Sử Ngày truyền thống vắc xin bại liệt...

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cha đẻ vắc xin bại liệt - Nhà khoa học không bằng sáng chế
Jonas Edward Salk sinh ngày 28 tháng 10 năm 1914 tại Thành phố New York. Salk là người Mỹ gốc Do Thái nhập cư từ Ba Lan nên ông không có điều kiện học tập tốt. Năm 13 tuổi, ông vào học trường trung học Townsend Harris, ngôi trường được coi là bệ phóng cho những con người tài năng của các gia đình người nhập cư không có đủ tiền hay địa vị để vào học tại một trường tư hàng đầu.
Sau khi tốt nghiệp, ông tiếp tục theo học ngành Y tại trường Đại học New York. Những năm tháng học tại trường, ông trở nên nổi trội so với bạn bè, không chỉ bởi có thành tích xuất sắc và là thành viên danh dự của Cộng đồng y khoa danh tiếng mà còn bởi quyết định không hành nghề bác sĩ.
Thay vào đó, ông say mê với công việc nghiên cứu, thậm chí còn bảo lưu một năm để toàn tâm vào đam mê nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Đối với Salk, ông “muốn giúp đỡ toàn thể nhân loại hơn là từng bệnh nhân”. Sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu làm việc và nghiên cứu tại bệnh viện Mount Sinai.
Suy nghĩ của ông là dùng chính mầm bệnh để tạo ra vắc-xin. Ý kiến này hoàn toàn khác biệt so với các nhà nghiên cứu khác, nên thời gian đầu, ý kiến của ông được cho là không khả thi. Salk vẫn tự tin thực hiện suy nghĩ của mình cùng với đội ngũ nghiên cứu của ông.
Ông bắt đầu nuôi cấy virus bệnh sốt bại liệt và dùng chất formaldehyde để làm cho virus mất khả năng sinh sôi. Những virus do ông nuôi cấy sẽ làm cho cơ thể của người bệnh tăng cường sản sinh kháng thể chống lại virus, giúp người bệnh không phải dùng thêm bất cứ loại thuốc diệt virus khác có tác dụng phụ tới cơ thể.
Jonas Salk mong muốn vắc-xin của mình đạt hiệu quả và an toàn nhất, nên các cuộc thử nghiệm để kiểm tra vắc-xin của Salk mang quy mô lớn nhất trong lịch sử y khoa, gồm 20.000 bác sĩ và nhân viên sức khỏe công cộng, 64.000 cán bộ trường học và 220.000 tình nguyện viên.
Sau rất nhiều cuộc thử nghiệm thành công, ông đã dùng thử vắc-xin trên chính ông và người thân trong gia đình, bao gồm vợ và hai người con trai của ông.
Ngày công bố vắc-xin sốt bại liệt của Salk thành công (ngày 12 tháng 4 năm 1955) đã trở thành ngày lễ quốc gia. Nhà virus học Jonas Salk không chỉ khiến mọi người khâm phục bởi thành tựu mà ông còn khiến mọi người kính trọng khi ông không hề đăng ký bằng sáng chế vắc-xin bệnh sốt bại liệt.
Theo như ước tính, nếu đăng ký sáng chế độc quyền, ông có thể đem về cho bản thân 7 tỷ USD từ vắc-xin. Mỗi khi được hỏi về việc ai là người sở hữu bằng sáng chế của vắc-xin ông lại trả lời: “Không có bản quyền nào cả. Ai giữ bản quyền của Mặt trời chứ?”.

inbound210471673999572353.jpg
Nguồn: trong hình
 
Top Bottom