1. Lão Hạc bán cậu vàng:
Trước khi đưa ra ý định bán Vàng, lão Hạc đã nhắc đi nhắc lại ý định này của mình. Điều này giúp ta thấy lão đã suy tính, đắn đo nhiều lắm. Lão coi việc này thật là hệ trọng bởi “ cậu Vàng” là người bạn thân thiết, gắn bó với mình suốt bao nhiêu năm qua. Vàng với cái nhân xưng trìu mến "cậu" đã giúp chúng ta phần nào nhận ra vai trò quan trọng của nó trong cuộc đời ông lão cô đơn này. Sau khi bán “cậu Vàng”, lão Hạc cứ day dứt, ân hận vì già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Cả đời, ông già nhân hậu này nào đã lỡ lừa ai. Bộ dạng, cử chỉ lão Hạc khi kể lại với ông giáo chuyện bán chó đã thể hiện hết nỗi day dứt này khi ''cố làm ra vẻ vui vẻ''. "Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…" Muôn vàn ân hận và đau đớn. Lão tự trách bản thân mình bội bạc, đi lừa chú chó yêu quý của mình. Chi tiết này đã khiến cho chúng em nhận ra rằng hóa ra trên đời này lại có những con người tình nghĩa đến vậy. Có những người mà lương tâm trong sạch của họ bị dằn vặt đến tận cùng bởi những hành động sai trái xuất phát mà nguyên nhân từ chính cuộc sống chứ không phải từ nơi họ. Tình cảm chân thật đến lạ lùng dù cho ông có cố dấu đi. Con người như thế sống trong bất hạnh và kết thúc trong bất hạnh. Chi tiết bán cậu vàng là chi tiết quan trọng trong tác phẩm thể hiện rõ vẻ đẹp nhân phẩm của người nông dân nghèo trong hoàn cảnh khốn cùng. Thông qua chi tiết này chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về đời sống tình cảm con người cũng như có cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống khốn khổ con người thời bấy giờ.
2. Cái chết lão Hạc:
Trong truyện Lão Hạc đã chết bất ngờ trong sự nghèo đói, túng quẫn, cái chết đó hậu quả của một xã hội phong kiến mục nát. Cái chết dữ dội, đau đớn, sống trên đời có nhiều cái chết nhẹ nhàng nhưng Lão Hạc lại chọn cái chết thật đau đớn như một lời tạ lỗi với cậu Vàng - kỉ vật người con trai. Có lẽ cái chết tuy đau đớn về thể xác nhưng chắc chắn sẽ đem đến sự thanh thản trong tâm hồn của lão. Cái chết là lời tố cáo trức tiếp về xã hội phong kiến bất công, tàn ác, xấu xa đã chà đạp lên số phận đau thương của bao mảnh đời bất hạnh. Xã hội đó đẩy con người và bức chân đường cùng không lối thoát khiến họ phải tìm đến cái chết để tự giải. Thông qua cái chết đó ta càng kính trọng những phẩm chất tốt đẹp, nhân cách cao quý người nông dân: chất phác, hiền lành, sống có tình có nghĩa. Ta thương tiếc xót xa trước cảnh đời bi thảm của người nông dân trong chế độ cũ. Cái chết của Lão Hạc mang đậm màu sắc bi thương, một mảng màu tối nhưng khiến người đọc có thêm niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người trước hoàn cảnh nghiệt ngã. Tất cả đã làm nên giá trị nhân văn sâu sắc mà tác giả đã gửi gắm vào truyện ngắn này.