ, đối tượng của tôi cũng chỉ là những ng thật sự đang suy nghĩ để reply, chắc các bạn sẽ đọc bài tôi thôi ^^

Trước tiên là về bài viết của bác nào đó trên kia, tôi nghĩ rằng bác ta hơi khập khiễng trong so sánh. Tôi ko luận bàn về tài năng của các vị thời đó, chỉ xét nó trên hoàn cảnh lúc các vị ấy đang còn tâm hồn thơ văn. Ko thể ko ví dụ Nam Cao trước và sau thời điểm 1945 đc khi đó là 2 giai đoạn khác nhau của cuộc đời nhà văn. Trước 45, Nam Cao tập trung vào các tầng lớp tri thức nghèo hay thực trạng của miền quên VN lên án xã hội trc, sau 45 ông đến với CM, và chủ trương là đặt mục tiêu dân tộc làm đầu, các tác phẩm bắt đầu có hơi thở thời cuộc và nhân vật của ông có những hướng đi mới. Và với ngòi bút hiện thực sâu sắc, tuyên ngôn về nghệ thuật của Nam Cao rất rõ ràng "...nghệ thuật không cần là ánh là ánh trăng lừa dối,nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thế chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than". Do đó tư tưởng nhân đạo của ông ko hề bị giảm đi. Hỏi vì sao những thực tế nhân vật của các nhà văn trước lại khác nhau thế và sau đó thì giống nhau đến lạ. Ko, ko phải, theo tôi, họ đều giống nhau. Chả phải trước đó những cùng đinh đều phải chịu cái số phận trói chặt vào, để rồi mỗi người một đâm đầu vào một ngõ hẻm riêng biệt, cùng chịu chung cái xiềng nô lệ muốn vùng lên mà đang thiếu cái cách mạng dẫn đường. Sau đó thì chả phải cách mạng như ngọn đèn soi sáng lí tưởng? Mỗi ng sẽ một cái gốc khác nhau, chả phải rồi họ cũng đều theo CM, gần như là thế. Nhưng đó chỉ là những cá nhân, đi theo CM nhưng họ là những cá biệt riêng, ko phải vì thế mà họ giống nhau trong hành động suy nghĩ, tư tưởng chung của họ tôi nghĩ là như nhau

Tiếp, hỏi là vị nhân sinh hay vị nghệ thuật. Tôi những tưởng câu hỏi này ko đáng nêu ra. Viết cho hay, mang đầy tính nghệ thuật, nào tu từ dùng thế này, so sánh thê kia, phải ẩn dụ như vậy ko phải là những câu hỏi trong đầu của các nhà văn khi cầm bút chứ. Chẳng lẽ họ lại nghĩ là mình phải viết thế này để sau ng ta phân tích sẽ thấy mình tài năng ?? Và ko lẽ, viết cho hay đơn giản chỉ để cho ng ta biết tuyệt vời hay chỉ để mỗi mình thấy hay là đủ? Như vậy chả lẽ lại ko phải là vì con người? Ko phải là một nhu cầu nhân sinh hay sao? Tôi ko phân biệt văn học vị nhân sinh hay vị nghệ thuật, các vị đi trước đã đàm nhiều rồi, hậu bối tôi chỉ đứng ngoài cuộc thôi. Ko dám nói là tôi đang cười nhạt về sự phân chia, nhưng mà tôi cười thật, như tôi ngẫm thì nhiều thứ ko đáng để phải nghĩ đâu. Thử đặt những Nam Cao vào thời đại chống Mỹ thử xem, Nam Cao sẽ viết đc như Nguyễn Minh Châu hay cho Phạm Tiến Duật về lại trước 45 xem ông viết đc như Thế Lữ. Và ko lẽ, đang đấu tranh chống ngoại xâm, chúng ta lại để các hồn thơ nhắc nhở đến những quê nhà, những tình yêu rung động để lòng quân nao núng? Ko, chúng ta đang cần những tác phẩm mang tính cổ động, và dùng từ tuyên truyền cũng chẳng sao. Ko thể giữ đc cho mọi tâm hồn rung động viết về những cá nhân tư tưởng lớn đc, tức là ko thiếu những văn thơ viết ra chỉ cho cá nhân, cho những rung động nhẹ nhàng sâu lắng, nhưng đặt trong cái hoàn cảnh chiến tranh, nó sẽ có tác dụng tốt? Có lẽ, nếu ko cấm đoán chúng thì rồi ta cũng sẽ giành đc độc lập thôi, chả vấn đề, nhưng chiên tranh kết thúc cách đây 10 năm thì tốt hơn là giờ chúng ta vẫn cầm súng? " Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, đâm mấy thằng gian bút chẳng tà ". Văn thơ có sức mạnh to lớn đến vậy mà ko sử dụng cho mục đích cao cả hơn đc hay sao? Như chính Nam Cao, qua tác phẩm nhật ký ở rừng năm 48, cũng đã thể hiện cái quan niệm hy sinh cái lợi nhỏ trước mắt để hướng tới tương lai, " góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này là chính để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn". Tất nhiên, ko phải ai cũng có thể nghĩ đc điều đó, do vậy tôi chẳng có ý kiến nếu có cái gọi là cấm đoán lúc đó.

Về Bác Hồ, Bác viết những vần thơ đó lên có bao giờ là để tôn thờ cái nghệ thuật lên đâu. Mà có tôn nghệ thuật lên, thì cũng cần có đối tượng để cảm nhận nó chứ nghệ thuật mà ko đc con ng biết đến thì bằng thừa à? Tôi nghĩ, có bao giờ Bác tự nhận mình là nhà thơ đâu, chỉ là làm được gì cho nước, cho non thì làm thôi. Như những bài chúc Tết các năm, giọng Bác qua radio những dòng thơ dễ nhớ dễ thuộc cứ thế len vào từng căn nhà ngóc ngách, ai cũng thuộc cũng biết, chả phải tốt sao? Ôi, vị cái gì chứ, thời đại ko sinh ra nổi những cái tên thiên tài thì đâu cần sáng tạo ra những kẻ vô danh cố gắng viết kiếm chút đồng tiền, khi mới nổi lên tí đã bị thằng khác hay hơn xô ngã? Dù sao thì cũng cần họ để biết họ chả ra gì và có những cái mốc để so sánh thôi

Bàn với congchualolem_b và phamminhkhoi

Tôi thấy thế này. Nếu như đã chia ra nghệ thuật và nhân sinh, thì kiểu gì giữa chúng cũng có một ranh giới, mà đã là ranh giới, có cái ranh giới nào ko mong manh đâu ;)), sao cứ nói đến ranh giới là lại cứ thêm chữ mong manh vào :-j. Về Truyện Kiều - Nguyễn Du, tôi mới chỉ đọc đúng một lần duy nhất toàn bộ tác phẩm, các đoạn trích trong sách tôi chả hứng đọc bao giờ, và tôi thấy thì về nội dung thì dù ko đc như mong muốn nhưng ko tệ, về nghệ thuật thì ngôn từ bác học quá, đọc hết các chú thích mà cũng ko hiểu nhiều lắm ^^. Độc đáo ở đây tôi thấy nó là một truyện viết bằng thơ, lại là lục bát, thời đại này ko xét tới bản quyền :-j, dùng ngôn ngữ thật là tuyệt. Tôi nghĩ đó là cái thiên tài của Nguyễn Du vậy. Còn tư tưởng, nó cũng vị nhân sinh đấy chăng, sao lại nói rằng chưa phải lẽ chỉ vì nó chưa đủ sức xuyên phá tư tưởng đang ngự trị thời đại? Ko lẽ nói rằng tôi sút quả bóng ra ngoài khung thành đồng nghĩa với việc tôi ko sút bóng? Ko, tôi đã cố gắng nhưng tôi sút ko vào. Cũng như vậy, Nguyễn Du có thể nói là đang cố gắng chứ, có điều ko qua nổi, vì nó quá dày. Chẳng sao, tôi cho là nhân sinh. Hai bạn nếu tranh luận về điểm này hãy ý kiến rõ là về điều gì ^^. Có cái đề gì hồi cấp 3 nghị luận về một câu nói, văn chương chú trọng con ng là văn chương đáng thờ, còn chú trọng văn chương là ko đáng thờ. Như cái câu này cấp 3 cứ phải viết theo ý tác giả, cơ mà như bây giờ thì tôi nói văn chương vì văn chương là khái niệm ko tồn tại, chả có cái văn chương nào như vậy cả, vì văn chương nhưng ko có ng đọc thì chả ra cái ý nghĩa j :-j. Tôi là tôi thích câu này của congchualolem_b "nhưng đặt ngược lại, nghệ thuật vị nghệ thuật thì hương vị của nó k thấm đc vào mùi đời, giống như món ăn hoa mỹ cao sang, tuy quyền quý nhưng chẳng ai dám chạm vào ". Nghệ thuật phải có đối tượng thưởng thức chứ, vì gì thì cuối cùng cũng cần người đọc :|.

Tôi là tôi khá thích đọc truyện, nhưng thích đc ngẫm một mình cơ, chả thích cái kiểu ng ta nói " tác giả ẩn dụ ở đây ý muốn nói lên tinh thần ... " gì gì đó, sáo lắm, các bác là nhà văn hay sao mà rõ nhà văn muốn nói cái gì?

Tôi là tôi cũng thích spam thế này lắm, vừa vui lại thi thoảng gặp cạ cãi nhau sướng ^^

.
 
R

rocky1208

Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?

Từ ngày GS. Ngô Bảo Châu ring được cái huân chương Phiêu (Fields) bên Ấn về nghe chừng dân tình bàn về vấn đề cũng lôi ra tranh cãi theo cái kiểu “thằng A vị thằng B, hay thằng A vị thằng C”, nghe cũng “phiêu” quá :)) Mấy bác bên Toán thì: “Toán học vị toán học hay toán học vị nhân sinh?”. Bây giờ mấy ông bên nghệ thuật cũng “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?”. Chắc mấy bữa nữa mấy ông phu hồ ngồi giải lao cũng lôi chủ đề ra bàn tán kiểu này mất: “tôi với ông ngày ngày đi bê gạch, xách vữa vất vả, tối mịt mới được về. Lương lậu cũng chẳng ra làm sao hết. Thế rút cục chúng ta làm việc vị công việc hay là vị miếng ăn, hử?” … vân vân và mây mây /:)


Nói thật là Rocky văn do^'t, võ nát, nghệ thuật thì tịt, cái miệng cũng không khéo nói nên không dám nhận xét linh tinh. Lúc đầu cũng không định đọc vì nó dài quá thấy ớn, nhưng thấy cái tay post bài nó có cái nick vào chóe, trông quen quen nên vào xem thử xem nó thế nào (@Khôi: dạo này thi đỗ đại học rồi hay sao và rảnh rang bàn luận thơ phú hử /:)). Đọc hết thì bài thì thấy ý của ông tác giả (đã google và biết tên cúng cơm ông này là Nguyễn Thế Duyên) là như sau (những quote màu đỏ là của tác giả):


1. Đưa ra một câu hỏi lớn: “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?”


2. Nhận định rằng quan điểm về nghệ thuật của dân VN (từ ông nông dân đến mấy ông trên trung ương) hiện đã có nhiều biến đổi so với thời kỳ trước (thời kỳ cách mạng). Ông lấy ví dụ về bài thời Tây Tiến của Quang Dũng và đưa ra quan điểm của mình: “Cho đến bây giờ thì bài thơ Tây tiến của Quang Dũng chẳng ai dám bảo là không hay mà cái hay của nó chính lại nằm trong cái chất trí thức tạch tạch sè, cái mà người ta dùng nó để ấn Quang Dũng xuống bùn. Thật là lạ, cái người phê phán bài thơ lại chính là Tố Hữu, một người từng được những tên “Đĩ văn” tung hô là Nguyễn Du của thời đại”. Về thái độ của ông này trên đoạn quote trên mình sẽ bình luận sau :|



3. Khóc than cho một thế hệ gạo cội của văn đàn Việt Nam đã “về với các cụ” khi tuổi thì đang sung, tài năng thì đang chín. Mà thế hệ mới thì “chả có thằng nào viết được bài nào ra hồn” (????) :-/


4. Tiếc thương cho cả một thời kỳ kháng chiến của nước nhà mà không có ông nào làm nhà văn để “đẻ” được ra những tác phẩm văn chương xứng với tầm vóc của dân tộc, ngoại trừ ông Tố hữu ra, mà “Mà ông Tố Hữu có thực tài không thì còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp”. Nghe chừng ông Duyên này có vẻ “không mấy thiện cảm” với Tố Hữu (????) :-/


5. Cuối cùng đưa ra kết luận: “Đặt câu hỏi như title là nhớ ngẩn. Nghệ thuật vị nghệ thuật chính là nghệ thuật vị nhân sinh đuợc đưa lên một đỉnh cao mới. Ở đỉnh cao này, nghệ thuật không những thỏa mãn đuợc nhu cầu thưởng thức văn hóa của con người mà hơn thế nữa nó còn có tác dụng bồi bổ và thanh lọc tâm hồn của con người và đấy chính là cái “Vị nhân sinh” của cái “Vị nghệ thuật”. Khi dân trí đuợc nâng lên thì người đọc chẳng thể nuốt trôi những tác phẩm chỉ “Vị nhân sinh” Một cách thô thiển”


Mình nói thật là cái mớ lý luận của ông này đưa ra có nhiều điểm chấp nhận được nhưng cũng quá nhiều điểm lôm côm, không logic và đầy mâu thuẫn (hình như còn ẩn chứa cả cái uất hận, cay cú gì đó – không lẽ là với chế độ??? :-?? ). Nếu có bạn nào bảo mình rằng: “ông đã tự nhận là văn *** võ nát rồi thì biết cái gì mà đi chê bai người khác, hử?”. Thế thì mình xin mạn phép trả lời: chính ông tác giả đã cũng đã mạnh miệng tuyên bố: “Ông Nguyễn Thế Duyên, người viết bài này, một thằng cha vô danh tiểu tốt chưa hề có một bài đăng báo, … một thằng cha căng chú kiết chưa bao giờ có nổi một bài thơ đăng báo, lại có một trình độ cảm thụ thơ hơn Tố Hữu, một đại thi hào đất Việt.” Thì mình cũng chẳng phải nể nang gì nữa, người ta khiêm nhường với những ai biết cư xử điều đó thôi :|



Trước hết mình sẽ tình bày quan điểm của cá nhân về Big Question trên” Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?”


Đầu tiên cần phải làm rõ khái niệm “vị nghệ thuật” “vị nhân sinh”. Thế nào là vị nghệ thuật, thế nào là vị nhân sinh? Bao nhiều người trong số các bạn đã comment ở trên hiểu được nó? Hồi cuối tháng 10 năm ngoái mình có dự một buổi hội thảo chủ đề “Toán học – Để làm gì?” của GS.TSKH Hoàng Xuân Phú bên Viện Toán. GS cũng đã đề cập đến vấn đề thực chất vì toán học “vị cái gì”. Vấn đề này có rất nhiều người tranh cãi, phe “vị toán học” rất đông đảo, phe “vị nhân sinh” cũng đông chẳng kém, cuối cùng phe “xăng pha nhớt” (vị cả hai) thì cũng xấp xỉ trung bình cộng của hai phe trên. Vậy ai đúng ai sai?



Những người ủng hộ toán học vị toán học là những người theo đuổi toán lý thuyết thuần túy. Toán lý thuyết chỉ phục vụ bản sự phát triển nội tại của nó. Nó tách biệt với bên ngoài, nó không quan tâm là cái định lý này có ứng dụng gì cho cuộc không, mà chỉ quan tâm là nó đúng hay sai. Thời cổ đại bên Hy Lạp, Babylon hay Ai Cập dân chúng có vẻ đủ ăn, cuộc sống dư giả nên có mấy ông rỗi hơi ngồi đó nhau mấy cái hình vớ vẩn, mấy con chữ vớ vẩn. Chẳng có ích lợi gì cho cuộc sống cả. Ông Pitago còn lập ra cả bang phái nuôi một lũ chỉ ăn xong là vùi đầu vào giải toán. Giải được thì tự mấy người “tung hô” lẫn nhau, chứ có nói ra thì dân chúng cũng “mù tịt” vì có ai biết cái gì đâu. Thế là học trở thành “thần tượng” của tầng lớp “ngu dân”. Nhưng nếu như thế không lẽ những người làm toán lý thuyết là một “lũ ăn hại” hết? Chắc chắn là không.



Thời ông Bool phát minh ra số nhị phân {0, 1}, nói thật ai cũng chửi ông ấy điên. Ngồi rỗi hơi nghịch mấy trò trẻ con vớ vẩn. Nhưng nếu không có lý thuyết của Bool, không có cái số 0,1 ấy thì bạn không có cơ hội ngồi mà gõ bàn phím comment thế này đâu. Đại số Bool là một phần nền tảng cho sự ra đời của máy tính. Rồi đến Lobachevski, ông này không những bị chửi là điên, mà còn bị chửi là “rồ dại”, là thằng “khùng hết thuốc chữa”. Người ta còn kêu ông là “tốt nhất là đừng có làm toán nữa nếu như không muốn người khác biết mình có vấn đề về thần kinh”. Cái này giống như kiểu thời nhạc hip hop mới về Việt Nam, báo đài rồi dân chúng chửi không tiếc lời. Mới đây lại có vụ Ngọc Quyên Chụp ảnh nude, báo chí cũng chửi xôn xao. Không biết nay mai thế nào, có thể bị tẩy chay nhưng cũng có khi lại thành mốt :-jQuay trở lại với Lobachevski, khi đó ông ta phát minh ra một thứ hình học mới: Hình học phi Euclide (sau này để ghi nhận công lao của ông người ta gọi là Hình học Lobachevski). Đại loại là ông ta chỉ thay thế mỗi tiên đề thứ 5 trong hình học Euclide: “qua một điểm trong không gian, kẻ được 1 và chỉ 1 đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước”. Về trực quan ta thấy cái này đúng. Nhưng Lobachevski lại thay nó bằng: “qua một điểm trong không gian, kẻ được vô số đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước”. Và điều này dẫn đến những hệ quả hết sức kỳ dị như: tổng ba góc trong một tam giác ko phải 180 độ, tỷ số chu vi và đường kính không phải là số Pi, một tam giác có diện tích lớn nhất khi ba cạnh của nó song song … Nhưng 40 năm sau khi ông chết người ta mới thấy những điều ông nói là hoàn toàn chính xác. Và hình học Lobachevski trở thành công cụ đắc lực trong việc xây dựng và phát triển thuyết tương đối của Einstein, cung như trong tính toán hàng không, vũ trụ, …


Rõ ràng thời đó lý thuyết của Bool và Lobachevski chỉ là những phát mình nội tại của toán học. Không một nhu cầu thực thế nào yêu cầu hai ông này phải xây dựng cái mớ lý thuyết quái quỷ đó cả, nhưng sau này nó lại được ứng dụng rất mạnh mẽ. Đó là toán học vị toán học.


Nhưng thử xem xét ở một khía cạnh khác. Chắc hẳn các bạn ở đây ai cũng biết đạo hàm, và những người đặt nền móng cho nó không ai khác chính là những nhà toán học & vật lý gạo cội như Newton,Leinniz. Làm sao các ông lại có thể nghĩ ra được một công cụ mạnh mẽ như vậy? Câu trả lời là do nhu cầu thực tế cần phải giải quyết những bài toán về tiếp tuyến của hàm số và chuyển động của vật. Và cần xây dựng một công cụ toán học hữu hiệu để lgiải quyết những vấn đề này. Rồi môn xác xuất thống kê sinh và phát triển ra khi con người ta cần thống kê những số liệu thực nghiệm như thiên văn, dân số, hàng hóa, … Đó là toán học “vị nhân sinh” – sinh ra do nhu cầu của con người và vì con người, vì cuộc sống. Nói thẳng ra nó là toán ứng dụng. Người ta dùng toán để tính toán lộ trình cho máy bay, để điều chỉnh lãi suất ngân hàng sao chô tối ưu nhất, để thiết kế công trình cầu cống, … ko phải vì bản chất nội tại của toán học, càng không phải thấy hết cái hay cái đẹp của toán học mà là tất cả là do “nhân sinh” và vì “nhân sinh”. Thế vậy rút cục toán học vị cái gì? Nếu vị toán học không thôi, thì dôi khi nó hơi “lãng phí”. Vì không có ứng dụng gì cả, cuộc sống cũng chẳng tốt đẹp hơn khi cái định lý đó ra đời. Còn nếu chỉ vị nhân sinh không thôi, làm công cụ cho các ngành khác, ví dụ bên Vật Lý có công thức khó nhai nhờ bên Toán xây dựng giúp, thế là bên toán mới bắt tay vào giải quyết thì toán học lại quá phụ thuộc quá và “tầm thường” quá. Nó sẽ không bao giờ tự tìm ra động lực phát triển cho mình, và sẽ không bao giờ có thể đi trước, làm tiên phong những ngành khác (vì lịch sử đã chứng minh nếu không có Đại số Bool thì ngành Khoa học máy tính khó mà ra đời và phát triển mạnh đến như vậy).
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Có lẽ mình nói hơi nhiều về toán, nhưng vấn đề này hoàn toàn như vấn đề mà ông “phê bình gia” tên Duyên kia đã đưa ra.Trong cuộc tranh luận: “Nghệ thuật vị nghệ thuật, hay nghệ thuật vị nhân sinh” thì như mình đã trình bày ở trên, nghĩa là nhóm “xăng pha nhớt” đã thắng thế. Ông Duyên cũng nhận định như vậy. Trong bài viết ông ấy cũng nói rằng: “Không có gì ngớ ngẩn hơn khi đặt ra câu hỏi “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay là nghệ thuật vị nhân sinh” bởi vì bản thân nghệ thuật sinh ra là do nhu cầu của cuộc sống con người. Tức là nó đã “Vị nhân sinh” rồi đấy. Hội họa bắt đầu từ những hình vẽ trên những vách đá mà người tiền sử muốn nói lại với những người khác điều họ đã bắt gặp. Văn chương bắt đầu từ những thủ tục cúng tế của người thời xưa, một nhu cầu về mặt tâm linh của con người. Nghệ thuật bắt nguồn từ “Vị nhân sinh” và khi nó thông qua cái “Vị nghệ thuât” tức là nó đã vì con người ở mức độ cao hơn”.



Tất cả cái gì cũng có hai mặt của nó, ranh giới giữa chúng là hòa toàn mong manh. Và điều ngu ngốc nhất là đem phân chi chúng thành hai thái cực đối lập nhau để mà tranh luận xem cái nào đúng cái nào sai. Ai bảo lười biếng là xấu thì có thể ra đây cãi lý với tôi? Tôi bảo lười biếng có cái tốt đấy? Người ta không lười đi bộ sao có cái ôtô, xe máy? Không lười phải làm việc vất vả sao có máy cày máy bừa, ngồi trên máy bay phun thuốc sâu, vừa phun vừa nghe nhạc DJ, rồi các hệ thống tự động hóa hiện đại khác nữa, …


Tuy nhiên trong mỗi tình huống thì tỷ lệ giữa cái này với cái kia nó khác nhau. Như ông Duyên nói về bài thơ của bác Hồ:
Hòn đá to,
hòn đã nặng
Một người nhấc
nhấc không đặng
Hòn đá nặng,
hòn đã bền
Một người nhấc,
Nhấc không nên

Ông ấy mạnh mồm nói rằng: “Khi nghệ thuật “Vị nhân sinh” mà không thông qua con đuờng “Vị nghệ thuật” thì nó không còn là nghệ thuật nữa mà nó trở thành một sản phẩm tuyên truyền. Ta hãy đọc lại một bài thơ của cụ Hồ Chí Minh. Tôi không cho rằng đây là bài thơ dù người viết là Cụ Hồ Chí Minh. Và tôi nghĩ chính Cụ Hồ cũng ý thức đuợc điều đó và chắc là Cụ cũng khổ tâm lắm khi phải viết như vậy cho những người nông dân thất học. Một người viết nên những áng thơ như Nhật kí trong tù mà phải viết những vần như vậy thì còn gì khổ hơn. Nhưng Cụ đã hy sinh. (????)


Thật nực cười. Ông ấy cho rằng đây không phải là một tác phẩm nghệ thuật, thậm chí không phải là một bài thơ. Thế theo ông ấy như thế nào mới là bài thơ? Cứ phải giả Nobel thì mới là tác phẩm nghệ thuật mới là thơ chắc. Những ai ở đây chưa từng đọc thơ ngụ ngôn của La Phông-ten như “Rùa và Thỏ”, “Con ve và Cái kiến” thì có thể google để đọc lại xem nó như thế nào. Tôi khẳng định với các bạn, bài thơ trên không thua kém gì những bài thơ trong tuyển tập của La Phông-ten. Mà tập thơ ai cũng biết, nó nổi tiếng cả thế giới, như vậy chắc là đủ để gọi là một tác phẩm nghệ thuật rồi chứ? Đúng là Bác viết bài thơ trên cho những người dân thất học, con chữ bẻ đôi cũng không biết. Ban ngày làm lụng vất vả, đào hầm đào hào, tối đến học được dăm ba chữ bình dân học vụ. Không thể lôi những thể hàn lâm kinh điển ra mà đập vào mặt họ được. Nhưng những gì Bác viết chứa đựng những bài học rất sâu sắc. Nó đã đi vào lòng quần chúng bằng con đường dễ dàng nhất và hiệu quả nhất. Nhờ những bài thơ như vậy mà đồng bào mới biết sức mạnh của sự đoàn kết, mới chung tay lại với nhau, không quản khó khăn gian khổ chống lại ngoại xâm giành độc lập để cho ông Duyên kia mới có cơ hội ngồi đây mà phê bình cái này cái nọ. Chỉ riêng thế thôi cũng đủ để coi đó là một tác phẩm nghệ thuật rồi. Tôi không hiểu ông ấy nghĩ gì lại có thể phát biểu như thế được. Thậm chí còn tỏ ra mình là một nhà “tâm lý học”: “Và tôi nghĩ chính Cụ Hồ cũng ý thức đuợc điều đó và chắc là Cụ cũng khổ tâm lắm khi phải viết như vậy cho những người nông dân thất học. Một người viết nên những áng thơ như Nhật kí trong tù mà phải viết những vần như vậy thì còn gì khổ hơn. Nhưng Cụ đã hy sinh. Lúc này Cụ không còn là thi nhân nữa mà Cụ là một nhà cách mạng. Những bài thơ chúc tết sau này của Cụ cũng như vậy”. Ông ấy nói như Bác bị ép buộc phải viết ra một cái gì đó thật “kinh tởm” để “nhét vào đầu lũ ngu dân” ấy. Chưa kể đoạn trên khi nó về Tố Hữu: “Tôi thấy hay chẳng lẽ Tố Hữu không thấy hay? Không ! Tôi chắc rằng Tố Hữu cũng thấy hay lắm.” Có thể Tố Hữu không thấy hay thật thì sao? Hay hay dở do cảm nhận mỗi người. Cũng như ông thấy "tài năng của Tố Hữu còn nghi ngờ" nhưng tôi bảo Tố Hữu là một tài năng lớn đấy. Mà cũng chẳng phải một mình tôi. Không phải tự dưng cả một thế hệ lại say mê thơ Tố Hữu đâu. Ông không định chửi cả thế hệ là "Đĩ văn " tất chứ. Càng viết ông ta càng bộc lộ rõ mình chẳng hiểu biết gì, và vô lối trong việc phán xét người khác.



Về việc quan điểm của đại đa số người dân cũng như các bác lãnh đạo trên trung ương, bên ban văn hóa tư tưởng đã có thay đổi so với trước thì đó là điều đương nhiên. Ngày xưa vì chiến tranh gian khổ, tất cả vì tiền tuyến, không cho phép nhưng bài thơ có tâm trạng ủy mị hoặc có tính chất lãng tử được phổ biến rộng rãi. Vì có thể làm nhụt sỹ khí của binh lính. Ông có ở và cái thời đấy không? Ông có từng đi đánh nhau một sống một chết với kẻ địch không? Có biết được cảm giác nhìn thấy đồng đội “gục bên súng mũ bỏ quên đời” không? Ai lúc đó không sợ chết? Chính Tố Hữu cũng phải thốt lên:
Đời cách mạng, từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề tận cổ, súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn một nửa​
Trong cuộc kháng chiến như vậy đã quá đủ đau thương mất mát rồi. Tất cả chỉ được phép hướng tới tiền tuyến để chiến đấu. Cái tư tưởng của con người thời ấy nó khác bây giờ. Ví như thời xưa có đoàn hát chèo về làng là cả trẻ con lẫn cụ già đều thích, đua nhau đi xem. Bây giờ thử hỏi xem có bao nhiêu đứa 9x đi xem chèo nào :-/ Vậy Tố Hữu với tư tưởng thời đó đã phê phán Quang Dũng là chuyện đương nhiên. Cái thời đó là cái thời văn chương bị khóa trong luật lệ, có những sai lầm, có những quan liêu, độc tài. Nhưng người ta cũng nói đầy rồi, trung ương cũng thừa nhận sai lầm rồi, cũng đã trả lại giá trị của Quang Dũng về đúng chỗ mà ông phải ở đó. Thời đó tất cả cũng vì đất nước. Còn bây giờ thì văn chương tự do rồi, ai muốn viết cái gì thì viết. Miễn là không chống chính quyền, không dung tục là được. Còn việc nó hay hay dở đã có cộng đồng phán xét. Ông thấy có gì bất ổn nào? Có gì cần phải băn khoăn nào? Hay chỉ muốn chứng tỏ là ông có khả năng cảm thụ hơn người khác (tuy chưa viết một bài nào, cũng chưa có bài nào được đăng báo mà cũng cảm thụ văn chương hơn Tố Hữu ;)) ) và rằng ông thấy cái văn học thời ngày xưa (thời cách mạng) thật là một thời kỳ đen tối, đã “giết chết” bao nhiều nhà văn nhà thơ có tài của đất nước. Chính sách thời chiến đúng là có kìm hãm dân tộc trong một số vấn đề, trong đó có nghệ thuật. Nhưng nếu không làm như thế, có lẽ mấy ông nhà văn cùng cả dân tộc đã ôm cái mớ “tác phẩm văn học để đời” đó xuống mồ lâu rồi. Ông nghĩ hai đế quốc Mỹ, Pháp cùng mấy thằng bâu nhâu nó để yên cho ông “làm thơ lãng mạn” chắc? (thằng nào ngay trên đầu mình, suốt ngày nói anh em tình nghĩa với mình nhưng có mấy hòn đảo thì nó “giữ hộ” luôn, thì ông cũng biết rồi tôi cũng ko nói nữa, nếu ko lại bảo là bàn chuyện chính trị). Ông nói chuyện này ra chẳng khác nào nhai lại mấy chuyện cũ mà các nhà phê bình hồi trước đã nói, tưởng như mình đã phát hiện ra cái “lỗi lầm nghiêm trọng trong quá khứ” của đất nước ấy. Về việc này tôi nghĩ ông nên tìm và đọc lại tài liệu trước khi phê phán hay công kích một ai hay một vấn đề gì đó.
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Ông nói cái dân tộc này trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại như vậy mà không sản sinh ra ông nhà văn nào ghi lại những áng văn hào hùng cho cả dân tộc. Chắc do ông nhìn sang bên Liên Xô thấy có cây đại thụ Leptonxtoi với “chiến tranh và hòa bình”, Sholokhop với “Sông đông êm đềm”, … nhìn sang pháp có Victor Huy Gô nhưng nhìn lại Việt Nam thì chỉ thấy có mỗi Victor Huy Cận :))

Ông nói : “Hậu quả của cái nghệ thuật vị nhân sinh ấy nó còn kéo dài suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nền văn học trong thời kì chống Mỹ cứu nuớc có khá hơn thời kì chống Pháp. Đất nuớc đã có đủ thời gian để tạo nên một thế hệ nhà văn, nhà thơ mới để khắc họa lại những khoảnh khắc hào hùng của dân tộc như Anh Đức, Nguyễn Minh Châu, Phạm Tiến Duật v.v... Nhưng! Vâng, lại có một chữ nhưng nữa. Cái “Nghệ thuật vị nhân sinh” đã trở thành một cái khuôn đúc, đúc ra những người lính giống hệt nhau trong tất cả các tác phẩm văn học thời kì này. Người lính của Nguyễn Trung Thành cũng giống người lính của Anh Đức, cũng giống người lính của Nguyễn Minh Châu, tất cả đều căm thù giặc, bỏ tình riêng, lao lên họng đại liên cứ như đang lao vào một bữa tiệc. Họ chỉ là những hình nhân biết cử động vì họ được đúc bằng cùng một cai khuôn “Nghệ thuật vị nhân sinh”.”

Ông cứ đọc cho kỹ cái đoạn này nhé. Ông nói những người lính trong các tác phẩm trên chỉ như những hình nhân biết cử động. Tất cả đều căm thù giặc, đều bỏ tình riêng lao lên họng đại liên cứ như "lao vào một bữa tiệc" :-jj. Tạm không nói đến cách hành văn của ông nó buồn cười quá :-SS, tôi chỉ thắc mắc là: Sự thực thời đó nó thế, người lính căm thù giặc thì chẳng nhẽ phải viết là: “ mặc dù quân địch rất tàn ác nhưng các chiến sỹ của chúng ta rất độ lượng, không thù hằn gì hết. Khi bắt được mấy thằng giặc lái, anh em không trói lại mà dẫn về đồn gặp lãnh đạo, uống nước nói chuyện, bắt tay bắt chân cười nói cả buổi rất vui vẻ….” à? Còn việc chiến sỹ của chúng ta anh dũng ko ngại hy sinh thân mình thì không phải là nhà văn họ bịa ra đâu. Anh Tô Vĩnh Diện, Anh Phan Đình Giót, … chẳng nhẽ là dựng lên? Sự thật nó thế, người ta không tiếc tính mạng lao lên vì dân tộc, vì đất nước, ông không đưa vào thì ông nghĩ đưa hình tượng gì vào tốt hơn? Mà tôi nhận thấy dường như ông không hiểu rõ cái "vị nhân sinh" nó là cái gì. Ông luôn luôn quy kết nguyên nhân của những hệ quả này là vì cái “Nghệ thuật vị nhân sinh” đúc ra. Thế nào là “vị nhân sinh?” Lúc nào có cơ hội thì lại lôi cái cụm từ này ra. Nghe thì có vẻ bác học lắm. Nhưng mà người ta không hiểu rõ về cái người ta đang nói mà cứ oang oang vị cái này vị cái kia thì thành ra lố bịch. Văn học trước tiên và trên hết là “phải vị nhân sinh”, ông sẽ làm được gì với mớ tác phẩm mà ông cho là “vị văn học” của mình. Những cái mà chỉ một mình ông hiểu, chỉ mình ông thấy hay, ông viết cho sướng bản thân mình. Còn “nhân sinh” thì ông không thèm quan tâm vì nó quá tầm thường ông không thể “nuốt trôi”. Không hiểu ông đang hiểu “vị nhân sinh” với “vị nghệ thuật” theo nghĩa nào nữa. Và ông đã sáng tác ra được cái của nợ gì ra hồn mà ngồi chê bai một cách thô thiển các tác phẩm của những thế hệ đi trước. Tôi không cổ súy cái quan điểm phải làm được mới có quyền chê. Ví dụ người ta không làm ra được cái iPhone nhưng mất tiền mua về dùng người ta vẫn có quyền phàn nàn. Ông đọc văn, mất thời gian của ông, hay thì ông khen, dở thì ông chê. Hoàn toàn bình thường. Nhưng vấn đề tôi nói ở đây là ông chê nhưng chả có cái lý do nào thuyết phục cả. Toàn đưa ra những cái kết luận phiến diện cùng với cái thái độ vô lối.

Tiếp nữa, ông bảo là những thế hệ sau này chẳng có một thằng nào viết văn cho tử tế. Ông lấy dẫn chứng về “Gào” hay “Gầm rú” gì đó : ”hiện nay có rất nhiều tác phẩm như “Sợi xích” hay “Gào” hay một số tập thơ mà đọc đi đọc lại tôi vẫn không thấy nó vị cái gì có chăng thì nó chỉ vị những bản năng thấp hèn của con người đang đuợc in và bày bán tràn lan trong hiệu sách.Khổ thân cho những người thích đọc và thích viết như tôi quá”.
Tôi cũng chưa đọc mấy cái tác phẩm “xúc xích” gì đó như ông nói ở trên ;)) Nhưng cái tư duy của ông đúng là chụp mũ. Không hiểu ông đã đọc được bao nhiêu tác phẩm rồi mà có thể mạnh miệng quy chụp hết thế hệ này đến thế hệ khác là không ra gì. Nếu ông nhận thấy họ làm khổ những người “thích đọc và thích viết (nhưng không thích suy nghĩ hoặc suy nghĩ thiển cận :| )” như ông thì ông tự mình sáng tác những cái “vị văn học” của mình xem nó như thế nào. Xem của ông sẽ làm khổ bao nhiêu người khác?

Nói tóm lại là sau khi đọc hết bài viết của ông tôi thực sự không biết ông focus vào cái gì nữa, chẳng có một tý gì gọi là logic, dẫn chứng thì tùm lum, chẳng ăn nhập gì cả? Ông chửi chế độ thời chiến một ít. Cạnh khóe Tố Hữu một ít, cạnh khóe ban tư tưởng văn hóa trung ương một ít. Phê phán các nhà văn vì cái tội viết … thật quá. Đành rằng có căm thù giặc, có lao vào miệng đại liên như “lao vào bữa tiệc”, .. thì cũng ko nên bê vào. Như thế như những hình nhân biết cử động, “vị nhân sinh” quá, tầm thường quá. Phải như super hero như thế nó mới bề thế, nó mới “vị nghệ thuật” :)). Rồi ông quay sang đá đểu thế hệ bây giờ là chỉ viết về những “bản năng thấp hèn của con người”, không có tác phẩm nào đáng để đọc (ông nên dùng từ cho chính xác, ông đang úp cái mũ lên cả một thế hệ đấy). Nói thật, tôi khuyên ông nên tìm những quyển nào không có “những bản năng thấp hèn mà đọc”. Ai mượn ông đọc những quyển đấy làm gì? Tôi đọc không nhiều nhưng cũng có thể giới thiệu với ông được hai tác giả trẻ mà tôi thấy viết rất tốt là Nguyễn Ngọc Thuần (Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ) và Nguyễn Nhật Ánh. Tôi không biết ông cảm thấy thế nào nhưng đảm bảo với ông là không có những tình tiết mô tả “bản năng thấp hèn của con người” ;)) Mà ông cứ thử cho ra một tác phẩm của mình để mọi người biết thế nào chứ? Cao nhân người ta cũng còn không dám mạnh miệng chê bai ai cả mà ông còn dám chê bai mấy thế hệ, còn nhận mình có năng lực cảm thụ tốt hơn cả Tố Hữu. Như vậy chắc chắn là sư phụ của cao nhân rồi. Hy vọng có ngày được mở mang tầm mắt :|

Tự dưng đọc đoạn cuối thấy dòng này nên nói nốt: “Tiếc thay cho xương máu của hàng triệu con người đất Việt đổ xuống trong hai cuộc kháng chiến đã không lưu lại đuợc cho vài trăm năm sau một áng thơ văn nào như “Bạch đằng giang phú” hay “Đại cáo bình Ngô” trong khi hai cuộc kháng chiến ấy còn hào hùng gấp mấy trăm lần cuộc kháng chiến chống quân Minh hay quân Nguyên của cha ông chúng ta ngày trước”.

Không hiểu ông dựa vào thống kê nào để khẳng định “hai cuộc kháng chiến ấy còn hào hùng gấp mấy trăm lần cuộc kháng chiến chống quân Minh hay quân Nguyên của cha ông chúng ta ngày trước”. Nực cười quá. Ông biết cha ông ta chống Nguyên mấy lần? Chịu ách đô hộ của thực dân phương Bắc bao Mấy trăm năm? (trên nghìn năm chứ ko ít đâu) Mất bao nhiêu xương máu? Sao lại chỉ hào hùng bằng một phần mấy trăm của hai cuộc kháng chiến chống Pháp-Mỹ? Ông phát biểu câu này khiến người ta nghi ngờ về trình độ của mình quá :-j Đã là kháng chiến, đã mất máu và nước mắt, để giành độc lập, để thoát khỏi khổ nhục thì đều là những bản anh hùng ca, đều phải được trân trọng. Người đã mất đi, máu đã đổ xuống thì không thể đong đếm được, càng không đem ra so sánh như trên :|

P/S: Như đã nói từ trước. Phê phán người khác là việc làm không nên. Ngay cả Chúa sau cũng còn đợi người ta chết rồi mới phán xét công tội. Mình cũng không thích phải phê phán ai cái gì cả. Nhưng cái lão này mạnh miệng và bày đặt trí thức rởm quá, nên bức xúc làm một tràng. Anh chị em thông cảm :p. Mà cũng phải công nhận là văn học nước nhà còn nhiều điểm bất ổn. Biết thừa nhận sự thật là bước đầu tiên để tiến bộ. Không phải cái ông tác giả kia không có ý đúng nhưng tại ông ấy chụp mũ quá mà dẫn chứng thì linh ta linh tinh, nhất là cái thái độ vô lối :| Bây giờ đang thiếu những tài năng thực sự. Hy vọng trong số các mem hocmai mai này sẽ có người làm được đièu này :)
 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_b

Anh Arxenlupin ạ, em k nói anh sai, cũng k nói tác giả kia đúng. Nhưng có vài điểm khúc mắc phải thừa nhận (có thể kiến thức em còn nông, chưa nghĩ đc sâu xa, chưa có suy nghĩ đúng đắn, mong anh góp ý để em hoàn thiện). Phải thừa nhận với tác giả trên rằng văn học ngày hôm nay đọc rất nhàm, thực tế em cũng k phải 1 đứa siêng đọc, nhưng hễ có tác phẩm hay và đáng chú ý em sẵn sàng bỏ ăn bỏ ngủ để đâm vào, thật tiếc là... suốt mấy năm, ngoại trừ các tác phẩm nước ngoài và một vài truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (vô tình có đc) thì em chả thấy 1 cuốn sách nào cho ra cuốn sách và 1 tác phẩm nào cho ra tác phẩm. Nhàm lặp, cũ kĩ. Đồng ý là phản ánh đc cuộc sống thực tế, nhưng... rập khuôn quá, đơn giản quá, nếu đem so với những văn phẩm trước đây... e rằng vẫn chưa đc 1 phần. Đó liệu có phải là "hậu quả" (như tác giả phía trên đề cập) của cái gọi là "nghệ thuật vị nhân sinh". Nhưng em cũng phải nhận rằng, nếu nghệ thuật đơn giản chỉ múa múa vẽ vẽ những cái xa rời thì... thật là sáo rỗng, chẳng khác gì quả bóng, bề ngoại đẹp đẽ còn bên trong trống rỗng... Giỏi là giỏi cái tài khua môi múa mép vs thiên hạ.

Câu hỏi tưởng chừng quen thuộc. Nhưng gặp lại 1 lần lại thấy có nhiều cái phải nói đến.
 
A

arxenlupin

À, anh ko học chuyên văn ^^, hay có khi chuyên văn cũng chưa chắc góp ý đc j cho em cả, anh khối A congchualolem_b ạ.

Đọc cái bài của tác giả trên kia, rõ ràng anh thấy ngay là chủ quan cá nhân và rất là phiến diện, và như bác rocky1208 ở trên đã nói, như có ấm ức cá nhân vậy. Dù sao, bác rocky1208 ko cần thiết phải dùng từ nặng nề thế ^^. Tôi là tôi cũng thích mấy cái toán bác đem vô đó, có điều tôi ko nghĩ Lobasepsky vs Boyle, 2 con ng ở 2 nơi khác nhau riêng biệt lại cùng nghĩ về cái tiên đề 5 ấy mà ko có lí do của nó đâu ^^. Tôi thì nghĩ toán lí thuyết nó là nền tảng để dùng cho thực tiễn chứ :).

Văn học nước nhà há, anh cũng muốn biện minh chút cho nó lắm mà ko nổi ^^, các truyện như cánh đồng bất tận, bóng đè cũng đã qua lâu rồi. Ko nói là văn học hiện đại được, nội dung của chúng thì tàm tạm, nói gượng cũng được mà khen lên trời cũng ko khó. Mấy truyện mơi mới mà nổi nổi chắc em ko thể ko nghe ra mấy cái tên, thì anh đọc qua thấy nó chả ra cái j :D, gượng về nội dung, cứng nhắc mà lại ko gần thực tế chút nào. Đó mới chỉ là những tác phẩm nổi nổi vs lớp trẻ mà ko phải do tác giả muốn viết để kiếm tiền hay danh lợi. Còn ngược lại thì ko kể xiết và ko đáng kể đến. Nhưng cũng có những tác phẩm ko cũ, mà đọc cũng thấm, như của Ma Văn Kháng hay Chu Lai vs một số tiểu thuyết, có điều nó cũng ko xếp vào văn học hiện đại :(. Hồi cấp 2, nhớ một truyện ngắn " lặng lẽ Sa pa " của Nguyễn Thành Long, viết về cái hậu 75 ấy mà. Mới google cái tên ông ấy, hóa ra cũng là một nhân vật có tiếng tăm trong làng văn VN, sinh năm 25 và mất năm 91. Ai mà ngờ được, hồi đó đọc là đọc truyện chứ biết tên tác giả là đủ rồi. Như thằng bạn cùng phòng vs anh nói, văn phong truyện ấy nhìn rất là trẻ, vậy mà..

Văn học nhà trường như anh thấy là đưa vào đc những tác phẩm chất lượng đấy. Anh chỉ ko thích kiểu phân tích thôi, có lẽ họ ko sai, cơ mà phân tích dài dòng lằng nhằng vô đầu đc mấy, cứ thấy hay anh nói hay, anh chả cần biết nó tu từ chỗ nào, ẩn dụ ra sao, anh cứ hiểu toàn bộ câu chuyện đang nói cái này, và rồi, anh suy nghĩ đc ra nó đang bao quát cái kia, và với cảm hứng như thế này .v.v Giờ đọc ebook, có đâu những sách như kiểu bài giải soạn văn các lớp nữa đâu để mà biết tác phẩm đang nói gì, ko động não thì xong.
 
H

hoivo007


Tôi là tôi khá thích đọc truyện, nhưng thích đc ngẫm một mình cơ, chả thích cái kiểu ng ta nói " tác giả ẩn dụ ở đây ý muốn nói lên tinh thần ... " gì gì đó, sáo lắm, các bác là nhà văn hay sao mà rõ nhà văn muốn nói cái gì?


Thích nhất câu này!Đồng ý hai tay!



Mà mấy bác bàn luận ghê quá, đọc hoa cả mắt
 
A

arxenlupin

Thích nhất câu này!Đồng ý hai tay!



Mà mấy bác bàn luận ghê quá, đọc hoa cả mắt

^^ xin lỗi nhé. Tính rườm rà, kèm cái từ điển tiếng Việt mình ít từ quá, ko update đc nên phải dài dòng mới rõ đc cái ý của mình bạn ạ

Rất vui khi có ng đọc bài của mình :)

Dạo này thấy ở đây ít lắm

.
 
R

rocky1208

Dù sao, bác rocky1208 ko cần thiết phải dùng từ nặng nề thế ^^.

Thì mình cũng p/s ở cuối rồi đấy. Vì cái thái độ và cách hành văn kiểu thông thái rởm nên mình mới xả một tràng cho đỡ bực thôi :)) Ông ấy ụp cả cái mũ to đùng lên đầu cả thế hệ này lẫn thế hệ khác. Cách nói năng thì làm ra vẻ bác học, kiểu giáo sư "biết tuốt", đứng trên mọi người. Lại còn nhận xét linh ta linh tinh. Còn bảo bài thơ của Bác Hồ không phải là thơ nữa chứ ;)) Ông ấy làm được bài nào hay hơn thế chưa không biết.

Tôi là tôi cũng thích mấy cái toán bác đem vô đó, có điều tôi ko nghĩ Lobasepsky vs Boyle, 2 con ng ở 2 nơi khác nhau riêng biệt lại cùng nghĩ về cái tiên đề 5 ấy mà ko có lí do của nó đâu ^^. Tôi thì nghĩ toán lí thuyết nó là nền tảng để dùng cho thực tiễn chứ :).
Thì mình cũng đã nói ở trên rồi mà. Toán học có những cái sinh ra là hoàn toàn do "vị toán học". Những lý thuyết của của Bool và Lobachevki sinh ra ban đầu không vì ứng dụng gì cho thực tế cả. Nó thuần túy toán học. Nhưng sau này người ta mới tìm được ứng dụng cho nó. Nó sinh ra vì bản chất nội tại của toán học. Vì những người làm toán muốn chinh phục cái hay, cái đẹp, cái chính xác tuyệt đối của toán học. Vì vậy nó là "vị toán học" chứ không nhất thiết phải có ứng dụng gì. Nay mai ai tìm được ứng dụng cho nó thì càng tốt, khi đó nó chuyến sang "vị nhân sinh" :)) Toán lý thuyết làm nền cho thực tiễn thì hoàn toàn không có gì phải bàn cãi :|

p/s: mà nói thật, rút cuộc chúng ta học hành vất vả là "vị cái gì" nhỉ? :))
 
A

arxenlupin

Viết ra có ng đọc thích thế đấy :">

Cái sự học của mình ko đáng nói ra. Tương lai mù mờ nên cần chuẩn bị, nói như các bậc phụ huynh, một tương lai tốt đẹp hơn và dễ dàng hơn nếu học hành tốt. Ko chuẩn bị trước nền tảng cũng gần như chuẩn bị cho mình một cái hố để rơi vào vậy ^^. Thiển ý thôi

Chung quy, quan điểm cá nhân của mình là ko cần biết vị cái chi :-j. Có những thứ cần thời gian để hiểu, chúng ta có thể thiếu kinh nghiệm để rõ đc người lớn muốn j ở mình mà :)
 
R

rocky1208

Viết ra có ng đọc thích thế đấy :">

Cái sự học của mình ko đáng nói ra. Tương lai mù mờ nên cần chuẩn bị, nói như các bậc phụ huynh, một tương lai tốt đẹp hơn và dễ dàng hơn nếu học hành tốt. Ko chuẩn bị trước nền tảng cũng gần như chuẩn bị cho mình một cái hố để rơi vào vậy ^^. Thiển ý thôi

Chung quy, quan điểm cá nhân của mình là ko cần biết vị cái chi :-j. Có những thứ cần thời gian để hiểu, chúng ta có thể thiếu kinh nghiệm để rõ đc người lớn muốn j ở mình mà :)
:)) Nói thật là thầy u tớ chẳng biết gì để chuẩn bị cho tớ đâu. Thầy u tơ là nông dân nên chỉ biết lo cày cục để nuôi con ăn học thôi, chứ biết làm sao CNTT, kinh tế, Cơ khí, điện, ... nó là cái gì mà chuẩn bị :)

Cái câu hỏi học để làm gì thì có nhiều cách nghĩ , nhiều cách trả lời lắm. Mỗi người có một quan điểm khác nhau. Có khi còn đối lập nhau nữa. Nao mình sẽ làm một pic cho mọi người cãi nhau thích thì thôi :)) Nhớ tham gia đấy nhé ;)
 
A

arxenlupin

:)) Nói thật là thầy u tớ chẳng biết gì để chuẩn bị cho tớ đâu. Thầy u tơ là nông dân nên chỉ biết lo cày cục để nuôi con ăn học thôi, chứ biết làm sao CNTT, kinh tế, Cơ khí, điện, ... nó là cái gì mà chuẩn bị :)

Cái câu hỏi học để làm gì thì có nhiều cách nghĩ , nhiều cách trả lời lắm. Mỗi người có một quan điểm khác nhau. Có khi còn đối lập nhau nữa. Nao mình sẽ làm một pic cho mọi người cãi nhau thích thì thôi :)) Nhớ tham gia đấy nhé ;)

Là ai thì họ cũng biết nói rằng chuẩn bị cho tương lai ^^

Về topic ấy thì, có rồi ^^. Link cụ thể ở đây http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=119127

Mình có chém gió vài bài :">. Mong đc ngó đến ^^
 
P

phamminhkhoi

@ các mem trong pic: Cảm ơn các bạn. Thực tình tôi không biết nó đúng hay không, đơn giản vì lẽ tôi chưa đủ kiến thức để công nhận hay phản bác nên chỉ biết dựa cột mà nghe. Tôi chỉ nghĩ đây là một bài viết hay, bởi ít ra tác giả đã dám bứt ra khỏi cái là hình thức để soi chiếu nền văn học nước nhà dưới một góc nhìn mới, dù ý kiến của ông có phần chủ quan (theo thiển ý của tôi là vậy). Còn thực tình ý kiến đó đúng hay sai thì tôi phải đọc văn, viết văn và học văn 10 hay 20 năm nữa mới đủ kiến thức và từng trải để đánh giá dưới góc nhìn của mình, mà điều này thì tôi sợ là không thể.

@ arxen...: Nguyên văn bài của ng ta như thế tôi không dám rút ngắn đi.

@ Một đoạn trích nữa
Như vậy, nhân sinh, nội hàm của nó có chứa cả nghệ thuật trong ấy vì nghệ thuật cũng từ con người mà có. Và ước vọng vươn tới cái đẹp lại là ước vọng cơ bản nhất của loài người. Đây là hai mặt của vấn đề không thể tách rời. Vậy câu hỏi đặt ra: Tại sao có lúc người làm thơ vị nghệ thuật lại không thể vị nhân sinh? Ở đây, câu trả lời là cái sự thiên vị ấy xuất hiện trong hoàn cảnh nào của lịch sử. Nếu trong lúc dân tộc, quốc gia, nhân loại đang dầu sôi lửa bỏng mà chúng ta mơ màng sống trong kén ngà nghệ thuật mặc kệ loài người riên siết lầm than thì sẽ bị phê phán. Nghệ thuật song song tồn tại vĩnh cửu với nhân loại. Vì nếu không cần tới nó, chúng ta không cần làm thơ. Bởi thơ, nó là nghệ thuật ngôn từ. Thơ của anh có hay, có đẹp thì mới đủ sức lay động lòng người và từ đó giá trị tư tưởng trong bài thơ mới có thể thuyết phục người đọc, thậm chí nó có sức mạnh thay đổi quan điểm, lập trường của người đọc, những rung động thẩm mỹ mà nó đem lại có thể thanh lọc tâm hồn con người. Vậy thì, người làm thơ, bằng tâm hồn nhạy cảm của mình, bằng trải nghiệm sâu sắc của mình, bằng tấm lòng rộng mở của mình và bằng tài năng trời cho không ngừng được bồi dưỡng, học tập và hoàn thiện của mình hãy giương cánh cung ngôn ngữ bắn thẳng mũi tên Thơ vào trái tim người đọc làm ấm lên sự lạnh giá, làm mềm đi sự chai sạn và đem rung động thay thế cho vô cảm… thế là thơ đã vị nhân sinh rồi vậy.
Còn vấn đề “trước hết là phải tôi luyện bản thân, xây dựng nhân sinh quan của mình, hãy lo những nỗi lo của xã hội, của nhân loại” thì bản thân tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều cần phải làm chứ không riêng gì người làm thơ

Anh rock: Em nghe nói ngoài hình học Euclid và hình học Lobachevsski còn một bộ môn hình học gì đó liên quan đến đường tròn chia mặt phẳng làm 2 phần ngoài trong gì đó :| nhưng không tìm được tư liệu nào cả. Anh có tài liệu gì về bộ môn này không :D (sr sp)
 
R

rocky1208

@ các mem trong pic: Cảm ơn các bạn. Thực tình tôi không biết nó đúng hay không, đơn giản vì lẽ tôi chưa đủ kiến thức để công nhận hay phản bác nên chỉ biết dựa cột mà nghe. Tôi chỉ nghĩ đây là một bài viết hay, bởi ít ra tác giả đã dám bứt ra khỏi cái là hình thức để soi chiếu nền văn học nước nhà dưới một góc nhìn mới, dù ý kiến của ông có phần chủ quan (theo thiển ý của tôi là vậy). Còn thực tình ý kiến đó đúng hay sai thì tôi phải đọc văn, viết văn và học văn 10 hay 20 năm nữa mới đủ kiến thức và từng trải để đánh giá dưới góc nhìn của mình, mà điều này thì tôi sợ là không thể.

@ arxen...: Nguyên văn bài của ng ta như thế tôi không dám rút ngắn đi.

@ Một đoạn trích nữa

Anh rock: Em nghe nói ngoài hình học Euclid và hình học Lobachevsski còn một bộ môn hình học gì đó liên quan đến đường tròn chia mặt phẳng làm 2 phần ngoài trong gì đó :| nhưng không tìm được tư liệu nào cả. Anh có tài liệu gì về bộ môn này không :D (sr sp)

1. a cũng ko phủ nhận là ông tác giả nói không đúng. a cũng nói trong bài là ông ta cũng có ý đúng nhưng lý luận thì lôm côm chẳng logic tý nào, và đặc biệt là cái thái độ của ông ta khi nói về Tố Hữu (và một số nhà văn khác). Mấy cái phê phán có vẻ "hơi nặng lời" (theo như Lupin :|) thì mục đích chính là a chỉ muốn đả kích cái thái độ của ông ấy thôi ;)

2. Tranh cãi đúng sai nó vô cùng lắm. Có thể thời này nó đúng nhưng thời khác nó lại sai. Thời Ptolemy ai cũng tin trái đất là trung tâm vũ trụ và nó hình cái đĩa. Nó mặc nhiên là chân lý. Và quan điểm đó được duy trì đến tận thế kỷ XVI. Chỉ sau sự hy sinh dũng cảm của Copernicus khi ông một mình chống chọi với nhà thờ với quan điểm "nhật tâm" (coi mặt trời là trung tâm vũ trụ) đồng thời khẳng định trái đất hình cầu, thì thế giới mới nhận thức được phần nào những cái nhìn của họ về vũ trụ trước kia là phiến diện và thiếu sót. Nhưng đến bây giờ chúng ta đều biết rằng, mặt trời ko phải là trung tâm của vũ trụ, nó chỉ là trung tâm của hẹ mặt trời thôi. Và hệ mặt trời cũng chẳng phải là trung tâm của dải ngân hà, càng chẳng phải là trung tâm của vũ trụ. Rõ ràng cả kẻ thắng lẫn người thua trong cuộc tranh cãi "trái đất hình quả dưa hấu hay hình củ khoai tây" mấy trăm năm về trước, bây giờ xét lại thì đều lố bịch cả. Nhưng thời đó phạm vi con người chỉ có thế, ta đòi hỏi được gì hơn? Một câu cho tất cả:

Chân lý chỉ đúng trong giới hạn của nó.

3. Anh chỉ biết có hai cái hình học đó thôi :) Euclide thì thằng nào cũng được học thời phổ thông rồi. Nhưng Lobachevski thì mới chỉ nghe nói, chứ chưa đọc. Thấy mấy tiền bối bảo, cái đó là hàng cao cấp, nội công không thâm hậu thì dễ tẩu hoả nhập ma lắm :( Có một ông khuyên: "Mày nhìn anh đây này, a mới đọc hết một chương đầu thôi mà đã ra nông nỗi này rồi. Nó ko dễ nuốt đâu". Quay lại nhìn ông ấy 1 lượt từ chân đến đầu. Quả thật 10 phần, thì chỉ còn 3 phần là giống con người :-SS. Thế nên tốt nhất là an phận, ngành mình ko yêu cầu gì thì chớ có dại mà nghịch vào ;)



 
Last edited by a moderator:
Top Bottom