Sử Ngày 21/8/1945, cách mạng tháng tám ở các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Sơn Tây, Kiến An

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ngày 21/8/1945, cuộc khởi nghĩa thành công tại các tỉnh lỵ Cao Bằng, Tuyên Quang, Sơn Tây, Kiến An, Nam Định và Nghệ An, Ninh Thuận.

1. Tại Cao Bằng:
- Ngày 21/8/1945, nhân dân châu Hà Quảng nổi dậy tiến đánh đồn Sóc Giang vào rạng sáng 20/8. Sau 1 ngày bao vây và vận động, ta làm chủ đồn Sóc Giang và châu lỵ Hà Quảng, chính quyền cách mạng chính thức được thành lập, ra mắt nhân dân.
mittinhHQ.jpg

Mít tinh giành chính quyền ở châu Hà Quảng, sáng 21/8/1945

- Trong ngày 21/8/1945, ta bao vây chặt đồn Nước Hai, cắm cờ trên các đồi cao uy hiếp tinh thần chúng, cắt đứt đường dây liên lạc điện thoại của chúng với tỉnh Cao Bằng
- Đêm 21/8/1945, ta bao vây châu Hòa An liên tục cả ngày, buộc Tri châu Hòa An là Phủ Vị phải đầu hàng. Còn toán quân Nhật cố thủ trong châu lỵ thì vẫn ngoan cố chống trả, nhưng trước sức ép của ta thì chúng buộc phải rút ngay trong đêm 21/8/1945
- Ngày 21/8/1945, ta bao vây đồn Nguyên Bình, viên chỉ huy lính bảo an đem 80 lính ra hàng, nộp 100 súng các loại, ta làm chủ đồn và thị trấn Nguyên Bình. Sau khi ta làm chủ Nguyên Bình, số quân địch còn lại ở các đồn Nguyên Bình và Tĩnh Túc hoang mang tháo chạy qua đèo Lê A về Bắc Kạn. Các LLVT địa phương chặn đánh, truy kích địch tiêu diệt nhiều tên, thu một số vũ khí, buộc chúng phải đầu hàng
44.phao%20dai%20quan%20su.jpg

Ngày 21/8/1945, đồng chí Hoàng Đình Giong trực tiếp chỉ đạo Ủy ban Khởi nghĩa đến Pháo đài gặp sỹ quan Nhật để đàm phán, thuyết phục địch trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám.

- Không khí tổng khởi nghĩa sục sôi. Rạng sáng 21/8/1945, được sự hỗ trợ của nhân dân, một bộ phận quân giải phóng của tỉnh do đồng chí Hoàng Đình Giong chỉ huy vượt sông Hiến vào Thị xã (tại phố Nước Giáp). Ủy ban Khởi nghĩa gửi tối hậu thư cho tên quan hai Nhật ở Pháo đài và tên Tuần Tòng, tên Cẩm Chức. Bọn Nhật đầu hàng vô điều kiện vào 12 giờ ngày 21/8/1945, đồng ý giao nộp cho Việt Minh pháo đài và kho vũ khí của Pháp mà chúng chiếm được. Ngay đêm hôm đó, quân Nhật bí mật rút lui theo quốc lộ số 3 về Bắc Kạn.

2. Tuyên Quang:
Dinh%20Tan%20Trao.jpg

- Ngày 21-8, đồng chí Tạ Xuân Thu thay mặt Uỷ ban khởi nghĩa (do đồng chí Song Hào lãnh đạo) tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật; cho phép chúng rút lui. Trước đó vào ngày 16/8, Ủy ban khởi nghĩa Tuyên Quang phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Đến 2 giờ sáng ngày 17/8, tỉnh trưởng Tuyên Quang là Dương Thiệu Chinh đầu hàng trước sức đấu tranh của ta. Quân Nhật cố thủ trong thành và ra sức chống trả, đến ngày 21/8 mới chịu đầu hàng => thị xã Tuyên Quang chính thức được giải phóng hoàn toàn
- Cũng trong ngày 21-8-1945, quân giải phóng cùng các tổ chức thanh niên, phụ nữ và tự vệ chiến đấu đã huy động xe thồ và thuyền, bè, nhanh chóng di chuyển số vũ khí, đạn dược và quân lương mà quân Nhật đã nộp đến nơi cất giấu an toàn.

3. Sơn Tây
- Ngày 21/8/1945, thi hành mệnh lệnh của Ban cán sự tỉnh Sơn Tây, hàng vạn quần chúng vũ trang của huyện Quốc Oai (trước đó, phủ Quốc Oai được giải phóng ngày 17/8/1945) đã nô nức kéo về địa điểm tập trung ở huyện. Đoàn quân khởi nghĩa của huyện Quốc Oai dài hàng cây số, đi đến đâu cũng được quần chúng nhân dân hưởng ứng và số người gia nhập vào ngày càng đông, tiến về phía thị xã Sơn Tây
- Cũng trong ngày 21.8, các đội vũ trang các huyện và quần chúng nhân dân tự trang bị vũ khí thô sơ đã mít tinh, biểu tình, sau đó kéo về phía dinh Tỉnh trưởng và trại Bảo an binh, vừa đi vừa hô vang các khẩu hiệu ủng hộ cách mạng. Từ Tỉnh trưởng đến Bảo an binh, cảnh sát, công chức các công sở đều phải tuân lệnh của quân cách mạng, giao nộp lại chính quyền, sổ sách… Công cuộc giành chính quyền ở thị xã Sơn Tây thành công tốt đẹp.


4. Kiến An - Hải Phòng
- Tổng khởi nghĩa ở tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng diễn ra nhanh gọn. Tại tỉnh Kiến An, sáng 21-8-1945, lực lượng tự vệ huyện An Lão chia thành 3 mũi tiến vào tỉnh lỵ Kiến An, đột nhập Bưu điện cắt đường dây liên lạc với Hải Phòng, tước vũ khí của lính Bảo an binh, đột nhập buộc Tỉnh trưởng đầu hàng. Sau đó để lại một bộ phận ở lại chốt giữ các vị trí quan trọng, số còn lại rút về Câu Trung
- Ngày 21-8-1945, Xứ ủy Bắc kỳ cử đồng chí Vũ Quốc Uy về Hải Phòng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Sáng 21-8-1945, tại trụ sở Thành bộ Việt Minh (14 Cát Dài), lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên tung bay trước gió. 9 giờ sáng hôm đó, đại diện Ủy ban Khởi nghĩa đến gặp Thị trưởng thành phố Vũ Trọng Khánh và được Thị trưởng hoàn toàn ủng hộ Việt Minh.
HP%20gianh%20chinh%20quyen%2023845.jpg

Nhân dân Hải Phòng khởi nghĩa giành chính quyền ngày 21 - 23/8/1945

5. Nam Định
- Trước tình thế cách mạng chuyển biến hết sức mau lẹ, sôi động, ngày 20-8 đồng chí Hà Kế Tấn (Xứ uỷ viên Bắc Kỳ) về Thành phố Nam Định họp với lãnh đạo phong trào cách mạng và thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa gồm 7 người, do đồng chí làm Chủ tịch. Cùng ngày, một lực lượng thuộc đội Danh dự và ở Hội Văn hoá cứu quốc, dân chủ Đảng Hà Nội được Xứ uỷ giao nhiệm vụ cũng về đến Nam Định phối hợp khởi nghĩa giành chính quyền. Lực lượng khởi nghĩa đã nhanh chóng cử đại diện vào dinh Tỉnh trưởng Nam Định là Nguyễn Huy Xương yêu cầu y đầu hàng. Đồng thời yêu cầu viên Đốc lý cho in gấp 3 vạn tờ truyền đơn kêu gọi nhân dân mít tinh vào chiều ngày 21-8. Do có sự thoả thuận giữa Uỷ ban Khởi nghĩa với đại diện Bộ Tư lệnh quân Nhật (không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Minh), lực lượng khởi nghĩa đã vào bắt những tên đầu sỏ chính quyền tay sai đang lẩn trốn trong doanh trại quân Nhật, nên về cơ bản việc cướp chính quyền đã về tay cách mạng, chỉ còn trụ sở Ngân hàng là nơi quân Nhật ngoan cố chiếm giữ, với lý do “phải bàn giao cho đồng minh”.
- Đến 3 giờ chiều ngày 21-8, cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Dốc Lò Trâu (phía đường Hưng Yên, phía phải đường Trường Chinh hiện nay). Trước lễ đài rợp màu băng rôn, cờ đỏ sao vàng, gần ba vạn nhân dân nội, ngoại thành mừng vui khởi nghĩa thắng lợi và lắng nghe hiệu triệu của Việt Minh về thực hiện 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh. Uỷ ban Khởi nghĩa tuyên bố xoá bỏ chính quyền bù nhìn, thiết lập chính quyền cách mạng. Uỷ ban Cách mạng lâm thời tỉnh gồm 7 người, do đồng chí Đặng Châu Tuệ làm Chủ tịch; Uỷ ban Cách mạng lâm thời Thành phố Nam Định do đồng chí Nguyễn Văn Hoan làm Chủ tịch ra mắt nhân dân. Cuộc khởi nghĩa trong tỉnh hoàn toàn thắng lợi./.


6. Nghệ An
- Tại Nghệ An, sáng ngày 21/8, hàng vạn công nhân, nông dân, nhân dân lao động mang vũ khí tuần hành thị uy tiến vào trung tâm thành phố, đại diện Mặt trận Việt Minh vào gặp Bộ chỉ huy quân đội Nhật. Trước khí thế của quần chúng cách mạng, lực lượng Nhật phải chấp nhận những điều kiện của ta đưa ra. Cùng lúc đó, các đội tự vệ công nhân, thanh niên cùng một số lính bảo an đi theo cách mạng vào đánh chiếm các công sở. Đến 12 giờ, lực lượng cách mạng kéo đến bao vây dinh tỉnh trưởng Nghệ An, buộc tỉnh trưởng Nghệ An là Đặng Văn Hứa phải từ chức, bàn giao chính quyền cho cách mạng. Ông Lê Viết Lượng thay mặt Uỷ ban cách mạng lâm thời Nghệ An tuyên bố xoá bỏ bộ máy chính quyền thực dân, phong kiến, thiết lập chính quyền cách mạng.
- Chiều 21/8, lực lượng công nhân ở Vinh cũng lập ra Ủy ban công nhân cách mạng lâm thời. Cuộc khởi nghĩa ở Vinh thắng lợi đã thúc đẩy nhanh chóng việc cướp chính quyền ở các huyện còn lại trong tỉnh.

7. Ninh Thuận
Ngôi miếu bây giờ đã được bà con thập phương góp công, của, tôn tạo lại, chứ khi xưa là một am nhỏ nằm giữa rừng cây âm u, vắng người qua lại. Vết tích xưa còn lại đến nay là những cây cóc rừng, me có thân to vài người ôm mới xuể và hàng tre in bóng bên bờ sông Dinh trước mặt miếu. Người giữ miếu là cụ Lê Thị Sáo, năm nay 82 tuổi, lưng đã hơi còng nhưng còn rất minh mẫn. Là người tham gia đoàn biểu tình giành chính quyền nên cụ Sáo biết khá rõ về bối cảnh lúc bấy giờ. Sau cuộc hội nghị tại miếu vào khoảng 12 giờ ngày 21 tháng 8, các đồng chí trong ban chỉ huy đã triệu tập hội nghị bất thường, bàn kế hoạch đối phó với tổ chức “Thanh niên tiền tuyến” ở đây và quyết định: Biến cuộc mít tinh của “Thanh niên tiền tuyến” thành cuộc mít tinh công khai của Việt Minh, vạch mặt phát-xít Nhật và bè lũ tay sai, kêu gọi quần chúng đứng lên giành chính quyền.
dsc-mieu-nam-ba1-2012-08-21-18-45.jpg

Cụ Lê Thị Sáo bên miếu Năm Bà (phường Bảo An, Tp. Phan Rang - Tháp Chàm) nơi diễn ra hội nghị bất thường của Ủy ban Việt Minh tỉnh Ninh Thuận phát lệnh khởi nghĩa giành chính quyền vào trưa 21-8-1945.

Không khí lúc bấy giờ rất khẩn trương, đến 15 giờ, đông đảo thanh niên cứu quốc, công nhân, quần chúng cách mạng với các loại vũ khí thô sơ, băng rôn, khẩu hiệu, cờ… kéo về Tháp Chàm, bao quanh sân trường làng Bảo An,… hừng hực tinh thần cách mạng. Khi cuộc tuần hành thị uy đi qua chợ Tháp Chàm, người tham gia rất đông. Khoảng hơn 200 người đi thành hàng, phía sau là nhân dân đi theo hưởng ứng. Khẩu hiệu “Việt Minh hoàn toàn độc lập” tung hô vang đất trời. Cuộc biểu tình kéo qua đồn Nhật, nhưng binh lính Nhật không dám phản ứng. Đến lúc này, quần chúng ào lên như nước vỡ bờ, cuộc biểu tình mỗi lúc một đông thêm. Súng đạn, lưỡi lê của địch trở nên bất lực trước sức mạnh của quần chúng và nhanh chóng giành chính quyền ở Tháp Chàm.
18 giờ 45 phút cùng ngày, ban chỉ huy cuộc biểu tình đưa ra quyết định: Kéo xuống Phan Rang giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Đoàn biểu tình vũ trang kéo dài trên đường cái (đường 21 Tháng 8 ngày nay). Càng đi càng có nhiều người dân hai bên đường tham gia kéo dài hàng cây số, như một cơn sóng mãnh liệt. Khi đoàn biểu tình Tháp Chàm kéo về cách Phan Rang khoảng nửa cây số, nhiều thanh niên mang theo gậy gộc đi theo hưởng ứng. Họ đi thành hai hàng dọc theo đoàn biểu tình kéo vào bao vây đồn địch. Tất cả binh lính địch đứng sắp hàng trước đồn đầu hàng đoàn biểu tình… Tại Dinh tỉnh trưởng, tên tỉnh trưởng Ninh Thuận là Phan Văn Phúc đã giao ấn tín cho cách mạng vào chiều 21-8-1945. Chính quyền cấp tỉnh của địch đã về tay nhân dân.


8. Sơn La
Tại tỉnh Sơn La, sáng 21/8/1945, gần 50 chiến sĩ tự vệ cùng hàng trăm quần chúng cứu quốc của chiến khu Mường Khói và thị trấn Vụ Bản đã giương cao cờ đỏ sao vàng, theo đường 12A tiến ra thị xã Hòa Bình (cũ) phối hợp cùng lực lượng của các Chiến khu cách mạng Cao Phong - Thạch Yên, Tu Lý - Hiền Lương tiến đánh giành chính quyền ở tỉnh lỵ vào ngày 23/8/1945.

9. Thừa Thiên Huế:
Để tập trung đông đảo quần chúng tham gia khởi nghĩa, một mặt Ủy ban Khởi nghĩa các xã nắm chắc lực lượng Tự vệ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc... Mặc khác, đồng chí Võ Thọ dùng danh nghĩa Tri huyện Hương Thủy gửi “trát” về cho các lý trưởng, tập trung dân các xã ở đình làng trong 2 ngày 20 và 21 - 8, đồng thời lý hương phải đem theo con triện (con dấu) và sổ bộ đến đình làng để nộp cho “quan trên”. Trong ngày 21/8, phát động khởi nghĩa lập chính quyền cách mạng ở các xã. Ngày 22-8 tập trung lực lượng toàn huyện giành chính quyền ở Huyện, thành lập ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện.

10. Bắc Kạn
Ngày 21/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi ở tỉnh lỵ Bắc Kạn. Theo ký ức của ông Mã Văn Tần: Khi ấy rất đông đồng bào các dân tộc từ Ngân Sơn, Chợ Rã… đã kéo về Nà Cù, xã Cẩm Giàng (Bạch Thông). Mới 4 giờ sáng, đoàn người đã xếp hàng ngay ngắn tiến về thị xã Bắc Kạn, tập trung ở khu vực gần chân dốc Tiệm bây giờ. Nhân dân mang cờ diễu hành tưng bừng qua mấy con phố của thị xã Bắc Kạn. Sau đó, hàng vạn đồng bào đã hân hoan tham dự một cuộc mít tinh lớn, mừng sự ra mắt của Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh Bắc Kạn.



Tài liệu trích dẫn:
1. baocaobang.vn
2. caobang.gov.vn
3. thanhphotuyenquang.gov.vn
4. nhandan.com.vn
5. militaryhistory.net
6. quocoai.hanoi.gov.vn
7. baomoi.com
8. huongthuy.thuathienhue.gov.vn
9. baoninhthuan.com.vn
10. haiphong.gov.vn
11. baonamdinh.com.vn
12. khuditichkimlien.gov.vn
13. baobackan.org.vn
 
Top Bottom