Văn 7 Nêu cảm nghĩ của em về bài Bạn đến chơi nhà

Beo1206

CTV Thiết kế
Cộng tác viên
11 Tháng mười 2017
2,347
3,064
474
17
Vĩnh Phúc
THPTXH
Nêu cảm nghĩ của em về bài Bạn đến chơi nhà

Bài của tớ đấy nhá :3

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn của nước ta . Ô ng có những đóng góp không nhỏ vào nền thơ ca trung đại Việt Nam và được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. "Bạn đến chơi nhà" là một trong số những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Khuyến , được sáng tác trong thời gian ông ở ẩn . Bài thơ thể hiện hoàn cảnh thiếu thốn của nhà thơ khi bạn đến chới nhà , qua đó bộc lộ cảm xúc , khẳng định quan niệm về tình bạn.

Bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật . Mở đầu bài thơ , tác giả nói lên tâm trạng vui tươi , phấn khởi khi gặp lại người bạn cũ của mình qua câu thơ :

"Đã bấy lâu nay , bác tới nhà".

Cách gọi thân mật 'bác' nói lên sự gần gũi , thân mật giữa hai người bạn lớn tuổi . Cụm từ 'đã bấy lâu nay' như cho người đọc hiểu rằng lâu lắm rồi hai người bạn mới có dịp gặp gỡ . Câu thơ như một lời chào hỏi thân mật , đằng sau lời chào ấy , người đọc có thể cảm nhận được sự vui mừng , hân hoan xen lẫn niềm xúc động khó tả của nhà thơ .

"Trẻ thời đi vắng , chợ thời xa"

Mỗi khi có bạn tới chơi , không chỉ Nguyễn Khuyến mà hẳn ai cũng vui mừng muốn làm một mâm cơm thịnh soạn để tiếp đãi bạn , nhưng trẻ thì vắng nhà mà chợ thì xa. Điệp từ 'thời' được điệp lại hai lần trong câu thơ thể hiện thành ý của nhà thơ nhưng tiếc thay hoàn cảnh không cho phép.
Không có rượu thịt ngon ngoài chợ tiếp đãi bạn , nhà thơ nhìn ra ao , vườn :

"Ao sâu nước cả , khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa , khó đuổi gà"


Nguyễn Khuyến muốn chiêu đã bạn cá dưới ao , gà nhà nuôi nhưng ao sâu nước cả , vừa rộng rào thưa nên khó lòng bắt cá , đuổi gà.
Không bắt được cá cũng không bắt được gà , Nguyễn Khuyến nhìn ra ruộng muốn tìm một bữa rau , cà đạm bạc :

"Cái chửa ra cây , cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn , mướp đương hoa"

Không chỉ có ao cá , gà nuối , tác giả còn có một mảnh ruộng nho nhỏ trồng cải , cà , bầu và mướp . Nhưng hoàn cảnh trớ trêu , tất cả đều chưa đến kì thu hoạch . Cải thì chưa ra cây , cà mới nụ , bầu vừa rụng rốn , mướp chỉ mới ra hoa .
Thôi thì không rượu thịt , không gà cá , không rau cà , hai người bạn có thể ngồi xuống uống trà , ăn trầu thế nhưng :

"Đầu trò tiếp khách , trầu không có"

Xưa nay , người xưa quan niệm 'miếng trầu là đầu câu chuyện' . Vì thế , mỗi khi khách tới nhà , việc đầu tiên là bưng nước mời trầu nhưng ngay cả trầu Nguyễn Khuyến cũng đều không có .

Trong sáu câu thơ trên , nhà thơ đã sử dụng thành công thủ pháp đối liệt kê và nghệ thuật đối. Bằng cách liệt kê vật nuôi , cây trái trong nhà câu thơ cho thấy sự nhiệt tình tiếp đãi của chủ nhà với người bạn . Qua đó , người đọc thấy được một lối sống thanh cao , dân giã bình dị của một vị quan khi về ở ẩn . Đó là một cuộc sống đơn giản , bình yên .
Bài thơ kết thúc với một câu thơ kết thể hiện sự gần gũi thân thiết giữa hai người bạn vượt qua thứ vật chất :

"Bác đến chơi đây , ta với ta"

Cụm từ 'ta với ta' cho thấy một tình bạn cao đẹp , thân thiết vô cùng , từ 'ta' vừa chỉ nhà thơ vừa chỉ người bạn , tuy hai mà lại là một . Chỉ có tình bạn đẹp đẽ , thân tình và phải hiểu nhau lắm mới có được sự gắn kết đến thế .

''Bạn đến chơi nhà'' là một bài thơ đặc sắc của Nguyễn Khuyến viết trong tình huống bạn đến chơi nhưng không có gì tiếp đãi . Qua đó , thể hiện quan niệm về tình bạn - tình bạn trong sáng , chân thành là tình bạn vượt qua mọi lễ nghi , vật chất thông thường.
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Bài của tớ đấy nhá :3

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn của nước ta . Ô ng có những đóng góp không nhỏ vào nền thơ ca trung đại Việt Nam và được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. "Bạn đến chơi nhà" là một trong số những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Khuyến , được sáng tác trong thời gian ông ở ẩn . Bài thơ thể hiện hoàn cảnh thiếu thốn của nhà thơ khi bạn đến chới nhà , qua đó bộc lộ cảm xúc , khẳng định quan niệm về tình bạn.

Bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật . Mở đầu bài thơ , tác giả nói lên tâm trạng vui tươi , phấn khởi khi gặp lại người bạn cũ của mình qua câu thơ :

"Đã bấy lâu nay , bác tới nhà".

Cách gọi thân mật 'bác' nói lên sự gần gũi , thân mật giữa hai người bạn lớn tuổi . Cụm từ 'đã bấy lâu nay' như cho người đọc hiểu rằng lâu lắm rồi hai người bạn mới có dịp gặp gỡ . Câu thơ như một lời chào hỏi thân mật , đằng sau lời chào ấy , người đọc có thể cảm nhận được sự vui mừng , hân hoan xen lẫn niềm xúc động khó tả của nhà thơ .

"Trẻ thời đi vắng , chợ thời xa"

Mỗi khi có bạn tới chơi , không chỉ Nguyễn Khuyến mà hẳn ai cũng vui mừng muốn làm một mâm cơm thịnh soạn để tiếp đãi bạn , nhưng trẻ thì vắng nhà mà chợ thì xa. Điệp từ 'thời' được điệp lại hai lần trong câu thơ thể hiện thành ý của nhà thơ nhưng tiếc thay hoàn cảnh không cho phép.
Không có rượu thịt ngon ngoài chợ tiếp đãi bạn , nhà thơ nhìn ra ao , vườn :

"Ao sâu nước cả , khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa , khó đuổi gà"


Nguyễn Khuyến muốn chiêu đã bạn cá dưới ao , gà nhà nuôi nhưng ao sâu nước cả , vừa rộng rào thưa nên khó lòng bắt cá , đuổi gà.
Không bắt được cá cũng không bắt được gà , Nguyễn Khuyến nhìn ra ruộng muốn tìm một bữa rau , cà đạm bạc :

"Cái chửa ra cây , cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn , mướp đương hoa"

Không chỉ có ao cá , gà nuối , tác giả còn có một mảnh ruộng nho nhỏ trồng cải , cà , bầu và mướp . Nhưng hoàn cảnh trớ trêu , tất cả đều chưa đến kì thu hoạch . Cải thì chưa ra cây , cà mới nụ , bầu vừa rụng rốn , mướp chỉ mới ra hoa .
Thôi thì không rượu thịt , không gà cá , không rau cà , hai người bạn có thể ngồi xuống uống trà , ăn trầu thế nhưng :

"Đầu trò tiếp khách , trầu không có"

Xưa nay , người xưa quan niệm 'miếng trầu là đầu câu chuyện' . Vì thế , mỗi khi khách tới nhà , việc đầu tiên là bưng nước mời trầu nhưng ngay cả trầu Nguyễn Khuyến cũng đều không có .

Trong sáu câu thơ trên , nhà thơ đã sử dụng thành công thủ pháp đối liệt kê và nghệ thuật đối. Bằng cách liệt kê vật nuôi , cây trái trong nhà câu thơ cho thấy sự nhiệt tình tiếp đãi của chủ nhà với người bạn . Qua đó , người đọc thấy được một lối sống thanh cao , dân giã bình dị của một vị quan khi về ở ẩn . Đó là một cuộc sống đơn giản , bình yên .
Bài thơ kết thúc với một câu thơ kết thể hiện sự gần gũi thân thiết giữa hai người bạn vượt qua thứ vật chất :

"Bác đến chơi đây , ta với ta"

Cụm từ 'ta với ta' cho thấy một tình bạn cao đẹp , thân thiết vô cùng , từ 'ta' vừa chỉ nhà thơ vừa chỉ người bạn , tuy hai mà lại là một . Chỉ có tình bạn đẹp đẽ , thân tình và phải hiểu nhau lắm mới có được sự gắn kết đến thế .

''Bạn đến chơi nhà'' là một bài thơ đặc sắc của Nguyễn Khuyến viết trong tình huống bạn đến chơi nhưng không có gì tiếp đãi . Qua đó , thể hiện quan niệm về tình bạn - tình bạn trong sáng , chân thành là tình bạn vượt qua mọi lễ nghi , vật chất thông thường.
Tớ nghĩ không nên tách phần nhà bác Nguyễn Khuyến chưa có gì để tiếp đãi người bạn thành từng đoạn như thế!
Nên gộp 7 câu đó lại rồi phân tích
Ý kiến của tớ vậy đấy! Chứ không có ý bắt bẻ gì đâu
 

văn văn văn hải

Học sinh
Thành viên
16 Tháng mười một 2018
165
171
36
Quảng Ngãi
THCS
Nêu cảm nghĩ của em về bài Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến chính là một nhà thơ, nhà văn rất nổi tiếng ông đã để lại một bài thơ Nôm rất tiêu biểu cho một kho tàng văn học Việt. Bài thơ của ông nói lên được tình người và tình bạn cũng như một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước con người rất phong phú. Bài thơ Bạn đến chơi nhà đã nói lên được một tình bạn rất thiêng liêng và sâu sắc.
 

diemlinhphuong

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng bảy 2018
387
852
96
Bình Định
THCS Phước Sơn
Nêu cảm nghĩ của em về bài Bạn đến chơi nhà
Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó.
Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.
Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá ... một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.
 
Top Bottom