Sử 7 nêu những sự kiện trong quá trình chống giặc ngoại xâm ở Biên Hòa-Đồng Nai

M

minhtuan250802

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cho em hỏi trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, ở Biên Hòa, Đồng Nai có nhiều sự kiện mở đầu cho các hoạt động cách mạng tạo nên thắng lợi chung của đất nước. Dó là những sự kiện nào?nêu ý nghĩa của từng sự kiện đó.:confused:
 
T

tieuyetdethuong1

Di tích chiến thắng La Ngà trải dài trên 9km đoạn quốc lộ 20 từ cây số 104 đến 113 qua các xã Phú Ngọc Ngọc Định và Phú Hiệp của huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Tấn công địch trên vùng Định Quán
Quốc lộ 20 được thực dân Pháp xây dựng từ đầu thứ kỷ 20, là đường giao thông chiến lược nối liền Sài Gòn với Đà Lạt, từ Đà Lạt còn có nhiều con đường nối với các tỉnh Tây nguyên đến trung Hạ Lào và xuống các tỉnh vùng duyên hải miền Trung. Ngày xưa, đoạn quốc lộ 20 qua các di tích chiến thắng La Ngà chỉ là con đường trải nhựa nhỏ bé (khoảng 5 - 6 mét) quanh co khúc khuỷu men bên sườn núi, có những đoạn dốc cao kéo dài, độ dốc trung bình từ 10 - 15 độ. Phía đông, đường dốc thoải dần xuống thung lũng, có những chỗ là vực sâu. Phía tây, đường chạy theo những triền núi cao, cách sông Đồng Nai 7km. Hai bên đường toàn rừng già, không có dân cư sinh sống. Buổi sáng có thể nhìn thấy những bãi phân voi to như chiếc rổ rải rác trên mặt đường. Buổi chiều rừng nguyên sinh tĩnh lặng đến độ người ta có thể nghe tiếng xào xạc trên các tán cây hay tiếng bước chân của các loài thú rừng. Vào mùa mưa, sương mù bao trùm cả cánh rừng làm cho môi trường càng âm u, tĩnh lặng.
Ngày nay, quốc lộ 20 được mở rộng, nâng cấp và thảm bê tông nhựa phẳng nhẵng. Cánh rừng nguyên sinh không còn nữa, thay vào đó hai bên đường là những ngôi nhà cao tầng đa màu sắc, cảnh thị tứ phố xá đông vui tấp nập. Dưới sông La Ngà, làng cá bè uốn lượng tạo những đường nét thơ mộng, trù phú. Trên các sườn đồi là cảnh công trường, nhà máy, xí nghiệp và những vườn cây ăn trái xanh tươi trĩu quả. Cầu La Ngà được xây mới cao hơn, đẹp hơn.đứng trên đỉnh cầu lộng gió nhìn về tả ngạn sông La Ngà một tượng đài cao hơn 20 mét sừng sững trên ngọn đồi Gió hiên ngang giữa mây trời, soi bóng xuống dòng sông. Đó là quần thể công viên tượng đài chiến thắng La Ngà. Nơi ghi dấu chiến công hiển hách của Chi đội 10 Liên quân 17 và Trung đội Quốc vệ đội huyện Xuân Lộc vào ngày 1-3-1948. Ngày giải phóng các địa phương trong tỉnh:
- Ngày 20-4-1975: giải phóng huyện Tân Phú, Định Quán.
- Ngày 21-4-1975: giải phóng huyện Long Khánh, Xuân Lộc.
- Ngày 28-4-1975: giải phóng huyện Thống Nhất.
- Ngày 29-4-1975: giải phóng huyện Long Thành, Nhơn Trạch.
- Ngày 30-4-1975: giải phóng thành phố Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu.
Đầu tháng 12-1947, một phân đội trinh sát đặc La Ngà - Đồng Nai, đủ cho 1.000 quân ăn trong một tuần - Giải quyết được vấn đề khó khăn về lương thực theo yêu cầu của ban chỉ huy Chi đội 10. Đầu tháng 12-1947, một phân đội trinh sát đặc biệt (nguyên là ban công tác liên thôn IX do Đỗ Thanh Tùng phụ trách) cùng cán bộ địa phương lên đường đi La Ngà. Sau nhiều ngày trinh sát, Ban chỉ huy Chi đội 10 quyết định chọn trận địa phục kích từ ki-lô-mét 104 (cách đồn La Ngà 3 ki-lô-mét về phía Sài Gòn) đến ki-lô-mét 113 (cách đồn Định Quán 2 ki-lô-mét về phía Đà Lạt). Đây là một trận địa vừa thuận lợi cho việc phục kích và vận động bất ngờ từ trên cao đánh xuống mặt đường vừa có sông Đồng Nai ở phía tây là hào chắn thiên nhiên bảo đảm cho bộ đội ta rút lui an toàn sau trận đánh.
Công tác chuẩn bị cho trận đánh được ráo riết thực hiện ngay từ đầu năm 1948. Rút kinh nghiệm trận Đồng Xoài, binh công xưởng sản xuất mìn Bazomin với lượng thuốc nhiều hơn, đủ sức phá hủy xe thiết giáp của địch. Các cán bộ, chiến sĩ của Huyện đội Xuân Lộc đã lặn lội về những buôn sóc hẻo lánh vận động đồng bào dân tộc thiểu số góp từng lon gạo, trái bắp. Công nhân các đồn điền cao su cũng tìm mọi cách vượt qua sự kiểm soát gắt gao của địch để gom góp, vận chuyển gạo đến khu vực tập kết hậu cần. Phân đội trinh sát đặc biệt của Chi đội 10 phát hiện khoảng 15 mẫu lúa rẫy đã oằn bông của đồng bào dân tộc Mạ, nhưng không ai chăm sóc (có lẽ đồng bào đã bị quân Pháp lùa vào các khu tập trung hoặc đã di chuyển vào vùng sâu), các chiến sĩ tổ chức đánh bắt cá trèng, cá lăng ở suối Sa Sả và vàm sông La Ngà, xẻ phơi khô dự trữ vài ngày. Với 15 mẫu lúa thu hoạch được của Phân đội trinh sát đặc biệt và gạo và cá khô ở ven suối Sa Sả và vàm ngã ba sông La Ngà - Đồng Nai, đủ cho 1.000 quân ăn trong một tuần - Giải quyết được vấn đề khó khăn về lương thực theo yêu cầu của ban chỉ huy Chi đội 10.
Di tích chiến thắng La Ngà (tại km số 104-113 trên quốc lộ 20 đi Đà Lạt, thuộc xã Phú Ngọc, huyện Định Quán) được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 235/VH-QĐ ngày 12-12-1986
Vào đầu năm 1948, tình hình chiến trường chống Pháp ở miền Đông Nam bộ có nhiều diễn biến phức tạp. Nhận được nguồn tin tháng 3-1948 sẽ có một đoàn xe chở các sĩ quan Pháp từ Sài Gòn lên Đà Lạt dự hội nghị quân chính, Tỉnh ủy Biên Hòa và Ban chỉ huy Chi đội 10 Biên Hòa quyết định sẽ chặn đánh đoàn xe trên nhằm phá tan luận điệu xuyên tạc của địch về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Việc chuẩn bị được tiến hành khẩn trương, đoạn đường từ cầu La Ngà đến Định Quán được chọn làm mặt trận tiêu diệt địch.
Đúng theo kế hoạch, 15g ngày 1-3-1948, đoàn xe địch lọt vào trận địa phục kích của ta. Trong gần 1 giờ chiến đấu, Chi đội 10 Biên Hòa và Đại đội liên quân 17 đã tiêu diệt được 59 xe các loại, 150 lính và 25 sĩ quan Pháp, trong đó có Đại tá Patruit, Tham mưu phó quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương; Đại tá Sérigné, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 13 quân lê dương Pháp... Ngay khi kết thúc trận đánh, ta đã tiến hành giáo dục, giải thích rõ tính chất cuộc kháng chiến cho tù binh và những người Pháp dân sự, chăm sóc cho thương binh, cung cấp lương thực và thả họ vào sáng hôm sau.
Trận đánh đã gây tiếng vang lớn trong nước và quốc tế, buộc Đại tá Thalès, chỉ huy trưởng khu vực Đồng Nai thượng phải tự sát... Để kỷ niệm sự kiện lịch sử quan trọng này, năm 1998 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đồng Nai đã xây dựng một tượng đài chiến thắng ngay tại cao điểm 100, nơi diễn ra trận giao tranh ác liệt nhất giữa ta và địch; tượng cao 15,5m, đặt trên bục 2,5m trong khuôn viên rộng hơn 5 hecta. Tượng đài sừng sững, hiên ngang hắt bóng xuống dòng sông tĩnh lặng trong cuộc sống êm ả của làng cá bè La Ngà hôm nay. Mặc dù cảnh vật đã đổi thay, nhưng trận đánh lịch sử năm xưa hội nhập vẫn mãi mãi là bài hùng ca vang vọng, thúc giục các thế hệ đi sau tiếp bước cha anh trên con đường đổi mới và chuẩn bị cho chiến dịch xuân Mậu Thân ở Biên Hòa, đồng chí Lê Đức Anh (Tham mưu Bộ chỉ huy Miền) đã đến làm việc với Thường vụ Khu ủy và Bộ Tư lệnh sư đoàn 5 tại căn cứ Bàu Sao (Trảng Bom) từ ngày 24 tháng 01 đến ngày 30 tháng 01 năm 1968. Mục đích đánh vào thị xã Biên Hòa nhằm tiêu diệt sinh lực, phá hủy kho tàng nhằm gây tổn thất nặng nề đối với quân Mỹ - ngụy; góp phần phá vỡ phòng tuyến phòng thủ của địch phía Đông Sài Gòn. Mục tiêu tấn công của quân cách mạng là Bộ Tư lệnh dã chiến 2 của Mỹ, sân bay quân sự Biên Hòa, Quân đoàn 3, Tổng kho Long Bình cùng với địa điểm như Tòa hành chánh tỉnh Biên Hòa, Ty cảnh sát...Các đơn vị tham gia tấn công Biên Hòa gồm: Sư đoàn 5 chủ lực Miền, 2 tiểu đoàn đặc công Biên Hòa, trung đoàn pháo binh Biên Hòa, đội Biệt động thị xã Biên Hòa và lực lượng vũ trang Biên Hòa.Đúng 0 giờ ngày 30 tháng 01 năm 1968, trung đoàn pháo Biên Hòa từ Hiếu Liêm pháo tập vào mục tiêu sân bay Biên Hòa, phá hủy nhiều khu vực kỹ thuật, sở chỉ huy và kho tàng… Đồng thời, đặc công Biên Hòa tấn công địch trong sân bay làm cho sân bay này không hoạt động. Sau đó, địch cho phản kích để đánh chiếm lại sân bay. Đặc công sư đoàn 5, lực lượng biệt động thị xã Biên Hòa tấn công Sở chỉ huy Quân đoàn 3. Do tình hình chiến trường căng thẳng nên cánh quân này chuyển hướng tấn công chiếm khách sạn 57 và tấn công đoàn cố vấn Mỹ.Ở mục tiêu Tổng kho Long Bình, tiểu đoàn 2 trung đoàn 5 và đặc công sư đoàn 5 tấn công vào bãi đậu trực thăng của Bộ Tư lệnh dã chiến Mỹ, gây cho địch nhiều thiệt hại. Thế nhưng, địch phản kích, Bộ chỉ huy Tiền phương tăng cường tiểu đoàn 3 sư đoàn 5 tiếp ứng. Quân giải phóng bám trụ triển khai chiến mới đấu đến ngày mùng 2 Tết mới rút ra. Lực lượng tham gia tân công Tổng kho Long Bình bị tổn thất khá nặng. Trong một hướng tấn công khác vào Tổng kho Long Bình, tiểu đoàn 2 đặc công U1 đột nhập vào cao điểm 53, dùng mìn cho nổ hủy diệt 127 kho chứa bom của địch.Quân giải phóng không tiến đánh được một số mục tiêu theo kế hoạch như Tiểu khu Biên Hòa, Tòa Hành chánh tỉnh, Ty Cảnh sát Biên Hòa. Tại xã Tân Thành, lực lượng vũ tráng đánh chiếm công sở xã diệt đội dân vệ thu 24 súng nhưng không triển khai tấn công vào nội ô Biên Hòa được. Ở một số địa bàn nội ô và xã ngoại ô thị xã Biên Hòa, các cơ sở mật treo cờ Mặt trận, rải truyền đơn kêu gọi nhân dân nhưng không phát động được quần chúng nổi dậy .Tham gia chiến dịch xuân Mậu Thân, mặt trận thị xã Biên Hòa đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 5.000 quân địch, phá hủy và làm hư hại 120 máy bay, 127 kho bom của địch. Trước tình hình khó khăn của chiến trường, sáng ngày 02 tháng 02 năm 1968 (mùng 3 Tết Mậu Thân), Bộ Chỉ huy Mặt trận Biên Hòa cho lệnh rút quân ra ngoài địa bàn thị xã để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho những kế hoạch trong tình hình.
Chiến thắng Xuân Lộc
Một trong những chiến thắng oanh liệt của Quân sử Việt Nam Cộng Hòa là chiến thắng Xuân Lộc. Chiến thắng này làm thế giới kinh ngạc và khâm phục. Oan khiên thay, đây cũng là chiến thắng sau cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa!
Đầu tháng Tư 1975, sau khi Quân khu I và II gần như bị địch chiếm lần lượt từng tỉnh một, Phan Rang và Xuân Lộc trở thành cửa ngõ để Cộng Sản Bắc Việt tiến vào Saigon trên hai quốc lộ 1 và 20. Thị xã Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh là vùng núi thấp đồi cao, rừng thưa với các đồn điền cao su.. Long Khánh nằm ở vị trí chiến lược quan trọng vì nằm trên giao điểm hai quốc lộ 1 và 20. Đồng thời Xuân Lộc lại nằm chặn trên đường giao liên giữa chiến khu C và D của Việt Cộng, với các mật khu của chúng như Cù Mi, Xuyên Mộc, Mây Tào, Đất Đỏ của tỉnh Phước Tuy.
Như mặt trận Ban Mê Thuột trước đó, CSBV luôn dùng chiến thuật biển người để tấn công các cứ điểm của VNCH. Ở mặt trận Xuân Lộc CSBV tung vào chiến trường Quân đoàn 4 gồm ba Sư đoàn 6, 7 và 341 cùng các lực lượng pháo binh, chiến xa, phòng không hùng hậu và các đơn vị của Quân khu 7. Mặt trận này do Thiếu tướng CS Hoàng Cầm là Tư lệnh, và Thiếu tướng Hoàng Thế Hiệp là Chính uỷ. Cộng quân đồng loạt mở cuộc tấn công từ 3 phòng tuyến : ngã Ba Dầu Giây, Thị xã Xuân Lộc và Gia Rai.
Về phía Việt Nam Cộng Hòa có Sư Đoàn 18 Bộ Binh (Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo, sau được vinh thăng lên Thiếu tướng, là Tư lệnh), gồm các Trung đoàn 43 (Đại Tá Lê Xuân Hiếu ), 48 (Trung Tá Trần Minh Công) và 52 (Đại Tá Ngô Kỳ Dũng), cùng các lực lượng Địa phương quân Nghĩa quân. Sau đó các đơn vị tăng phái cho Xuân Lộc gồm có Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân, Lữ Đoàn 1 Dù (Đại Tá Nguyễn Văn Đỉnh Lữ đoàn Trưởng và Trung Tá Lê Hồng Lữ đoàn Phó) gồm các Tiểu đoàn 1, 2, 8, 9 và Tiểu đoàn 3 Pháo Binh Dù. Phần không yểm do Sư đoàn 3
 
T

tieuyetdethuong1

....Không Quân từ Cần Thơ đãm nhiệm. Tất cả các lực lượng trên đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Đại Tá Lê Xuân Mai Tư lệnh Phó SĐ18BB, Đại Tá Biệt Động Quân Phạm Văn Phúc là Tỉnh trưởng Long Khánh.
Các đơn vị được bố trí như sau :
- Bộ Tư Lệnh hành quân đặt tại Quận đường Xuân Lộc.
- Thị xã Xuân Lộc do Trung đoàn 43/SĐ18BB, Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân và các Tiểu đoàn Địa phương quân bảo vệ.
- Mặt núi Chứa Chan, Gia Rai do Trung đoàn 48/SĐ18BB trấn giữ.
- Ngã Ba Dầu Giây: do Trung đoàn 52/SĐ18BB và một Thiết đoàn Chiến xa trấn giữ.
Tờ mờ sáng ngày 9/4, CSBV pháo kích vào Xuân Lộc với hơn ba ngàn pháo đủ loại khiến dân lành vô tội chết và bị thương vô số. Đến 8:00 giờ pháo ngưng, Cộng quân tấn công vào thị xã nhưng gặp sức kháng cự mãnh liệt của Trung đoàn 43 và lực lượng Địa phương quân, nên đành phải chém vè bỏ tại chổ hơn trăm xác VC và nhiều xe tăng T-45, PT-76 bị bắn cháy bởi hỏa tiển chống chiến xa M-72 và Không quân oanh tạc.Sang ngày 10/4, CSBV dùng hai Sư đoàn 2 và 6 và lực lượng chiến xa ào ạt tấn công khắp bốn mặt vào Xuân Lộc. Quân trú phòng VNCH chống trả ác liệt, hai bên đánh từng ngôi nhà, từng con đường góc phố. Nhiều phòng tuyến có khi bị mất và lấy lại nhiều lần. Các phi tuần phản lực F-5 yểm trợ quân bạn bên dưới hữu hiệu. Cộng quân tổn thất nặng nề sau nhiều ngày giao tranh, khiến sau này trong hồi ký Đại Thắng Mùa Xuân, Văn Tiến Dũng phải thú nhận.
Đến ngày 14/4, Lữ đoàn 1 Dù và Tiểu đoàn 3 Pháo Binh Dù được tăng cường cho mặt trận Xuân Lộc, chưa được nghĩ sau khi rút từ miền Trung về. Cả hai Sư đoàn 3 và 4 Không quân tận dụng tất cả khoảng gần 100 trực thăng hiện có để chuyển quân Dù vào Xuân Lộc. Các đại bác Pháo đội Dù được Chinook thả quanh Bộ Chỉ Huy Hành quân Dù đóng gần Bô Tư Lệnh SD18BB. Hai Tiểu đoàn Dù nhảy thẳng trên trên tập trung chuẩn bị tấn công Bộ Tư Lệnh đầu địch đánh chiếm Bảo Định trên quốc lộ 1, nơi hai Trung đoàn địch thuộc Công trường 6 đang SD18BB. Đồng thời một Tiểu đoàn Dù khác được trực thăng thả xuống khu vườn cây của cố Thống tướng Lê Văn Tỵ Và phần còn lại được thả vào Xuân Lộc giải vây cho lực lượng Địa phương quân Nghĩa quân và Bộ Chỉ Huy Tiểu khu Long Khánh.
Từ ngày 12 đến 14/4, Cộng quân mở cuộc tấn công mạnh vào Trung đoàn 52 tại Ngã Ba Dầu Giây bằng tăng công vượt trội của CSBV, phòng tuyến của Trung lộ 1 từ Kiệm tràn ngập.
chiến trở nên vô cùng pháo hùng hậu và biển người. Với Chiến đoàn 52 (do Đại Tá Ngô Kỳ Dũng chỉ huy), gồm Trung đoàn 52 và Địa phương quân Tiểu khu Kiệm Tân, Long Khánh với Quân đoàn 4 CSBV, kể cả Sư đoàn 341 vừa từ Thanh Hóa vào, do Tướng Trần Văn Trà trực tiếp chỉ huy thay sức tấn Tân đến ấp Phan Bội Châu lần lượt bị Chiều ngày 15/4 cuộc đoàn 52 SD18BB trên quốc ác liệt ngay tại xã Dầu Giây, ngã ba quốc lộ 1 và 20 giữa Tướng Hoàng Cầm, sau khi Tướng Hoàng Cầm "nướng" qúa nhiều quân mà không chiếm được Xuân Lộc. Trong trận chiến long trời lỡ đất này, mỗi người lính QLVNCH đã phải chống chọi với 10 quân Bắc Việt với tăng pháo hùng hậu yểm trợ Chiến đoàn 52 bị thiệt hại nặng, thiết giáp pháo binh và binh lính bị tổn thất nặng nề. Khi rút, quân ta chỉ còn vỏn vẹn 200 người.
Đêm 15/4, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn III, với sự đồng ý từ Bộ Tổng Tham Mưu, ra lệnh cho sử dụng bom Daisy Cutter. Ngày hôm sau lúc 10:00 sáng Bộ Tư Lệnh Quân đoàn III được báo cáo về rừng người, chiến xa và dại pháo CSBV tập trung trong thị xã Dầu Giây để chuẩn bị tiến về Saigon, sau khi đè bẹp Chiến đoàn 52 của ta trước đó. Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn ra lệnh Không quân từ phi trường Tân Sơn Nhất chở 2 quả bom Daisy Cutter 15,000 lbs thả xuống Ngã Ba Dầu Giây, vùng tập trung quân Bắc Việt sau khi Chiến đoàn 52 tan rã, khiến gần 10,000 quân Bắc Việt cùng tăng pháo đang di chuyển trên quốc lộ 20 bị xóa sạch. Được biết bom Daisy Cutter là loại bom khổng lồ, cân nặng 15,000 lbs, có kích thước to như chiếc vận tải cơ C130. Bom này được dùng để khai hoang, mở bãi đáp cho cấp Sư đoàn trong bất cứ địa thế nào và tầm sát hại với đường kính 5 miles.
Ngay sau khi QLVNCH sử dụng bom Daisy Cutter (lần đầu và cũng là lần cuối cùng), Hà Nội tố cáo Hoa Kỳ xử dụng bom nguyên tử trên chiến trường Việt Nam. Nhưng việc này đã làm chậm bước tiến của quân CSBV trong thời gian ngắn.
Sau đó, vì không nuốt được Xuân Lộc cộng với tổn thất nặng nề, các đơn vị chủ lực Cộng quân bỏ Xuân Lộc, dùng quốc lộ 20 tiến về Biên Hòa. Nhận định tình hình với Biên Hòa sẽ là mặt trận kế tiếp, ngày 20/4 Tướng Nguyễn Văn Toàn cho lệnh bỏ Long Khánh, rút Sư Đoàn 18 Bộ Binh rút về Biên Hòa. Để rút quân, các lực lượng chiến đấu dùng Liên tỉnh lộ 2, phát xuất từ Tân Phong, Long Giao rút về Phước Tuy, với ba cánh quân SĐ18BB, Tiểu khu Long Khánh và Địa phương quân, đơn vị Dù.
Trong cuộc lui binh này, Lữ đoàn 1 Dù đi bọc hậu sau cùng. Lữ đoàn 1 Dù chạm địch truy kích và thiệt hại đáng kể. Khi lệnh rút quân được ban hành 20/4, tại Bảo Định hai bên vẫn còn giao tranh, nên nhiều anh em thương binh bị bỏ rơi, không kịp di tản. Vì đối với người còn sống đoạn đường 40 cây số trong rừng cao su là đoạn đường máu phải vượt qua. Nổi oan khiên này vẫn còn đeo đuổi người lính VNCH ! Khi ra dến Quốc lộ 1 đông bào xóm đạo chờ sẵn theo chân doàn Dù di tản. Thật là hình ảnh cảm động tình quân dân bao nay cho đến ngày tàn cuộc chiến.
Qua cuộc chiến tại Xuân Lộc có thể nói đây là một trong những trận chiến đẫm máu nhất của chiến tranh Việt Nam. Qua 12 ngày giao tranh ác liệt phòng tuyến Xuân Lộc vẫn đứng vững, bằng xương máu của anh em Sư đoàn 18 Bộ Binh, Lữ đoàn 1 Dù, Biệt Động Quân, Thiết Giáp, Pháo Binh, Không Quân và các lực lượng Địa phương quân Nghĩa quân Tiểu khu. Người lính QLVNCH không khuất phục trước biển người, mưa pháo, tiếng gầm rú T-54 cày xé quê hương. Người lính trong gian nguy vẫn bình tĩnh cầm M-72 đứng chờ xe tăng VC đến thật gần nhả đạn. Chiến thắng này đã khiến cho các nhà báo ký gỉa ngoại quốc dù có thành kiến cũng phải kinh ngạc, Tướng Cộng Sản phải khâm phục, nhìn nhận thất bại.
Và đây cũng là chiến thắng sau cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước khi bị bức tử ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Nguồn: google
 
Top Bottom