Newton cũng thua chứng khoán

T

thefool

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sau khi gặt hái những thành công khoa học rực rỡ, nhà toán học, vật lý học lỗi lạc Issac Newton đã đầu tư tài sản của mình vào công ty South Sea Bubble và gần như đã sạt nghiệp vì trò chơi mạo hiểm này.

Thời điểm 1/1/1720, mức giá cổ phiếu South Sea Bubble là 128 bảng. Đến ngày 24/6 năm đó, cổ phiếu đạt mức 1.050 bảng. Mọi người đều săn lùng, tuy nhiên sau đó ba tháng cổ phiếu South Sea Bubble bị vỡ hơi. Tháng 12, nó trượt lại về giá 128 bảng.

Bộ óc vĩ đại của Sir Isaac Newton đã quyết định bán những cổ phiếu South Sea Bubble vào thời điểm tháng 4 và được lời gấp đôi. Nhưng sau đó ông dồn vốn mua lại những cổ phiếu đó khi chúng đang ở mức giá đỉnh chót để rồi chịu thua mất trắng khoảng 20.000 bảng (tương đương với khoảng 3 triệu USD giá trị ngày nay).

Sau khi chút nữa thì sạt nghiệp, ông than: "Tôi có thể đo đạc được lực chuyển động của các thiên thần, nhưng chẳng thể nào đo đạc được sự điên rồ của con người".

Kennedy ra tay

Năm 1929, nước Mỹ đã chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Nhiều người dân đang nắm giữ nhiều danh mục đầu tư cổ phiếu khi gặp khủng hoảng kinh tế đã nhận thấy rằng những cổ phiếu họ đã bỏ tiền, nhiều tiền ra mua có giá trị không hơn một mớ giấy lộn.

Thực tế đó đã cảnh tỉnh những nhà đầu tư nghiệp dư rằng không phải một cơ hội đầu tư chứng khoán nào cũng khiến cho bạn giàu có. Khi thị trường chứng khoán được mở rộng tạo cơ hội đầu tư đến với nhiều người thì đó cũng là khi thông tin trở nên hỗn tạp. Giữa một biển thông tin đó, nhiều công ty trên thị trường phi tập trung (OTC) có thể "đánh bóng" thương hiệu của mình nhằm nâng giá cổ phiếu khiến cái giá đó cao gấp nhiều lần giá trị thực tế.

Tuy nhiên, bởi thiếu thông tin và thiếu kiến thức nên nhiều người không ngại ngần mua vào những cổ phiếu đó mà không biết rằng đồng tiền họ trả là thật nhưng giá trị cổ phiếu họ đang cầm là ảo. Nhìn thấy được tình trạng thật giả lẫn lộn đó, với mong muốn giảm thiểu rủi ro và bảo vệ những nhà đầu tư nhỏ lẻ, ông Joseph Patrick "Joe" Kennedy, Sr. (cha của cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy) đã chỉ thị cho ra đời SEC - Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (Securities and Exchange Commission).

Sau đó được sự hậu thuẫn của Tổng thống Franklin D. Roosevelt và với tư cách là một trong những nhà đầu tư giàu có và quyền lực nhất, chính Joseph Patrick Kennedy đã được chỉ định giữ ghế chủ tịch SEC.

SEC ra đời với chức năng quản lý thông tin, buộc các công ty và người môi giới phải đưa ra những thông tin xác thực về tình hình tài chính của công ty đó nhằm định giá cổ phiếu ở một mức giá hợp lý. Việc làm đó sẽ giúp những nhà đầu tư nhỏ lẻ không bị nhiễu thông tin và không bị lường gạt bởi những khoản đầu tư tệ hại đang cố được "đánh bóng" và chào bán ra công chúng bởi những kẻ bất lương.

Sự nhiễu loạn thông tin đó mà không được kiểm soát bởi những cơ quan có quyền lực thì nó sẽ đem lại thảm hoạ tài chính cho bất cứ nhà đầu tư nào, kể cả đối với những người thông minh nhất.

Năm 1932, thị trường chứng khoán Mỹ đã được thắt chặt hơn với Luật Chứng khoán. Một năm sau, nó được bổ sung thêm Luật Giao dịch chứng khoán nhằm buộc các công ty phát hành cổ phiếu phải đưa ra nguồn thông tin minh bạch và nghiêm cấm việc quảng cáo sai lệch nhằm bảo vệ nhà đầu tư.

Để có thể công bố và phát hành cổ phiếu nhằm gọi thêm vốn cho công ty, SEC yêu cầu sự minh bạch bằng những thủ tục khắt khe về niêm yết và thông tin nhằm giảm thiểu tối đa những thông tin ảo gây sai lệch mức giá thực của cổ phiếu.
 
Top Bottom