Văn 12 nghệ thuật dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân

Hiếu13042505

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng năm 2020
1
0
1
22
Hà Nội
THPT Dương Xá
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, nhà văn Kim Lân đã miêu tả diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ. Khi nghe Tràng giới thiệu người vợ nhặt: “ Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiệu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình" và buổi sáng hôm sau: "Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tinh khác ngày thường, cái mặt búng beo u ám của bà rạng rỡ hắn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa".
Cảm nhận của anh / chị về hai chi tiết trên. Từ đó nhận xét về nghệ thuật dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân?
 
Last edited:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, nhà văn Kim Lân đã miêu tả diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ. Khi nghe Tràng giới thiệu người vợ nhặt: “ Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiệu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình" và buổi sáng hôm sau: "Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tinh khác ngày thường, cái mặt búng beo u ám của bà rạng rỡ hắn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa".
Cảm nhận của anh / chị về hai chi tiết trên. Từ đó nhận xét về nghệ thuật dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân?
Anh/ Chị tham khảo ạ
- Kim Lân được xem là nhà văn của làng quê Việt Nam bởi phong cách viết giản dị, gần gũi với đời sống nông dân. Những sáng tác của ông luôn chạm vào trái tim người đọc cảm xúc ấm áp thân quen nhất. Trong tác phẩm “Vợ nhặt” ông không chỉ thành công trong việc xây dựng nội dung mà còn thành công trong việc xây dựng nhân vật.
- Tâm lý nhân vật trong tác phẩm của ông được miêu tả theo hướng phát triển. Bên cạnh tâm lý nhân vật Tràng, vợ Tràng thì diễn biến tâm lý bà cụ Tứ cũng phát triển theo hướng như thế.
+ Bà cụ Tứ lần đầu xuất hiện trong thiên truyện là lúc bóng hoàng hôn tê tái phủ xuống xóm ngụ cư giữa ngày đói. Cùng lúc đó người con trai đáng thương của bà làm nghề đẩy xe kéo trên huyện đưa một người đàn bà lạ về nhà. Ban đầu bà ngỡ ngàng trước việc có một người phụ nữ lạ trong xuất hiện trong nhà mình.
+ Sau khi hiểu ra cơ sự bà lão không nói gì mà chỉ “cúi đầu nín lặng”- một sự im lặng chứa đầy nội tâm: xót xa, buồn vui, lo lắng, thương yêu lẫn lộn. Bà mẹ đã tiếp nhận hạnh phúc của con bằng kinh nghiệm sống, bằng sự trả giá của một chuỗi đời nặng nhọc, bằng ý thức sâu sắc trước hoàn cảnh
+ Sau ngày con trai có vợ người mẹ rằng lòng thương con ấy thật sự vui và hạnh phúc bà cùng con dâu dọn dẹp, thu vén căn nhà. Tất cả những biểu hiện tâm lý ấy đều logic, hợp với hoàn cảnh.
=> Qua việc xây dựng nhân vật bà cụ Tứ, Kim Lân vừa cho thấy tài năng miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế của mình vừa thể hiện niềm trân trọng với nỗi lòng của con người khi tiếp cận với hạnh phúc
 
Top Bottom