{NEW} Văn mẫu lớp 9

D

doigiaythuytinh

Phân tích: bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bài làm:

1) Mở bài:
- Phạm Tiến Duật quê ở tỉnh Phú Thọ.
- Thơ của ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên tinh nghịch và sâu sắc, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính trên tuyến đường Trường Sơn.
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” viết vào năm 1969, trích từ tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”
- Nghệ thuật: Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ, song nổi bật nhất là giọng điệu thơ giàu tính khẩu ngữ. Từ đó, khắc họa hình ảnh sáng tạo độc đáo những chiếc xe không kính và làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan dũng cảm vào thời kì chống Mĩ.
2) Thân bài:
a) Hình ảnh những chiếc xe không kính
- Câu thơ mở đầu gần với văn xuôi, có tính chất như một lời giải thích:
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
- Nguyễn nhân kính vỡ: “bom giật bom rung”
- Với nghệ thuật điệp ngữ, nhịp thơ 2/2/4, gợi lên không khí ác liệt của chiến trường.
- Bom đạn của chiến tranh làm cho chiếc xa biến dạng, trần trụi hơn: “Không có kính…có xước”
Đây là một hình ảnh thực, giọng thơ thản nhiên nhằm gây sự chú ý về vẻ khác lạ của chiếc xe. Trong quân sự, không có kính chắn gió không hiếm trong chiến tranh nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàn và tinh nghịch, thích cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mĩ.
b) Từ hình ảnh những chiếc xe không kính, nhà thơ đã làm nỏi bật những phẩm chất cao đẹp của người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ.
- “Ung dung…..nhìn thẳng”
- Biện pháp đảo ngữ, điệp ngữ, từ láy “ung dung” đã làm nổi bật tư thế hiên ngang, dũng cảm.
- Từ “nhìn” lặp lại nhiều lần. Lúc đó, các chiến sĩ đang quan sát đường đi và quan sát máy bay, nhìn thẳng vào nhiệm vụ, vào mục đích chiến đấu. Điều đó chứng tỏ các anh rất tự tin, quyết tâm vượt qua gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ của mình
- Xe không kính, người lính phải trực tiếp tiếp xúc với thế giới bên ngoài: “Không có kính…”
- “Gió” “mắt đắng” do thiếu ngủ và do ảnh hưởng của gió làm cho mắt của người chiến sĩ bị ảnh hưởng nhưng họ vẫn cảm nhận được tốc độ lao nhanh của xe “chạy thẳng vào tim”. Câu thơ cho ta thấy con đường thực trước mắt được tác giả nâng lên thành con đường lí tưởng, con đường cách mạng, con đường ở trong tim.
- Ngày cũng như đêm, thiên nhiên luôn ở sát bên các anh, làm bạn giúp các anh có thêm niềm vui, quên đi nỗi khó khăn vất vả.
- Đối diện với khó khăn, nguy hiểm càng ngời sáng những phẩm chất cao đẹp của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn:
“Không có kính….như người già”
“ Không có kính….như ngoài trời”
- Những câu thơ trên có cấu trúc lặp thể hiện được giọng điệu tự tin pha chút ngang tàn, thái độ bất chấp, phớt lờ khó khăn, coi thường nguy hiểm.
- Dù hoàn cảnh khó khăn là vậy nhưng tinh thần đấu tranh của các anh vẫn vững vàng, không hề lay chuyển:
“Chưa cần rửa…cười ha ha”
“Chưa cần thay….khô mau thôi”
- Câu thơ thể hiện tinh thần lạc quan, trẻ trung, sôi nổi
- Nhịp thơ lắng lại, người chiến sĩ đang nói về đồng đội cũng như đang tự nói với chính mình:
“Những chiếc xe…..vỡ đi rồi”
- Cụm từ “từ trong bom rơi” là hình ảnh những chiếc xe từ trong ác liệt, từ trong chiến tranh, từ trong cái chết trở về. Chính vì thế, cái “bắt tay qua cửa kính” càng đầy ý nghĩa: thắm tình đồng đội, chia sẻ gian lao.
- Tiểu đội lái xe đã hợp thành một gia đình. Tiêu chuẩn của gia đình lái xe thật ngộ nghĩnh mà cũng thật đáng yên: chỉ cần ăn với nhau một bát cơm, chung nhau đôi đũa; họ đã là người một nhà
“Bếp Hoàng Cầm….xanh thêm”
- Cuộc sống chiến đấu thiếu thốn, gian khổ nên mọi thứ đều tạm bợ từ cái ăn đến cái ngả lưng; nhưng cách nhiền, cách nghĩ thì vô cùng lạc quan sâu sắc.
- Điệp ngữ “lại đi” diễn tả những người lính vẫn tiếp tục nhiệm vụ, tiếp tục chiens đấu để “trời xanh thêm”, để đất nước được hòa bình thống nhất.
- Khổ thơ cuối cùng có kết cấu đối lệp giữa cái không và cái có”
“Không có kính…. Trái tim”
- Xe không kính….từ “không” được nhắc lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh sự biến dạng trần trụi của xa đồng thời cũng cho thấy sự gắn bó của câu thớ với lời ăn tiếng nói đời thường; xe vẫn chạy chỉ cần trong xe có một trái tim. Đó là trái tim của một con người, quyết chiến đấu vì mục đích cao cả: giải phón miền nam thân yêu. Đó là một lí tưởng chiến đấu cao đẹp của thế hệ thanh niên thời chống Mĩ.
3) Kết bài:
- Hình ảnh thơ độc đáo, giọng điệu thơ nghịch ngơm, ngang tàn tàn. Chất thơ được tỏa ra từ thực tế cuộc chiến đấu từ niềm vui sống của con người thời đại , đã khắc họa đậm nét hình ảnh những chiếc xe không kính và những phẩm chất cao đẹp của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa
 
D

doigiaythuytinh

Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận

1) Mở bài:
- Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê ở Hà Tĩnh. Sau cách mạng, thơ Huy Cận chủ yếu ca ngợi cuộc sống mới, con người mới. Ông đã từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng và là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại.
- Tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” viết vào năm 1958 khi tác giả có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng nam.
- Nghệ thuật: bài thơ có nhiều hình ảnh liên tưởng tưởng tượng phong phú.
- Nội dung: bài thơ ca ngợi biển quê hương giàu đẹp, ngợi ca tinh thần phấn khởi, hăng say lao động của con người mới, xây dựng cuộc sống mới. Qua đó, tác giả bộc lộ niềm vui, niềm tự hào trước đất nước và cuộc sống.
2) Thân bài:
a) Mở đầu bài thơ, tác giả tái hiện cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

- Một khối lửa khổng lồ từ từ lặng xuống biển khơi hắt lên những tia nắng cuois cùng tạo nên một ánh chiều hoàng hôn trên biển vừa lãng mạn, vừa tràn đầy sức sống.
- Hình ảnh nhân hóa: “Sóng đã cài then đêm sập cửa”, vũ trụ như ngôi nhà lớn mà màng đêm là cáh cửa, làn sóng là những then cài.
- Cả hai câu thơ đầu là màng đêm xuống, vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi yên tĩnh. Biển cả trở nên bí hiểm, mênh mông đầy thách thức.
- Đối lập với không gian ấy là cảnh “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơ” gợi tả cuộc sống khẩn trương không có thời gian nghỉ ngơi của người dân chài.
- Từ “đoàn thuyền đánh cá” và từ “lại” gợi tả một công việc được lặp đi lặp lại thường nhật, nhịp điệu lao động của người dân chài ổn định, đi vào nề nếp hòa bình.
- Hình ảnh thơ lãng mạn “Câu hát căng buồm” thể hiện những niềm phấn khởi, hăm hở, hăng say của người dánh cá.
Như vậy, người dân chài ra khơi đánh cá nhờ buồm của gió và buồm của lòng người. Câu hát và gió là lực căng cánh buồm đẩy thuyền ra khơi xa, băng băng trên sóng nước. Thiên nhiên và con người hòa vào nhau.

b) Khổ thơ thứ hai là hình ảnh so sánh, ẩn dụ “như đoàn thoi” “cá bạc” “dệt biển” “dệt lưới”, đó là một liên tưởng phong phú. Nội dung lời hát ca ngợi, gởi bắm khao khát bắt được nhiều cá, lời hát như lời mời gọi cá vào lưới thân thiết, mời gọi mọi người bắt tay vào lao động:
“Hát rằng……
……….đoàn cá ơi!”
c) Ở khổ thơ thứ ba, tác giả sử dụng hình ảnh thơ kì vĩ, khoáng đạt, đầy chất thơ. Gợi tả đoàn thuyền ra đi có gió làm lái, có trăng làm buồm, khi lướt gió vào đại dương, khi chạm vào mây trời. Chứng tỏ thiên nhiên và con người như hòa quyện vào nhau tạo nên một vẻ đẹp thần tiên.
- Hình ảnh “Ra đậu dặm xa dò bụng biển” và “dàn đang thế trận “ cho ta thấy con người lao động làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển cả, tự tin khai thác tiềm năng của biển cả:
“Thuyền ta ……….vây giăng”
d) Khổ thơ thứ tư tiếp tục vẽ nên cảnh biển đẹp, biển giàu. Bằng biện pháp liệt kê và điệp ngữ , khổ thơ gợi lên một sự phong phú đa dạng giàu có và nhiều chủng loại của sản vật.
- Hình ảnh thơ giàu sức gợi tả, gợi cảm. Cá song có vẩy đen, vẩy hồng lượn mình uyển chuyển dưới ánh trăng như một ngọn đuốc lung linh đầy màu sắc. Đuôi cá quẫy vào ánh trăng tạo nên một vẻ đẹp huyền diệu.
- Hình ảnh nhân hóa “đêm thở sao lùa”, tiếng sóng vỗ rì rào và nhịp thủy triều lên xuống là nhịp thở đêm của biển cả. Sao phản chiếu xuống mặt nước, từng đợt được sóng lùa, xô vào bãi cát:
“Cá nhụ………Hạ Long”
e) Khổ thơ thứ năm là lời hát gợi tả công việc đánh bắt cá vất vả mà thi vị của người dân chài và lời ca ngợi biển quê hương:
“Ta hát bài ca ……..buổi nào”
- Biện pháp điệp ngữ :”ta” được lặp lại gợi lên niềm lạc quan phấn khởi hăng say lao động, hình ảnh thơ lãng mạn, giàu sức liên tưởng: “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”
- Câu thơ diễn tả vầng trăng in bóng xuống biển, ánh trăng tan ra theo nhịp sóng vỗ vào mạn thuyền như thể trăng đã gõ nhịp đuổi cá vào lưới. Công việc dù là vát vả thế nhưng những người đánh cá vẫn thấy vui
- Hình ảnh so sánh: biển như lòng mẹ Tác giả cho người đọc thấy rằng biển bao dung độ lượng, nhân hậu, nuôi sống con người, đem lại hạnh phúc ấm no cho họ như lòng mẹ bao la.
- Lời hát ngợi ca biển quê hương, thể hiện tình yêu biển, lòng biết ơn biển, tự hào vè sự giàu đẹp của biển cả.
f) Khổ thơ thứ sáu tiếp tục tái hiện hình ảnh người lao động và thành quả lao động của họ:
“Sao mờ kéo lưới………..đón nắng hồng”
- Hình ảnh sao mờ gợi tả thời gian lúc gần sáng.
- Cụm từ “kéo lưới” “kịp trời sáng” cho thấy người lao động làm việc khẩn trương nhiệt tình, hăng say.
- Hình ảnh “kéo xoăn tay” đặc tả vẻ đẹp người lao động, cánh tay rắn chắc, bắp thịt cuồn cuộn nỏi lên, bức tranh ngư dân đầy sức sống , vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động mới.
- Hình ảnh tả thực, ẩn dụ, tượng trưng: “chùm cá nặng” là mẻ cá đầy lưới, một mùa cá bội thu, thành quả lao động tốt đẹp.
- “Vẩy bạc đuôi càng”, đó là màu sắc cá dưới rạng đông tuyệt đẹp, cá có giá trị to lớn như bạc (ở đây là giá trị vật chất).
g) Sau cùng là cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
“Câu hát …….dặm phơi”
- Điệp khúc “câu hát căng buồm” được lặp lại chẳng khác nào một khúc ca khải hoàn của người chiến thắng, chiến thắng của con người trước thiên nhiên kì vĩ. Người đánh cá ra đi với niềm phấn khởi hào hứng, xong lại trờ về cùng với tinh thần hăm hở ấy.
- Hình ảnh “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” là một sự chạy đua của con người cùng thời gian.
- Hai câu thơ cuối là hình ảnh gợi cảm, một ngày mới đang lên, một ngày mới bắt đầu  Cuộc sống mới hạnh phúc.
- Hình ảnh “mắt cá huy hoàng” : đó là cảnh bội thu, được mùa và cũng là cảnh sống ấm no, hạnh phúc của người dân chài.

3) Kết bài:
- Với bút pháp lãng mạn bay bổng, bài thơ có nhiều sáng tạo độc đáo, âm hưởng thơ khỏe khoắn, nhà thơ Huy Cận đã viết nên một bài ca ca ngợi cuộc sống mới, con người mới; là một bức tranh thiên nhiên đẹp, tráng lệ hài hòa với con người lao động.
Đó chính là niềm tự hào, niềm vui về cuộc sống mới trên Tổ quốc, quê hương thời kì miền Bắc xây dựng CNXH
- Rút ra bài học. [..]
 
D

doigiaythuytinh

Suy nghĩ của em về “Nói với con” của Y Phương.

Dàn ý:

1) Mở bài:
- Y Phương là người dân tộc Tày tình Cao Bằng. Thơ của ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
- Tác phẩm “Nói với con” được in trong tập Thơ Việt Nam 1945-1985.
- Lời thơ giàu hình ảnh gowijc ảm.
- Thể hiện tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng, cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương.
2) Thân bài:
- Bài thơ có 28 câu thơ tự do, câu ngắn nhất 2 chữ, dài nhất 10 chữ; phần nhiều là những câu thơ 4,5 chữ; lại có câu thơ cất lên như một khẩu ngữ nhưng rất đậm đà, thấm đẫm tình cha. Lời thơ có cách biểu cảm chân tình, mộc mạc.
- Mở đầu bài thơ là một khung cảnh ấm áp của một gia đình hạnh phúc, tràn đầy niềm vui: “Chân phải…tiếng cười”
- Hiện lên trước mắt ta là một em bé đang chập chững tập đi, đang bi bô tập nói.Lúc thì sà vào lòng mẹ, khi lại níu lấy tay cho. Trong đoạn thơ, từ “bước” được nhắc đến nhiều lần, hình thức điệp ngữ như thể nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật bức tranh của một gia đình hạnh phúc : đôi vợ chồng trẻ và đứa con thơ đầu lòng.
- Tràn ngập những vần thơ là tình yêu thương con, là niềm tự hào đối với quê hương, xứ sở: “Người đồng mình…tấm lòng”
- “Đan lời” để đánh cá, đó là dụng cụ của người dân miền núi. Dưới bàn tay của người tày, những nan nứa, nan trúc, nan tre đã trở thành “nan hoa”. Vách nhà không chỉ ken bằng gỗ mà còn được ken bởi “câu hát”. Rừng đâu chỉ cho nhiều gỗ quí, cho măng, cho lâm snar quí mà còn “cho hoa”. Con đường đâu chỉ đi ngược về xuôi, lên non xuống biển mà còn “cho những tấm lòng” nhân hậu bao dung, đó là con đường tình nghĩa. Tất cả những điều đó là những hình ảnh đẹp, con trưởng thành trong cuộc sống lao động vui tươi trong tình cảm của quê hương gắn bó.
- Sung sướng ôm con thơ vào lòng, nhìn con khôn lớn, suy ngẫm về tình nghĩa làng bản quê nhà, nhà thơ nghĩ về cội nguồn của hạnh phúc:
“Cha mẹ….trên đời”
- Trong bao gian khổ, khó khăn thử thách, bao niềm vui nỗi buồn của cuộc đời, trải dài theo năm tháng, bà con quê hương mình “người đồng mình” đã rèn luyện, đã hun đúc ý chí:
“Cao đo….chí lớn”
- Câu thơ có 4 chữ đúc kết một thái độ, một phương châm ứng xử cao quí. Các từ ngữ: “cao đo”, “xa nuôi” đã thể hiện một bản lĩnh sống đẹp của dân tộc Tày, của con người VN.
- Cha nói với con cũng là dạy cho con bài học đạo lí làm người. Quê hương sau những năm chiến tranh chưa giàu đẹp nên con phải biết gắn bó với quê hương; phải lao động siêng năng, cần cù, sáng tạo để xây dựng. “kê cao quê hương”:
“Dẫu làm sao….không lo cực nhọc”
- Đoạn thơ sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những thành ngữ dân gian, điệp ngữ “sống” ba lền vang lên đã khẳng định một tầm thế, một bản lĩnh, một dáng đứng, điều mà cha “vẫn muốn” và hy vọng ở con.
- Để phản ánh bản chất giản dị, mộc mạc của người dân quên chân lấm tay bùn quanh năm. Với cách nói cụ thể, hình ảnh cụ thể, tác giả đã khẳng định và ngợi ca tinh thần cần cù, chịu khó trong lao động, sống giản dị chất phác thật thà:
“Người đồng mình…..làm phong tục”
- Lời cuối “Nói với con” càng trở nên tha thiết. Cha nhắc nhở con khi lên đường không bao giờ được sống tầm thuonwfg, nhỏ bé trước thiên hạ. Phải biết giữ lấy cốt cách giản dị, mộc mạc của người dân lao động:
“Con ơi tuy…..nghe con”
- Gợi lên trước mắt ta một không khí gia đình ấm áp tình cha con. Chính lời khuyên của cha là một niềm tin, một hành tranh vững chắc để con bước vào đời.
3) Kết bài:
- Nghệ thuật: bài thơ có bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt lời thơ tự nhiên. Nhan đề bài thơ bình dị, lời thơ và chất thơ rất hồn nhiên. Những yếu tố đó đã cho bạn đọc thấy được tình cảm cha con thật thắm thiết, sâu đậm và đặc biệt là niềm tự hào đv truyền thống của quê hương.
- Liên hệ bản thân

Bài làm (trích từ “tài liệu ôn thi vào 10”)

Nhà thơ Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc tày, sinh 1948 quê ở huyện Trung Khánh tỉnh Cao Bằng. Từ năm 1993, ông là chủ tịch hội văn học nghệ thuật Cao Bằng. Thơ của ông phản ánh tâm hồn chân thực, mạnh mẽ, trong sáng cùng cách tư duy giàu hình ảnh của người dân miền núi. Lòng yêu con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đàng và ngày càng phát huy truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, của quê huonwg vốn là một tình cảm cao quý của con người VN từ bao đời nay. Bài thơ “Nói với con” của Y Phương cũng nằm trong mạch nguồn cảm hứng ấy:
“Chân phải bước tới cha
…..
Nghe con”
Bài thơ đã mượn lời người cha tâm tình với con đẻ nhắc nhở về cuội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Qua đó, bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và phẩm chất tốt đẹp của dân tộc mình, quê hương mình.
Bài thơ có bộ cục 2 phần: phần 1 từ dầu đến “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”, con lớn lên trong tình yêu thương, nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống cần lao của quê huonwg. Phần còn lại là lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc và truyền thống tốt đẹp của quê hương, niềm mong ước thiết tha các con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy. với bố cục như vậy, bài thơ đi từ tình cảm gia đình rồi mwor rộng, nâng cao thành tình cảm quê hương đất nước. Từ những kỉ niệm gần gũi gắn bó với mỗi con người mà nâng lên thành lẽ sống chung. Chủ đề của bài thơ được tác giả dẫ dắt và thể hiện rất tự nhiên; tuy đậm chất riêng tư nhưng có ý nghĩa khái quát. Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là vô hạn. Các con lớn lên từng ngày trong tình cảm thiêng liêng ấy. Ở 4 câu thơ đầu, bằng những hình ảnh cụ thể, mộc mạc mà nhà thơ đã tạo nên một không khí gia đình ấm áp, quấn quýt:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mạ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”
Từng bước của con, từng tiếng nói, từng tiếng cười đều được cha mẹ chi chút mừng vui đón nhận. Đứa con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, sự nâng đón và chờ mong của cha mẹ.
Không chỉ có vậy mà đứa con còn được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên mơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Câu thơ bật thốt từ tráng tim nghĩa nặng, tình sâu:
“ Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”
Cuộc sống lao động cần cù tươi vui của người đồng bào dân tộc được nhà thơ miêu tả qua các hình ảnh thật đẹp: “đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát”. Các động từ “cài” “ken” vừa miêu rả cụ thể công việc lao động, vừa nói lên sự gắn bó, quấn quýt của con người quê hương.
Rừng núi cũng thật mơ mộng và nghĩa tình: “Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng”
Thiên nhiên đã cho chở cho con người cả về tâm hồn lẫn lối sống. Rừng đâu chỉ cho gỗ quí mà còn “cho hoa”. Con đường đây chỉ để đi ngược về xuôi mà còn “cho những tấm lòng”, đó là con đường tình nghĩa. Với Y Phương, con đường mà anh nói là hình bóng thân thuộc của quê huonwg và còn là con đường để đưa con đến mọi chân trời.
Cha tự hào về người đồng mình, sống vất vả và mạnh mẽ, phóng khoáng và gắn bó sâu nặng với quê hương dẫu có cực nhọc, đói nghèo. Người cha mong con thủy chung với quê hương, biết chấp nhập và vượt qua gian nan, thử thách bằng ý chí, niềm tin vững chắc:
“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu ý chí, nghị lực. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tôm hồn, về khí phách. Họ mong ước xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp. Chính những con người ấy bằng sự lao động cần cù đã tạo nên những phong tục tốt đẹp của dân tộc và quê hương:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”
Người cha mong ước con phải biết ơn và tự hào về dân tộc mình, quê hương mình để đủ tự tin, sức mạnh vững bước trên đường đời:
“Con ơi, tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé
Nghe con”
Bài thơ có bố cục chặt chẽ, cách dẫn dăt tự nhiên, giọng điệu thiết tha trìu mến thể hiện rõ nhất ở các câu thơ mang ngữ điệu cảm thán:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi”
“Người đồng mình thương lắm con ơi”
ở những lời tâm tình, dặn dò tha thiết: “dẫu làm sao thì cha vẫn muốn”; “chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”; “con ơi tuy thô sơ da thịt”; “lên đường” “không bao giờ nhỏ bé được” “nghe con”. Tác giả đã xây dựng thành công hình tượng thơ cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc và giàu chất thơ, mang đậm sắc thái hồn nhiên gợi cảm, chân thực của thơ ca miền núi.
Nói tóm lại, “Nói với con” của Y Phương đã thể hiện được điều tâm huyết nhất của người cha muốn truyền lại cho con. Đó là lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bì với truyền thống tốt đẹp của quê hương và niềm tin vững chắc khi bước vào đời. Qua bài thơ, ta còn cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái nói chung và tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả nói riêng.
 
B

baby_girl96

aj cứu ma mới này zới e mới tham gia và cần chỉ một đề mà trong đây ko aj post cả
đề la` tưởng tượng 20 nam sau vao` 1 ngay` he` em về thăm trưưòng cu~ hay~ viet' la' thu cho mot ngưòi ban than kể vê` chuyen di do'

lưu y': minh` fai? ta/ hơi nhiều cah trường rui` thí dụ mih` còn đóng góp jk cho trường trước khi ra vê`
 
Last edited by a moderator:
B

baby_girl96

có ai có thể giúp e làm đề này được không

đề:hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm "bài thơ về tiểu đội xe không kính " của Phạm tiến duật.viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó:D:confused:giúp em với nha
 
Top Bottom