Sử Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ngày hôm nay kỷ niệm phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai trên toàn thế giới. Trước đó, phát xít Đức cũng đầu hàng để kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu

Chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật có mầm mống ngay từ trước khi Minh Trị Duy tân diễn ra. Trong lịch sử Nhật thì từ cải cách Shotoku (610 - 622), qua cải cách Taika của Thiên hoàng Kotoku (645 - 654) và các đợt cải cách sau của các Thiên hoàng Go Sanjo - Shirakawa và nhất là cải cách của Thiên hoàng Go Shirakawa vào cuối thế kỷ XII đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa quân phiệt hình thành.
Khái quát lịch sử Nhật Bản:
Đất nước Nhật Bản mới hình thành, gồm hơn 100 tiểu quốc vào thế kỷ III (thời kỳ Kofun) đã đánh nhau liên miên. Mãi đến thời Taika thì tạm thời thống nhất, nhưng chiến tranh liên miên, đấu tranh của quan lại họ Fujiwara, Otomo với các họ khác cộng với sự lũng đoạn của hậu cung thời các Thiên hoàng nhà Nara (710 - 794) làm phát sinh mầm mống của chủ nghĩa hiếu chiến, quân phiệt. Thiên hoàng Kanmu mở ra thời Heian (794 - 1185) nhưng không đủ sức giải quyết tình hình triều đình khá rối loạn, mà chỉ chú tâm vào hoạt động tôn giáo thôi. Do đặc điểm của triều đình Nhật Bản không mang tính chuyên chế cổ điển phương Đông (vua ít có thực quyền trên thực tế, quyền lực chủ yếu rơi vào tay các đại thần thuộc các dòng họ lớn) nên triều đình Heian chỉ là hư vị thôi.
Chiến tranh liên miên giữa các quý tộc thuộc các dòng họ lớn (khi quyền lực của nhà vua không còn) đã tạo nên tính hiếu chiến trong tâm thức họ, dẫn tới hình thành một tầng lớp sau này chuyên phục vụ cho các quý tộc khi đánh nhau với các quý tộc khác - gọi là các Samurai (hình thành vào thế kỷ XII - XIII). Samurai phục vụ cho các quý tộc (sau này gọi là lãnh chúa) đánh nhau liên miên - các chính quyền Mạc phủ của các tướng quân Nhật được lập chỉ để phục vụ cho nhu cầu, quyền lợi của các Samurai này thôi (nội chiến, chiến tranh với nước ngoài). Các Thiên hoàng có chống lại, nhưng nhiều lần thất bại và có trường hợp cả gia đình bị Mạc phủ bắt đi đày như trường hợp 3 cha con Thiên hoàng Go Toba vào đầu thế kỷ XIII. Có thời điểm Thiên hoàng giành được quyền lực ngắn ngủi như Thiên hoàng Go Daigo (1318 - 1339), nhưng rốt cuộc ông cũng bị lật đổ bởi các quý tộc, tướng quân họ Ashikaga
Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Hoàng đế Nhật cũng nể, nhưng khá ngán ngại sự trỗi dậy của các Samurai nên giao cho vài chức vụ quan trọng liên quan đến quân sự, quốc phòng để họ có cơ hội trổ tài điều binh khiển tướng, tổ chức các chiến lược chiến tranh => điều đó vô tình làm cho tinh thần Samurai lại trỗi dậy mạnh hơn, thao túng chính quyền Nhật còn quyết liệt hơn cả Mỹ và một số nước tư bản khác, tự ý gây chiến không hỏi Chính phủ Nhật (sự kiện Nhật xâm nhập Trung Quốc vào tháng 9/1931, 1937), thậm chí thích lật đổ chính phủ bất cứ khi nào chúng muốn
Nhật cùng với phát xít Đức, Italia gây ra chiến tranh thế giới thứ hai. Trong khi Đức và Italia bành trướng ra châu Âu và Bắc Phi, Nhật bành trướng mạnh ở vùng châu Á - Thái Bình Dương. Phát xít Nhật tận dụng học thuyết "Đại Đông Á", tiến hành xâm nhập và lật đổ chính quyền thực dân phương Tây ở các thuộc địa, thiết lập các chính quyền tay sai thân Nhật. Sự kiện Trân Châu cảng cũng là mốc đánh dấu phát xít Nhật bắt đầu suy yếu, khi chúng "bất ngờ" đưa quân đôi Mỹ vào cuộc chiến. Chính phủ Mỹ sau đó tổ chức liên minh với Anh, làm một cam kết với Liên Xô trong Mặt trận Đồng minh chống phát xít (tháng 1/1942) hợp sức đánh tan tành quân Nhật ở nhiều nơi. Mãi đến khi Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống đất Nhật thì phát xít Nhật lúc này mới chịu đầu hàng vô điều kiện. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật về cơ bản bị xóa bỏ

Nguồn: tác giả tự viết trên cơ sở nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Có nhiều sách viết, nhưng nội dung rất dài và nhiều cái lắm (nhất là quyển Lịch sử Nhật Bản của PGS Nguyễn Quốc Hùng (trước đó là GS Phan Ngọc Liên), Hà Nội). Về Minh Trị duy tân thì tác giả trích một ít của Vĩnh Sính, Nhật Bản cận đại; quyển Lịch sử thế giới cận đại của Nxb Giáo dục Việt Nam. Tác giả rút lại, suy luận từ vài sự kiện hiện có

300px-Shigemitsu-signs-surrender.jpg

Ngoại trưởng Nhật M. Shigemitsu ký văn kiện đầu hàng Đồng minh ngày 14/8/1945 trên chiến hạm Missouri của Mỹ, trước sự chứng kiến của tướng Mỹ là Douglas McArthur (người sau này là kiến trúc sư thiết kế lại nước Nhật sau chiến tranh)
 
Last edited:

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
31
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Và trong cuộc chiến khuất phục nước Đại đế quốc Nhật bản, quốc gia đóng vai trò chủ đạo và quyết định chính là Mỹ
 
  • Like
Reactions: Thái Minh Quân
Top Bottom