- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
1. Những chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám tại Hà Nội
- Chiều 15 tháng 8, khi có tin Nhật chính thức đầu hàng Đồng Minh, hai ông Trần Tử Bình và Nguyễn Khang, hai đại diện của Xứ ủy Bắc Kỳ được giao nhiệm vụ ở lại Hà Nội, đã cấp tốc bàn bạc và đi tới quyết định thành lập Uỷ ban Quân sự Cách mạng Hà Nội (Ủy ban khởi nghĩa) của Mặt trận Việt Minh, do ông Nguyễn Khang làm Chủ tịch
- Ngày 16/8/1945, Khâm sai Bắc Bộ là Phan Kế Toại từ chức và sau đó tham gia Chính phủ lâm thời của ta. Nguyễn Xuân Chữ lên thay ông làm Khâm sai Bắc Bộ tiếp theo
- Chiều ngày 17 tháng 8, tại làng Vạn Phúc - An toàn khu của Xứ uỷ tại Hà Đông, ông Nguyễn Khang sau khi trực tiếp khảo sát tình hình Hà Nội trở về đã trao đổi với ông Trần Tử Bình và đi tới quyết định: Dựa trên chỉ thị "Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" tiến hành cho Hà Nội khởi nghĩa mà không cần chờ tới lệnh của Trung ương.
- Cũng trong chiều 17-8-1945, tự vệ được bố trí làm nòng cốt trong các khối quần chúng dự mít tinh tại Nhà hát Lớn, sau đó biểu tình tuần hành trên các đường phố đến khuya, hô vang khẩu hiệu: “Ủng hộ Việt Minh”, “Việt Nam độc lập”.
- Sáng sớm 18-8-1945, Ủy ban Quân sự cách mạng được đổi tên thành Ủy ban Khởi nghĩa. Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội chuyển trụ sở làm việc về số nhà 101 Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo). Các uỷ viên tích cực chuẩn bị cho công việc sáng hôm sau
2. Diễn biến cách mạng tháng Tám tại Hà Nội
- Tinh mơ sáng ngày 19 tháng 8, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. Khoảng 10 giờ rưỡi, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng được sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, của tổ chức Việt Minh Hoàng Diệu Hà Nội đã diễn ra. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa! Sau đó một cánh tiến thẳng tới Phủ Khâm Sai, cơ quan đầu não của chính phủ. Khâm sai Bắc Bộ Nguyễn Xuân Chữ (người mới đứng ra thay thế ông Phan Kế Toại) bị bắt giữ và đưa về An toàn khu tại Hà Đông. Vài tiếng đồng hồ sau, ông Nguyễn Duy Thân được cử làm Khâm sai Bắc Bộ mới
Cuộc mít tinh phát động khởi nghĩa giành chính quyền do Mặt trận Việt Minh tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 19/8/1945. Ảnh: Tư liệu của Thông tấn xã Việt Nam
Chiếm phủ Khâm sai Bắc Bộ vào sáng 19/8/1945. Ảnh do ông Vũ Năng An chụp, bà Phạm Thị Sáng lưu giữ (hiện nay con của bà là đại tá Nguyễn Duy Thành còn lưu giữ); nguồn tại nhandan.com.vn
- Cùng thời gian đó, ông Nguyễn Quyết đã chỉ huy nhân dân chiếm Trại Bảo an binh. Lúc đầu, quân Nhật can thiệp, đòi tước vũ khí của lực lượng cách mạng. Lực lượng cách mạng Hà Nội sau khi phân tích tình hình đã quyết định đàm phán để yêu cầu Nhật rút quân. Phía Nhật đồng ý, nhưng yêu cầu phải có một cuộc đàm phán chính thức với cấp chỉ huy tối cao của họ.
- Chiều tối 19 tháng 8, phái đoàn của đàm phán của Việt Minh do ông Lê Trọng Nghĩa và cố vấn Trần Đình Long dẫn đầu đã trực tiếp gặp gỡ và đàm phán với tướng Y. Tsuchihashi - Tổng tư lệnh kiêm Toàn quyền Nhật - ngay tại Tổng hành dinh quân đội Nhật (nay là 33 Phạm Ngũ Lão). Cuộc đàm phán diễn ra khá gay go nhưng cuối cùng phía Nhật, đúng như đã được dự đoán, đã chấp nhận án binh bất động, không can thiệp vào công việc của Việt Minh; đổi lại binh lính của họ sẽ được bảo đảm an toàn, không bị Việt Minh tấn công. Họ đã chấp nhận chính quyền cách mạng.
- Cũng trong ngày 19/8/1945, theo đúng kế hoạch, từ các làng, xã thuộc các huyện Hoài Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Trì, Từ Liêm, Đông Anh…, các khối đoàn thể cứu quốc vác mã tấu, gươm, kiếm, gậy gộc cuồn cuộn đổ về Quảng trường Nhà hát Lớn. 10h sáng, tự vệ nội, ngoại thành giương cao cờ đỏ sao vàng đi đầu đoàn quân khởi nghĩa, hát vang bài “Tiến quân ca”. Sau đó, các lực lượng chia thành nhiều mũi tấn công các vị trí đầu não của chính quyền địch và nhanh chóng giành thắng lợi. Đồng chí Nguyễn Huy Khôi, đại diện Ủy ban Khởi nghĩa đọc Lời hiệu triệu của Việt Minh trước đồng bào trong giờ phút trọng đại của lịch sử dân tộc: “Chỉ có Chính phủ nhân dân cách mạng mới đủ uy tín và năng lực thực hiện nguyện vọng tha thiết chung của toàn thể dân tộc ta là độc lập, tự do và hạnh phúc. Chỉ có Chính phủ nhân dân cách mạng mới đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo dân tộc ta đến một tương lai rạng rỡ, xứng đáng với quá khứ oanh liệt còn ghi chép trong quốc sử”.
Tự vệ Hà Nội trong cách mạng tháng Tám 1945. Nguồn ảnh: hanoimoi.com.vn
- Ngay trong 19 tháng 8, Xứ ủy quyết định thành lập Uỷ ban Nhân dân Cách mạng Bắc bộ và Uỷ ban Nhân dân Cách mạng Hà Nội, chính thức hoá vai trò của chính quyền cách mạng với nhân dân và cộng đồng quốc tế.
- Ngày 20 tháng 8, khoảng 10 giờ 30 sáng, Ủy ban Nhân dân Cách mạng Bắc Bộ, đại diện cho chính quyền cách mạng Lâm thời, đã chính thức ra mắt quốc dân đồng bào tại Vườn hoa Con Cóc trước Bắc Bộ phủ. Đồng chí Nguyễn Khang làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời Bắc Bộ; còn đồng chí Nguyễn Huy Khôi làm Ủy ban nhân dân lâm thời Hà Nội
Nguồn tham khảo chính:
1. vi.wikipedia.org
2. lhu.edu.vn
3. hanoimoi.com.vn
- Chiều 15 tháng 8, khi có tin Nhật chính thức đầu hàng Đồng Minh, hai ông Trần Tử Bình và Nguyễn Khang, hai đại diện của Xứ ủy Bắc Kỳ được giao nhiệm vụ ở lại Hà Nội, đã cấp tốc bàn bạc và đi tới quyết định thành lập Uỷ ban Quân sự Cách mạng Hà Nội (Ủy ban khởi nghĩa) của Mặt trận Việt Minh, do ông Nguyễn Khang làm Chủ tịch
- Ngày 16/8/1945, Khâm sai Bắc Bộ là Phan Kế Toại từ chức và sau đó tham gia Chính phủ lâm thời của ta. Nguyễn Xuân Chữ lên thay ông làm Khâm sai Bắc Bộ tiếp theo
- Chiều ngày 17 tháng 8, tại làng Vạn Phúc - An toàn khu của Xứ uỷ tại Hà Đông, ông Nguyễn Khang sau khi trực tiếp khảo sát tình hình Hà Nội trở về đã trao đổi với ông Trần Tử Bình và đi tới quyết định: Dựa trên chỉ thị "Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" tiến hành cho Hà Nội khởi nghĩa mà không cần chờ tới lệnh của Trung ương.
- Cũng trong chiều 17-8-1945, tự vệ được bố trí làm nòng cốt trong các khối quần chúng dự mít tinh tại Nhà hát Lớn, sau đó biểu tình tuần hành trên các đường phố đến khuya, hô vang khẩu hiệu: “Ủng hộ Việt Minh”, “Việt Nam độc lập”.
- Sáng sớm 18-8-1945, Ủy ban Quân sự cách mạng được đổi tên thành Ủy ban Khởi nghĩa. Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội chuyển trụ sở làm việc về số nhà 101 Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo). Các uỷ viên tích cực chuẩn bị cho công việc sáng hôm sau
2. Diễn biến cách mạng tháng Tám tại Hà Nội
- Tinh mơ sáng ngày 19 tháng 8, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. Khoảng 10 giờ rưỡi, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng được sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, của tổ chức Việt Minh Hoàng Diệu Hà Nội đã diễn ra. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa! Sau đó một cánh tiến thẳng tới Phủ Khâm Sai, cơ quan đầu não của chính phủ. Khâm sai Bắc Bộ Nguyễn Xuân Chữ (người mới đứng ra thay thế ông Phan Kế Toại) bị bắt giữ và đưa về An toàn khu tại Hà Đông. Vài tiếng đồng hồ sau, ông Nguyễn Duy Thân được cử làm Khâm sai Bắc Bộ mới
Cuộc mít tinh phát động khởi nghĩa giành chính quyền do Mặt trận Việt Minh tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 19/8/1945. Ảnh: Tư liệu của Thông tấn xã Việt Nam
Chiếm phủ Khâm sai Bắc Bộ vào sáng 19/8/1945. Ảnh do ông Vũ Năng An chụp, bà Phạm Thị Sáng lưu giữ (hiện nay con của bà là đại tá Nguyễn Duy Thành còn lưu giữ); nguồn tại nhandan.com.vn
- Cùng thời gian đó, ông Nguyễn Quyết đã chỉ huy nhân dân chiếm Trại Bảo an binh. Lúc đầu, quân Nhật can thiệp, đòi tước vũ khí của lực lượng cách mạng. Lực lượng cách mạng Hà Nội sau khi phân tích tình hình đã quyết định đàm phán để yêu cầu Nhật rút quân. Phía Nhật đồng ý, nhưng yêu cầu phải có một cuộc đàm phán chính thức với cấp chỉ huy tối cao của họ.
- Chiều tối 19 tháng 8, phái đoàn của đàm phán của Việt Minh do ông Lê Trọng Nghĩa và cố vấn Trần Đình Long dẫn đầu đã trực tiếp gặp gỡ và đàm phán với tướng Y. Tsuchihashi - Tổng tư lệnh kiêm Toàn quyền Nhật - ngay tại Tổng hành dinh quân đội Nhật (nay là 33 Phạm Ngũ Lão). Cuộc đàm phán diễn ra khá gay go nhưng cuối cùng phía Nhật, đúng như đã được dự đoán, đã chấp nhận án binh bất động, không can thiệp vào công việc của Việt Minh; đổi lại binh lính của họ sẽ được bảo đảm an toàn, không bị Việt Minh tấn công. Họ đã chấp nhận chính quyền cách mạng.
- Cũng trong ngày 19/8/1945, theo đúng kế hoạch, từ các làng, xã thuộc các huyện Hoài Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Trì, Từ Liêm, Đông Anh…, các khối đoàn thể cứu quốc vác mã tấu, gươm, kiếm, gậy gộc cuồn cuộn đổ về Quảng trường Nhà hát Lớn. 10h sáng, tự vệ nội, ngoại thành giương cao cờ đỏ sao vàng đi đầu đoàn quân khởi nghĩa, hát vang bài “Tiến quân ca”. Sau đó, các lực lượng chia thành nhiều mũi tấn công các vị trí đầu não của chính quyền địch và nhanh chóng giành thắng lợi. Đồng chí Nguyễn Huy Khôi, đại diện Ủy ban Khởi nghĩa đọc Lời hiệu triệu của Việt Minh trước đồng bào trong giờ phút trọng đại của lịch sử dân tộc: “Chỉ có Chính phủ nhân dân cách mạng mới đủ uy tín và năng lực thực hiện nguyện vọng tha thiết chung của toàn thể dân tộc ta là độc lập, tự do và hạnh phúc. Chỉ có Chính phủ nhân dân cách mạng mới đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo dân tộc ta đến một tương lai rạng rỡ, xứng đáng với quá khứ oanh liệt còn ghi chép trong quốc sử”.
Tự vệ Hà Nội trong cách mạng tháng Tám 1945. Nguồn ảnh: hanoimoi.com.vn
- Ngay trong 19 tháng 8, Xứ ủy quyết định thành lập Uỷ ban Nhân dân Cách mạng Bắc bộ và Uỷ ban Nhân dân Cách mạng Hà Nội, chính thức hoá vai trò của chính quyền cách mạng với nhân dân và cộng đồng quốc tế.
- Ngày 20 tháng 8, khoảng 10 giờ 30 sáng, Ủy ban Nhân dân Cách mạng Bắc Bộ, đại diện cho chính quyền cách mạng Lâm thời, đã chính thức ra mắt quốc dân đồng bào tại Vườn hoa Con Cóc trước Bắc Bộ phủ. Đồng chí Nguyễn Khang làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời Bắc Bộ; còn đồng chí Nguyễn Huy Khôi làm Ủy ban nhân dân lâm thời Hà Nội
Nguồn tham khảo chính:
1. vi.wikipedia.org
2. lhu.edu.vn
3. hanoimoi.com.vn