Văn 10 Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

dangphanduy

Học sinh
Thành viên
5 Tháng ba 2018
62
19
26
17
Hà Nội
Khương Đình

Sily vũ

Cựu TMod Văn
Thành viên
25 Tháng hai 2022
229
1
106
41
18
Hải Dương
Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện thực đó có thể đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết hiện thực trong các tác phẩm văn chương đều là hiện thực được hư cấu. Nó có ý nghĩa phản ánh hiện thực của một thời kỳ trên nhiều phương diện khác nhau hơn là các hiện thực cụ thể.
Tình cảnh lẻ loi...
Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc đời.
  • Khẳng định giá trị nhân đạo trong đoạn trích: Nhân đạo luôn là một trong những giá trị tinh thần truyền thống của Vh Việt Nam
  • Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự đồng cảm của tác giả với số phận người chinh phụ: ta đã nhận thấy được tấm lòng đồng cảm và xót thương mà nhà thơ dành cho người chinh phụ, từ sự đồng cảm ấy mà tác giả đã thấu hiểu một cách sâu sắc nỗi cô đơn
  • Giá trị nhân đạo thể hiện ở cách diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình: Những nỗi niềm trăn trở của người chinh phụ được nhà thơ miêu tả bằng các hành động bồn chồn, lặp đi lặp lại
  • Giá trị nhân đạo thể hiện ở thái độ đồng tình và ca ngợi khát khao hạnh phúc đôi lứa của người chinh phụ: Nỗi lòng của người chinh phụ không còn chỉ là tâm trạng của một người mà là tiếng nói thay cho bao người phụ nữ cùng chung số phận như nàng
Trao duyên:
Giá trị nhân đạo trong đoạn trích "Trao duyên"
+ Với đoạn trích "Trao duyên", Nguyễn Du đã thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc cho bi kịch của nàng Kiều. Cuộc đời Kiều đầy sóng gió, trắc trở, đau thương nối tiếp đau thương, để rồi Nguyễn Du đã cúi xuống mà nâng niu, thương cảm cho số phận ấy - người phụ nữ hi sinh tất cả vì gia đình, bán cả bản thân để cứu cha và em.
+ Nguyễn Du còn cảm thông, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn nàng Kiều và khát vọng hạnh phúc: dù đã trao duyên lại cho em nhưng trong lòng vẫn luôn hướng về người yêu, mang nặng cảm giác có lỗi với chàng Kim.


Tham khảo trọn bộ kiến thức tại đây
 
Last edited:
  • Like
Reactions: dangphanduy
Top Bottom