Văn 8 Ngắm trăng

0972327014

Học sinh mới
Thành viên
9 Tháng chín 2018
18
0
16
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI :
NGẮM TRĂNG – ĐI ĐƯỜNG
(Hồ Chí Minh)

Đọc - tìm hiểu văn bản:
(tìm hiểu lần lượt từng bài)
A. Ngắm trăng
1. Bố cục?
(Giới hạn và nội dung chính của từng phần)
2. Hoàn cảnh ngắm trăng trong tù của Bác.
-Em có nhận xét gì về đề tài ngắm trăng trong thơ?
- Bác đã ngắm trăng, cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong một hoàn cảnh, điều kiện như thế nào? Có giống như người xưa thường hay uống rượu thưởng trăng không?
- Em hãy so sánh giá trị biểu ý và biểu cảm của câu thơ thứ hai trong bản dịch thơ và trong nguyên tác?
-Hai câu thơ đầu thể hiện điềugì?
3. Một cuộc vượt ngục tinh thần đặc biệt.
? Câu thơ thứ ba thể hiện điều gì? Có ý kiến cho rằng, bài thơ "Ngắm trăng" là một cuộc vượt ngục tinh thần bằng thơ của Bác. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao? So sánh câu thơ dịch và nguyên tác?
- Điều thú vị ở câu thơ cuối là gì? Trăng ở đây có phải là một hiện tượng thiên nhiên vô tri, vô cảm? Giữa trăng và người tù có mối quan hệ như thế nào?
- Em hãy so sánh nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh ở hai câu chữ Hán so với hai câu thơ dịch?
-Theo em, điều làm người đọc xúc động sâu sắc nhất sau khi đọc hai câu thơ cuối cũng nhưcả bài thơ này là gì?
( Nêu cụ thể và có dẫn chứng từ văn bản)
4. Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ?
⁃ Từ ngữ được sử dụng đặc sắc?
⁃ Biện pháp nghệ thuật được vận dụng và hiệu quả nghệ thuật?
( Nêu cụ thể và có dẫn chứng từ văn bản)
B. Đi dường
1. Bố cục?
(Giới hạn và nội dung chính của từng phần)
2. Nỗi gian lao của người đi đường:
- Câu thơ đầu bài thơ nói lên điều gì?Em có nhận xét gì về câu thơ dịch so với nguyên tác?
- Câu thơ thứ hai muốn nói gì? Ở câu thơ này có hình ảnh nào đáng chú ý?
3. Niềm vui của người đứng trên cao ngắm cảnh:
-Theo em, câu thơ thứ ba có gì mới so với hai câu thơ đầu?
-Câu thơ thứ tư thể hiện điều gì? Tư thế của người đi đường ở đây như thế nào?
-Hình ảnh con đường núi ghập ghềnh hiểm trở và người ngắm cảnh trên đỉnh núi cao gợi cho các em những liên tưởng gì về con đường đời và con đường cách mạng?
( Nêu cụ thể và có dẫn chứng từ văn bản)
4. Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ?
⁃ Từ ngữ được sử dụng đặc sắc?
⁃ Biện pháp nghệ thuật được vận dụng và hiệu quả nghệ thuật?
( Nêu cụ thể và có dẫn chứng từ văn bản)
( GIÚP MÌNH VỚI CAC CẬU Ạ>< VÃ LẮM RỒI )
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
A. Ngắm trăng
1. Bố cục?
(Giới hạn và nội dung chính của từng phần)
- Bố cục: 2 phần:
+ Phần 1:
Ngục Trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
=> Hoàn cảnh tù đày gian khổ nhưng không ngắn được tâm trạng xốn xang, ngẩn ngơ của người tù trước cảnh đẹp đêm trăng.
+ Phần 2:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
=> Trăng và người chủ động đên với nhau, tình cảm tri âm tri kỉ giữa người và trăng.
- Bác đã ngắm trăng, cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong một hoàn cảnh, điều kiện như thế nào? Có giống như người xưa thường hay uống rượu thưởng trăng không?
- Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh ở trong tù, điều kiện khó khăn, thiếu thốn,
- Bác ngắm trăng không giống như người xưa, không rựu, không hoa, không có không gian mà chỉ ở trong tù, hướng mắt qua song sắt để ngắm vẻ đẹp huyền ảo của trăng.
Hai câu thơ đầu thể hiện điềugì?
- Hoàn cảnh tù đày nhưng tâm trạng hòa mình vào thiên nhiên là chưa bao giờ dừng lại với bác.
Điều thú vị ở câu thơ cuối là gì? Trăng ở đây có phải là một hiện tượng thiên nhiên vô tri, vô cảm? Giữa trăng và người tù có mối quan hệ như thế nào?
Câu thơ cuối: Nguyệt tòng song khích khác thi gia.
Trăng là một hiện tượng thiên nhiên nhưng không hề vô tri, vô cảm mà ngược lại còn là người bầu bạn, tâm sự với nhà thơ khi ở trong tù.
Giữa trăng và người có mối quan hệ tri âm tri kỉ.
⁃ Biện pháp nghệ thuật được vận dụng và hiệu quả nghệ thuật?
- Nhà tù và cái đẹp, ánh sáng và bóng tối nhà tù, vầng trăng và người nghệ sĩ lớn, thế giới bên trong và ngoài nhà tù.
- Sự đối sánh, tương phản vừa có tác dụng thể hiện sức hút những vẻ đẹp khác nhau, vừa thể hiện hô ứng, vân đối thường thấy trong thơ truyền thống.
-Theo em, điều làm người đọc xúc động sâu sắc nhất sau khi đọc hai câu thơ cuối cũng nhưcả bài thơ này là gì?
- Bài thơ vừa tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên, của trăng và tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù.
- Trong tù, không rựu cũng không hoa, không gian tù túng, chật hẹp nhưng chưa bao giờ ngắn được tình yêu thiên nhiên giữa người và trăng, dù chỉ qua song sắt nhưng tình yêu quý nhau lại đến chừng nào.
- Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ hết sức ngộ nghĩnh và chi tiết ấy cũng như an ủi, bầu bạn cùng nhà thơ trong gia đoạn khó khăn cho thấy tình bạn đẹp giữa người với trăng nói riêng và thiên nhiên nói chung.
Bạn hạn chế đăng nhiều câu hỏi trong một lần nha ^^
 
  • Like
Reactions: Ánh 01
Top Bottom