Văn [Kì 1-2] Nếu các nhân vật văn học tham gia diễn đàn...?

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
19
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Số đầu tiên đã trôi qua với cặp vợ chồng A Phủ và Mị (có màn thả thính hơi sến :D )
Tiếp theo chúng ta hãy đến với số thứ 2 cùng những nhân vật mới nhé
Bật mí rằng có thưởng nha, thưởng như nào thì lại là bí mật

Gợi ý:
- Nhân vật nằm trong tác phẩm được viết vào thời kì đầu kháng chiến chống Pháp
- Giới tính: nam
- Nhân vật là người có tình yêu nước mãnh liệt
- Vì chiến tranh nên phải dẫn theo gia đình đến nơi khác sống

Nhân vật văn học được nhắc tới là ai?

Thời gian kết thúc: 20h00 ngày 31.10.2021

Chúc các bạn một ngày vui vẻ và khum bị nhầm lẫn nữa hiuhiu :p

@Yuriko - chan @phamkimcu0ng @Võ Thu Uyên @hoangtuan9123 @kaede-kun @Ác Quỷ @Minht411 @Cute nè @Vinhtrong2601 @Xuân Hải Trần
Nếu là người trải qua kì thi vào 10 thì em xin đoán chính xác là ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Thời gian trả lời cho nhân vật văn học số thứ 2 đã kết thúc
Sau đây mình xin công bố đáp án. Đó là nhân vật: ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân
Chúc mừng các bạn đã trả lời đúng

Sau đây là những kiến thức liên quan đến nhân vật và tác phẩm:
Mỗi khi nhắc đến các tác phẩm truyện ngắn viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp, ắt hẳn người đọc sẽ nhớ ngay đến tác phẩm "Làng" của nhà văn Kim Lân. Không phải ngẫu nhiên mà tác phẩm này có sức hút lớn đến thế. Một trong những lí do lớn nhất phải kể đến kết thúc truyện độc đáo, bất ngờ.... Đã có ý kiến cho rằng "Một kết thúc bất ngờ bao giờ cũng chứa được sự kịch tính và sự thú vị, đặc biệt sẽ gây ấn tượng mạnh, tạo cho tác phẩm có tiếng nói vang hoặc ít nhiều cũng thể hiện ý đồ của tác giả". Quả thực vậy, kết thúc của truyện ngắn "Làng" đã góp phần tạo nên một tác phẩm xuất sắc..
  • Kết thúc bất ngờ ở truyện ngắn "Làng" chứa đựng sự kịch tính và thú vị
+ Mở đầu tác phẩm là hình ảnh ông Hai hớn hở khoe về làng, về những chiến tích làng đã đạt được. Ấy vậy nhưng mọi thứ như đã tuyệt vọng khi ông nhận được tin dữ làng Chợ Dầu theo giặc.
+ Xuyên suốt câu chuyện đều là hình ảnh ông Hai bứt rứt, khó chịu, nơm nớp lo sợ vì để người ta biết được làng ông theo giặc. Những tưởng ông Hai và gia đình sẽ không thể thoát khỏi khó khăn ấy, kịch tính được đẩy lên đến đỉnh điểm. Nhưng rồi, kết thúc khiến người đọc bất ngờ và cũng xen lẫn vui mừng. Ở cuối truyện, ông Hai nhận được tin cải chính, làng Chợ Dầu không những không theo giặc mà còn lập chiến công to lớn. Quả là một kết thúc bất ngờ và thú vị
+ Kết thúc ấy còn thú vị khi đã diễn tả lại hình ảnh ông Hai khoe về làng. Mở đầu và kết thúc truyện giống nhau nhưng vẫn khiến người đọc không thề ngờ tới
  • Kết thúc bất ngờ gây ấn tượng mạnh, tạo cho tác phẩm có tiếng nói vang
+ Kết thúc truyện gây ấn tượng mạnh về cách miêu tả ông Hai báo tin cải chính. Thái độ của ông thay đổi hẳn "cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên. Miệng bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy". Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người cái tin nhà ông bị giặc đốt, làng ông bị giặc phá. Thậm chí, ông còn vui sướng đến nỗi nói lẫn lộn.
+ Cùng với ngòi bút của Kim Lân, người đọc như thấy trước mắt cái cảnh vui nhộn ấy, ai ai cũng đều mừng cho ông Hai.
+ Nếu truyện chỉ kết thúc bằng việc ông Hai vui mừng, không hăng hái như vậy thì có lẽ sẽ chẳng ai nhớ đến một ông Hai yêu làng, yêu nước tha thiết và cũng sẽ chẳng ai nhớ đến tác phẩm của Kim Lân. Bởi vậy, có thể nói, kết thúc bất ngờ trong truyện ngắn "Làng" đã tạo ấn tượng riêng, tiếng nói vang cho truyện và cho cả tác giả
  • Kết thúc truyện đề cao phẩm chất cao quý, tình yêu nước mãnh liệt của con người nhân dân trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
+ Căn nhà là tài sản có giá trị nhất của người nông dân, ấy vậy mà ông Hai cứ múa tay lên để khoe về việc nhà mình bị đốt. Đặt vào tình huống cụ thể trong tác phẩm thì đây là điều hợp lí vì: nó là minh chứng hùng hồn khẳng định rằng làng ông không theo giặc. Trong sự cháy rụi của nhà ông có sự hồi sinh sống lại của làng Chợ Dầu kháng chiến. Ông coi đó là một sự "đóng góp" cho cách mạng, vì vậy, ông không hề buồn rầu mà trái lại, rất vui mừng
+ Qua đó, ta cũng thấy được con người ông Hai là một người thật thà, chất phác, có tình yêu làng, hoà quyện cùng tình yêu nước mãnh liệt. Đó cũng là tình cảm cao đẹp, phẩm chất cao quý của người nông dân

Đoạn văn cảm nhận tình yêu nước của ông Hai:
Đến với tác phẩm "Làng" của nhà văn Kim Lân, hẳn chúng ta đều ấn tượng mạnh mẽ với tình yêu làng, yêu nước của người nông dân trong xã hội xưa, tiêu biểu trong đó phải kể đến nhân vật ông Hai. Ông là người làng Chợ Dầu- ngôi làng có truyền thống yêu nước, nên trong con người ông có tình yêu làng tha thiết, tình yêu đất nước sâu đậm. Phải xa làng đi tản cư, ông nhớ làng da diết, nỗi nhớ làng khiến ông thay đổi cả tâm tính "lúc nào ông cũng ...là chửi". Khi được nói chuyện về làng, ông vui vẻ, phấn chấn hẳn lên, ông khoe về làng rất nhiều. Nhưng rồi vào một buổi trưa, tin dữ làng Chợ Dầu theo giặc bất thình lình đến với ông, đang từ đỉnh cao hạnh phúc, ông liền rơi xuống vực thẳm của tuyệt vọng. Ông cảm thấy như chính mình là kẻ Việt gian bán nước, càng đau khổ, ông càng căm tức chửi rủa những người theo giặc. Cho đến ba bốn hôm sau, tin dữ ấy vẫn không nguôi ngoai mà còn ám ảnh tâm trí ông, cứ nghe thấy người ta nhắc đến Việt gian, cam-nhông,... là ông lại tự nhủ "Thôi lại chuyện ấy rồi". Mâu thuẫn bị đẩy lên đến đỉnh điểm khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi, ông Hai rơi vào sự bế tắc và tuyệt vọng. Cuối cùng ông quyết định "làng theo Tây thì phải thù", như vậy trong ông Hai lúc này tình yêu nước đã rộng lớn hơn và bao trùm, chi phối mọi tình cảm khác. Tấm lòng của ông đã được đền đáp khi có tin cải chính, thái độ ông thay đổi hẳn "cái mặt buồn thiu mọi ngày.....hấp háy". Qua toàn bộ diễn biến tâm trạng của ông Hai cùng việc sử dụng hợp lý ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm, Kim Lân không chỉ chi ta thấy hình ảnh một người nông dân thật thà, chất phác mà còn có tình yêu làng, yêu nước tha thiết- tình cảm cao đẹp của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Xem thêm:
+ Topic giải bài tồn đọng trong 36h
+ Kiến thức về tác giả, tác phẩm ngữ văn 9
+ Topic trắc nghiệm văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương"


Chúc các bạn buổi tối tốt lành!
 
Top Bottom