- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
- Ngày 20/8/1945, khởi nghĩa của nhân dân huyện Hạc Trì và phủ Lâm Thao (Phú Thọ) giành thắng lợi; lập được chính quyền cách mạng.
- Ngày 20/8/1945, một Ủy ban khởi nghĩa được thành lập ở Huế để chỉ đạo cuộc cách mạng tháng tám ở Thừa Thiên Huế, đứng đầu là đồng chí Tố Hữu
- Ngày 20/8/1945, nhân dân xã Gia Khánh (Ninh Bình) tập trung trước động Thiên Tôn để chuẩn bị đấu tranh, sau đó tiến về xã. Trước khí thế cách mạng, tri huyện Gia Khánh đã phải đầu hàng quân cách mạng. Cùng ngày hôm đó, Việt Minh ở thị xã Ninh Bình huy động quần chúng cùng biểu tình, nhanh chóng tiến về thị xã và buộc Tỉnh trưởng Ninh Bình đầu hàng. Chính quyền tay sai hoàn toàn tan rã. Đồng chí Văn Tiến Dũng được cử làm Chủ tịch UBND Cách mạng lâm thời tỉnh Ninh Bình.
Không khí cách mạng tháng Tám ở Ninh Bình. Ảnh lấy từ nbtv.vn
- Lúc 5 giờ 30 phút ngày 20.8.1945, Bộ chỉ huy Quân Giải phóng gửi tối hậu thư cho Tỉnh trưởng Thái Nguyên là Bùi Huy Lượng, nhưng y chần chừ không trả lời.
Trung đội trưởng Lương Thịnh dẫn đầu một trung đội Giải phóng quân tấn công vào dinh Tỉnh trưởng, bắt Bùi Huy Lượng, tên chỉ huy lính bảo an và toàn bộ trung đội bảo vệ. Bùi Huy Lượng buộc phải trao chính quyền cho Ủy ban khởi nghĩa; chỉ huy bảo an binh cũng ra lệnh cho tất cả binh lính đầu hàng, nộp toàn bộ vũ khí cho Quân Giải phóng (gần 600 súng trường, một số súng máy và đạn dược). Trong hơn 400 lính bảo an, khoảng 60 binh sĩ tự nguyện tham gia Quân Giải phóng. Phần lớn số còn lại xin về quê; họ được cấp tiền ăn và giấy đi đường.
Đánh chiếm xong trại lính bảo an, Quân Giải phóng tập trung lực lượng tiến công quân Nhật trong trại lính khố xanh. Đúng 7 giờ 30 phút, Quân Giải phóng nhất loạt nổ súng vào cứ điểm của địch. Nhiều lính Nhật trong trại bị bắn chết. Cuộc đọ súng quyết liệt giữa ta và quân Nhật kéo dài trong 30 phút. Ta ngừng bắn để thương lượng. Cuộc đàm phán kéo dài hơn một giờ. Phía Nhật viện cớ là sẽ phải nộp vũ khí cho quân Đồng minh, không muốn giao cho ta, âm mưu của chúng là kéo dài thời gian để chờ viện binh từ Hà Nội lên.
Bộ chỉ huy Quân giải phóng đặt điều kiện cho phía Nhật nếu đến 2 giờ chiều không trả lời dứt khoát sẽ bị tấn công. Đề phòng quân Nhật tráo trở, sở chỉ huy được chuyển ngay về Nhà Đèn thị xã. Bọn Nhật không chấp hành tối hậu thư. 2 giờ chiều quân ta nổ súng đánh Nhật trong trại lính khố xanh,tiêu diệt 3 ổ đề kháng của địch ở Ti liêm phóng, kho gạo và nhà Gôchiê, diệt nhiều tên, thu toàn bộ vũ khí. Quân Nhật hoàn toàn bị vây hãm trong trại.
Ngay chiều 20.8.1945, một cuộc mít tinh quần chúng được tổ chức tại sân vận động thị xã. Đồng chí Võ Nguyên Giáp, thay mặt Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, tuyên bố xóa bỏ chính quyền của Nhật và tay sai, thành lập chính quyền nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Thái Nguyên, thực hiện các chính sách của Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời do đồng chí Lê Trung Đình làm Chủ tịch, ra mắt quần chúng nhân dân, đánh dấu sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Thái Nguyên.
Nguồn bài: Internet
- Ngày 20/8/1945, một Ủy ban khởi nghĩa được thành lập ở Huế để chỉ đạo cuộc cách mạng tháng tám ở Thừa Thiên Huế, đứng đầu là đồng chí Tố Hữu
- Ngày 20/8/1945, nhân dân xã Gia Khánh (Ninh Bình) tập trung trước động Thiên Tôn để chuẩn bị đấu tranh, sau đó tiến về xã. Trước khí thế cách mạng, tri huyện Gia Khánh đã phải đầu hàng quân cách mạng. Cùng ngày hôm đó, Việt Minh ở thị xã Ninh Bình huy động quần chúng cùng biểu tình, nhanh chóng tiến về thị xã và buộc Tỉnh trưởng Ninh Bình đầu hàng. Chính quyền tay sai hoàn toàn tan rã. Đồng chí Văn Tiến Dũng được cử làm Chủ tịch UBND Cách mạng lâm thời tỉnh Ninh Bình.
Không khí cách mạng tháng Tám ở Ninh Bình. Ảnh lấy từ nbtv.vn
- Lúc 5 giờ 30 phút ngày 20.8.1945, Bộ chỉ huy Quân Giải phóng gửi tối hậu thư cho Tỉnh trưởng Thái Nguyên là Bùi Huy Lượng, nhưng y chần chừ không trả lời.
Trung đội trưởng Lương Thịnh dẫn đầu một trung đội Giải phóng quân tấn công vào dinh Tỉnh trưởng, bắt Bùi Huy Lượng, tên chỉ huy lính bảo an và toàn bộ trung đội bảo vệ. Bùi Huy Lượng buộc phải trao chính quyền cho Ủy ban khởi nghĩa; chỉ huy bảo an binh cũng ra lệnh cho tất cả binh lính đầu hàng, nộp toàn bộ vũ khí cho Quân Giải phóng (gần 600 súng trường, một số súng máy và đạn dược). Trong hơn 400 lính bảo an, khoảng 60 binh sĩ tự nguyện tham gia Quân Giải phóng. Phần lớn số còn lại xin về quê; họ được cấp tiền ăn và giấy đi đường.
Đánh chiếm xong trại lính bảo an, Quân Giải phóng tập trung lực lượng tiến công quân Nhật trong trại lính khố xanh. Đúng 7 giờ 30 phút, Quân Giải phóng nhất loạt nổ súng vào cứ điểm của địch. Nhiều lính Nhật trong trại bị bắn chết. Cuộc đọ súng quyết liệt giữa ta và quân Nhật kéo dài trong 30 phút. Ta ngừng bắn để thương lượng. Cuộc đàm phán kéo dài hơn một giờ. Phía Nhật viện cớ là sẽ phải nộp vũ khí cho quân Đồng minh, không muốn giao cho ta, âm mưu của chúng là kéo dài thời gian để chờ viện binh từ Hà Nội lên.
Bộ chỉ huy Quân giải phóng đặt điều kiện cho phía Nhật nếu đến 2 giờ chiều không trả lời dứt khoát sẽ bị tấn công. Đề phòng quân Nhật tráo trở, sở chỉ huy được chuyển ngay về Nhà Đèn thị xã. Bọn Nhật không chấp hành tối hậu thư. 2 giờ chiều quân ta nổ súng đánh Nhật trong trại lính khố xanh,tiêu diệt 3 ổ đề kháng của địch ở Ti liêm phóng, kho gạo và nhà Gôchiê, diệt nhiều tên, thu toàn bộ vũ khí. Quân Nhật hoàn toàn bị vây hãm trong trại.
Ngay chiều 20.8.1945, một cuộc mít tinh quần chúng được tổ chức tại sân vận động thị xã. Đồng chí Võ Nguyên Giáp, thay mặt Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, tuyên bố xóa bỏ chính quyền của Nhật và tay sai, thành lập chính quyền nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Thái Nguyên, thực hiện các chính sách của Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời do đồng chí Lê Trung Đình làm Chủ tịch, ra mắt quần chúng nhân dân, đánh dấu sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Thái Nguyên.
Nguồn bài: Internet
Last edited: