nét đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm " chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu

T

thuylove255

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Như các bạn học sinh lớp 12 đã biết, thì tác phẩm "chiếc thuyền ngoài xa" không xa lạ gì, tôi không biết các bạn cảm nhận tác phẩm đó như thế nào, bởi 1 người có 1 cách cảm nhận riêng. nhưng trong chiếc thuyền ngoài xa, thi tác giả đã rất thành công trong việc tìm tòi, phát hiện những lỗ thủng trong nền văn học nói riêng va xã hội nói chung. Trong tác phẩm đó, nổi bật lên 2 nhân vật, đại diên cho 2 tầng lớp xã hội đó là tầng lớp tri thức va tầng lớp dân lao đông nghèo.
---Nhân Vật Phùng: 1 thợ nhiếp ảnh, trong 1 chuyến đi thực tế để tìm kiêm 1 bức ảnh làm đầu báo, ngày đầu tiên anh đã tìm được cảnh đẹp mong muốn ma anh cho đó là "độc nhất vô nhị" anh chụp lia lịa, cái hình ảnh anh chụp lia lịa đó chứng minh cho những gì tôi mới nói ở trên.Đó la cái cảm nhận đầu tiên khi anh phát hiện ra cái mà anh đang cần tìm kiếm. Nhưng rồi ve đẹp đó chỉ là thoáng qua, trên chiếc thuyền ngoài khơi đang từ từ tiến vào bờ, thì bên ngoài nó là 1 vẻ đẹp, nhưng ẩn chứa trong nó điều bí ẩn. Người phụ nữ bước xuống, hình ảnh người phụ nữ bị chồng đánh đã làm cho Phung` nhận ra răng vẻ đẹp mà anh có được chỉ là cái vẻ bề ngoài mà thôi( anh đánh rơi chiếc máy ảnh lúc nào không biết). Chỉ 1 mình anh biết được điều đó, đoạn cuối tác phẩm khi anh đạt được giải thưởng trong triễn lãm tranh, mọi người đều chúc mừng và khen anh, nhưng với anh thì không vui xí nào,( mỗi lúc anh nhìn vào bức ảnh đó, anh đều thấy hình ảnh người phụ nữ bước ra trong bức tranh)>> anh cảm thấy đau xót thay cho thân phận người phụ nữ.
Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm lòng mình vào tác phẩm, ông muốn mọi người biết rằng, vẻ đẹp không phải là những thứ mà ta nhìn qua 1 cách hững hờ ở bề ngoài, cái đẹp thật sự phải xuất phát từ cuộc sống, muốn tìm thấy 1 vẻ đẹp thất sự thì cần đi sâu vào thực tế, thì đó mới la 1 vẻ đẹp hoàn hão.

:)|:D hix lời văn hơi lũng cũng các bạn thông cảm nghen,
 
B

bichkim

sao bạn lại nói lỗ thủng văn học, theo Kim nghĩ tác phẩm này không chỉ nói đến vẻ đẹp là bề ngoài mà nó muốn khẳng định rằng văn học nghệ thuật học và cuộc đời phải luôn đi cùng nhau một tác phẩm có giá trị khi văn học nghệ thuật là tiếng nói của hiện thực cuộc sống, qua tác phẩm này ta phải hiểu rằng mọi việc trên đời không diễn ra như ta mong muốn đôi lúc rất nghịch lí và ngoan cố bắt ta chấp nhận vì nó vẫn tồn tại một điều gì đó có lí, như nhân vật người đàn bà bị chồng hành hạ nhưng vẫn không muốn bỏ chồng vì con, vì cuộc sống mưu sinh đó chính là điều có lí nếu xét cho cùng thì người chồng cũng là nạn nhân, cuộc sống vốn rắc rối và khó hiểu, ta phải học cách nhìn nận cuộc sống
-Đương không ngứa tay viết bậy vài dòng có gì sai bỏ qua cái
 
S

smack_hn

“Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, dù có là tiểu thuyết hay truyện ngắn, cốt truyện thường không đóng một vai trò nào đáng kể. Nhà văn tập trung chú ý vào thân phận con người, tính cách nhân vật và đã huy động vào đấy tâm hồn đa cảm dồi dào ấn tượng tươi mới và xúc động về cuộc sống, bút pháp chân thực và một giọng văn trữ tình trầm lắng ấp áp” (Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người, T.C Văn học, 1993, số 3, tr.20). Có thể nói Chiếc thuyền ngoài xa là một biểu hiện của xu hướng tìm tòi khám phá trong văn của Nguyễn Minh Châu, trở về với đời thường, với mảnh đất miền Trung cằn cỗi và cơ cực, đau đáu đi tìm câu hỏi cho những phận người trong cuộc sống đời thường trăm đắng ngàn cay. Trên tinh thần quyết liệt đổi mới, Nguyễn Minh Châu đã lấy con người làm đối tượng phản ánh thay cho hiện thực đời sống. Mặc dù không phủ nhận văn chương gắn với cái chung, với cộng đồng nhưng Nguyễn Minh Châu còn muốn thể hiện một quan niệm văn chương trước hết phải là câu chuyện của con người, với muôn mặt phức tạp phong phú với tất cả chiều sâu.

Hiện thực của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa không phải là bức tranh hoành tráng của mảnh đất chiến trường xưa A So từng ghi dấu bao chiến công, cũng không phải là những con người tạc dáng đứng hào hùng của mình vào lịch sử. Nhân vật Phùng trở về với mảnh đất từng chiến đấu, một người lính năm xưa giờ là phóng viên ảnh trở về ghi lại những vẻ đẹp cuộc sống đời thường cho bộ ảnh lịch quê hương đất nước, phản ánh cuộc sống lao động khoẻ khoắn tươi rói của những con người dựng xây đất nước, đi tìm vẻ đẹp bí ẩn của màn sương buổi sáng bổ sung cho tấm ảnh lịch hoàn chỉnh (!). Thế nhưng, những gì anh chứng kiến đã khiến anh và những người bạn của mình nhận ra một sự thật gắn với cuộc sống của những người dân chài lam lũ: “Cuộc sống cứ lênh đênh khắp cả một vùng phá mênh mông. Cưới xin, sinh con đẻ cái, hoặc lúc nhắm mắt cũng chỉ trên một chiếc thuyền. Xóm giềng không có. Quê hương bản quán cả chục cây số trời nước chứ không cố kết vào một khoảnh đất nào”. Từ cuộc sống ấy, những bi kịch tiềm ẩn khiến con người phải ngỡ ngàng. Một câu chuyện đơn giản nhưng đã chứa đựng những phát hiện mới mẻ hàm chứa quan niệm văn chương hướng về con người của Nguyễn Minh Châu. Nếu chỉ nghĩ suy một cách xuôi chiều đơn giản, cuộc sống khi có ánh sáng cách mạng sẽ đổi đời cho số phận người lao động, sẽ xoá tan những bi kịch đè nặng lên kiếp người. Thế nhưng Nguyễn Minh Châu đã chỉ rõ cho chúng ta : cách mạng không phải giải quyết bi kịch trong một sớm một chiều, con người vẫn phải đối diện với những bi kịch đời mình, dung hoà với nó. Cách lý giải về con người của Nguyễn Minh Châu còn ẩn chứa những suy ngẫm về số phận dân tộc phải trải qua những khổ đau để đối diện với hiện thực bao thách thức.

Người nghệ sĩ nhiếp ảnh đi tìm những vẻ đẹp đích thực của cuộc sống, ngỡ như anh đã phát hiện ra một khung cảnh thật đáng yêu đáng ca tụng, hướng người xem về cái đẹp có thể làm quên đi những phiền não cuộc sống: “Qua khuôn hình ánh sáng, tôi đã hình dung thấy trước những tấm ảnh nghệ thuật của tôi sẽ là vài ba chiếc mũi thuyền và một cảnh đan chéo của những tấm lưới đọng đầy những giọt nước, mỗi mắt lưới sẽ là một nốt nhạc trong bản hòa tấu ánh sáng và bóng tối, tượng trưng cho khung cảnh bình minh là một khoảng sáng rực rỡ đến mức chói mắt, trong khoảng sáng đó sẽ hiện lên trong tầm nhìn thật xa những đường nét của thân hình một người đàn bà đang cúi lom khom, sải cánh tay thật dài về phía trước kéo tấm lưới lên khỏi mặt nước, và phía sau lưng người đàn bà, hình một ngư phủ và một đứa trẻ đứng thẳng trên đầu mũi thuyền, dùng lực toàn thân làm đòn bẩy nâng bổng hai chiếc gọng lưới chĩa thẳng lên trời.” . Và những người dân vùng biển ấy hiện lên thật đáng yêu, đáng ca ngợi: cuộc sống lao động đầm ấm khoẻ khoắn, những con người gặp gỡ thật đáng yêu…Tất cả những ấn tượng ấy sẽ không bị phá vỡ nếu như không có sự xuất hiện của chiếc - thuyền – ngoài – xa. Người đàn ông xuất hiện cùng với người đàn bà trong khung cảnh nên thơ đã nhanh chóng phá vỡ đi cảm giác thăng hoa nghệ thuật bằng trận đòn dây lưng quật thẳng tay vào người vợ không thương xót. Có lẽ khó ai hình dung cảnh tượng ấy lại diễn ra trong bối cảnh cuộc sống mới, nó hoàn toàn đối lập với điều chúng ta hằng xây dựng cho cuộc sống này “người yêu người, sống để yêu nhau” (Tố Hữu). Điều bất công diễn ra nhức nhối trước mắt người lính từng chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giải phóng con người đã làm nên một cơn giận bùng phát. Bản thân anh nghĩ về người đàn ông kia như “gã đàn ông “độc ác và tàn nhẫn nhất thế gian”, còn người phụ nữ xấu xí mặt rỗ kia đích thị là nạn nhân đáng thương nhất của nạn bạo hành trong gia đình. Hành động tấn công gã đàn ông khiến cho anh ngộ nhận mình là anh hùng: “Tôi nện hắn bằng tay không, nhưng cú nào ra cú ấy, không phải bằng bàn tay một anh thợ chụp ảnh mà bằng bàn tay rắn sắt của một người lính giải phóng đã từng mười năm cầm súng. Tôi đã chiến đấu trong mấy ngày cuối cùng chiến tranh trên mảnh đất này. Bất luận trong hoàn cảnh nào tôi cũng không cho phép hắn đánh một người đàn bà, cho dù đó là vợ và tự nguyện rúc vào trong xó bãi xe tăng kín đáo cho hắn đánh”. Nhưng phản ứng của người đàn bà trước ông chánh án đã khiến anh choáng váng: “Quí tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó...”. Hoá ra, người cần được thông cảm lại là những quan toà cách mạng có lòng tốt nhưng “các chú đâu có phải là người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc”. Người đàn bà khốn khổ ấy đã không chối bỏ người đàn ông đích thực của mình, dù trong lòng đau đớn khi hàng ngày phải chịu những trận đòn, phải chứng kiến cảnh hai cha con đối xử với nhau như kẻ thù, phải chấp nhận cuộc sống đương đầu nơi gió bão.Có người đã nhận định: Chiếc thuyền ngoài xa là hình tượng có ý nghĩa biểu tượng, như vẻ đẹp của một bức tranh toàn bích, nhưng đàng sau hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp là cuộc sống đầy khắc nghiệt, dữ dội và những số phận con người vật vã trong cuộc mưu sinh. Hoá ra hành trình tìm kiếm hạnh phúc không hề đơn giản : người đàn ông kia dù cục súc nhưng trên chiếc thuyền phải có lúc có đàn ông, hạnh phúc đơn giản khi cả nhà quây quần trong bữa ăn trên chiếcthuyền khiến người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng tất cả. Hành trình của gia đình kỳ lạ kia vẫn tiềm ẩn những nguy cơ: đứa con yêu mẹ sẵn sàng đánh nhau với bố, thủ dao găm tìm dịp trả thù, những trận đòn tàn khốc có thể làm cho người đàn bà kia gục ngã bất cứ lúc nào…Thế nhưng trong cuộc sống nghèo khổ, chật vật và ngày ngày phải nuôi đủ cho mười miệng ăn trên chiếc thuyền ọp ẹp, người đàn bà ấy là hiện thân của một sự hy sinh vô bờ bến.Tình yêu chồng con được nhìn nhận từ cuộc đời trăm đắng ngàn cay có vẻ đẹp riêng khiến cho “một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”. Sự vỡ lẽ ấy chính là sự phá vỡ những quan niệm giản đơn về tình yêu, hạnh phúc, về lòng nhân ái, sự khoan dung…mang giá trị nhân bản sâu sắc. Những kết hợp ấy trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đem đến cái nhìn đa diện về số phận con người.

Nếu như trước kia, trong văn học 1945 – 1975, khi đề cập đến số phận con người thì bao giờ các nhà văn cũng đề cao vào khả năng con người vượt qua nghịch cảnh và những tác động của môi trường, của xã hội mới sẽ giúp con người tìm thấy hạnh phúc. Khi diễn tả sự vận động của tính cách con người, các nhà văn cũng thường nói về sự vận động theo chiều hướng tích cực, từng bước vượt lên hoàn cảnh, hồi sinh tâm hồn. Cách minh họa tư tưởng ấy không tránh khỏi có phần giản đơn và phiến diện. Nguyễn minh Châu đã không đi theo con đường mòn đó. Trong Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn đã nói về những nghịch lý tồn tại như một sự thật hiển nhiên trong đời sống con người. Bằng thái độ cảm thông và sự hiểu biết sâu sắc về con người, ông đã cung cấp cho ta cái nhìn toàn diện về cái đẹp cuộc sống, hiểu cả bề mặt lẫn chiều sâu. Nguyễn Minh Châu đã từng phát biểu: “Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” (Phỏng vấn đầu xuân 1986 của báo Văn nghệ), “Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đoạ đầy đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người vhà cuộc đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực” (Ngồi buồn viết mà chơi). Tư tưởng ấy được thể hiện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa như một minh chứng cho tấm lòng hướng về con người, khả năng giải mã những mặt phức tạp của cuộc đời. Bức thông điệp trong tác phẩm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống là nhận thức thấm thía : “cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời.”(Lê Ngọc Chương- Chiếc thuyền ngoài xa, một ẩn dụ nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu). Kết thúc tác phẩm, người nghệ sĩ đã hoàn thành kiệt tác của mình đem đến cho công chúng những cảm nhận về vẻ đẹp tuyệt mỹ của tạo hoá, thế nhưng mấy ai biết được sự thật nằm sau vẻ đẹp tuyệt vời kia? Phần kết của tác phẩm để lại nhiều suy ngẫm: “Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.”.Cuộc sống vốn vậy, vẫn đẹp tươi, vẫn êm ả, nhưng nếu không có tấm lòng để nhận ra những uẩn khúc số phận thì những vẻ đẹp như màu hồng hồng của ánh sương mai kia cũng trở nên vô nghĩa, người nghệ sĩ phải nhận ra sự thật ẩn khuất sau màn sương huyền ảo kia, phải tiếp cận sự thật để nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống và con người.
 
M

money_22

@Smack_hn: Rất cảm ơn bài viết của cậu, đây là một bài viết khá sâu sắc, sử dụng phạm vi kiến thức rộng và bám sát văn bản;) Đó là một thành công;)
( Mình thấy bài viết này hơi quen, không biết là được đọc ở đâu rồi ý :D )
Cố gắng phát huy nhá:D
Chúc thành công;)
 
T

tieuvu_hb


Đây là ý kiến của mình về đặc sắc nghệ thuật trong tác phầm CTNX,bạn tham khảo nhé!Chúc thành công!(bài này hình như nhầmtopic hay sao ấy đề nghị mod move nhé!)


Trong nghệ thuật viết truyện ngườiì ta thường chú ý tới 3 yếu tố quan trọng nhất:nghệ thuật trần thuật,ngth xây dựng nhân vật và nghệ thuật xây dựng tình hưống truyện.Trong tác phẩm đầy tâm sự của mình-tp"chiếc thuyền ngaòi xa"-NMC đã thành công trên cả 3 yếu tố đó,xây dựng thành công tình huống truyện ,chọn điểm nhìn trần thuật sắc sảo và xây dựng nhân vật mang đậm tư tưởng nghệ thuật
.
Trước hết nói về tình huống truyện ,đây được coi là vấn đề then chốt quyết định sự thành công của một truyện ngắn,đó có thể chỉ là một khoảnh khắc nhưng qua đó mà cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất,tình huống truyện có khi chỉ là một sự việc,1 hoàn cảnh riêng,1 cảnh ngộ xuất hiện nhưng ở đó nó buộc nhân vật phải bộc lộ hết tính cách phẩm chất của mình đồng thời qua đó cũng diễn tả hết ý đò nghệ thuật tư tưởng của tác gải,bộc lộ tư tưởng và tài năng của người cầm bút!.Hay nói như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì tình huống truyện chính là thứ nước rửa hình mà qua đó các nhân vật nổi hình nổi khối,đó chính là lát cắt nhưng qua đó ta hiểu được trăm năm của đời thảo mộc,nó chính là hạt nhân cấu trúc sắm vai trò tổ chức trong tác phẩm.Nếu “Vi hành “độc đáo bởi tình huống nhầm lẫn,”vợ nhặt” sâu sắc vơí tình huốnh nhặt vợ cười ra nước mắt,thì đến với tình huống trong “CTNX”,người đọc được tiếp xúc với tình huống nhận thức đầy sự trải nghiệm cùa nhân vật ,đưa người đọc từ sự vỡ lẽ này đến vỡ lẽ khác.Truyện xoay quanh sự khám phá ra chân lí của Phuing-một nghệ sĩ nhiếp ảnh được giao nhiệm vụ đi thựuc tế để chụp bức ảnh bổ sung cho bộ lịch sang năm với lời dặn cũng là tiêu chuẩn như đinh đóng cột của ông trưởng phòng :một bức ảnh tính vật,đơn cảnh không có người!.Sau nhiều lần phục kích trên bãi biển của vùng chiến trường A So năm xưa nah từng chiến đấu,với sự công phu và kiên nhẫn,cuối cùng Phùng cũng chụp được “cảnh đắt trời cho”,một bức ảnh”từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp,một vẻ đẹp thực đơn giản mà toàn bích”,đứng trước nó,người nghệ sĩ chuyên nghiệp ấy”trở nên bối rối,trong trái tim có gì như bóp thắt vào”,nhưng hơn thế trước cái đẹp tuyệt đỉnh ấy,Phùng tưởng chính mình vừa khám ra cái chân lí của sự toàn thiện”,và nhận ra ”cái đẹp chính là đạo đức”.Thế nhưng ngay sau đó,khi chiếc thuyền kia tiến dần vào bờ ,bước ra từ trong chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ nào có phải là nàng tiên cá cùng chàng hoàng tử mà là một người đàn bà xấu xí đến thô kệch,là một người đàn ông đầy vẻ độc dữ,thế nhưng nghiệt ngã hơn là trận đòn như lửa cháy mà người đàn ông dội vào người đàn bà còn người phụ nữ kia cam chịu nhận nhục.Chao ôi bao nhiêu cái tận Thiện,tận Mĩ đâu,giờ chỉ còn cái Chân đến trần trụi thô nháp:cái hiện thực đầy cay nghiệt ấy đưa người nghệ sĩ từ những thăng hoa của cái đẹp trở lại trong cảm giác ngỡ ngàng đến tột độ”chỉ biết đứng há mồm ra”và ngay sau đó là “vứt chiếc máy ảnh chạy nhào xuốg đất”.Thế nhưng rồi qua câu chuyện ở toà án huyện cùng với lời tâm sự thấu tình đạt lí của người đàn bà ấy Phùng mới vỡ lẽ ra giác ngộ thêm nhiều chân lí về hiện thực đời sống,đồng thời có nhiều hơn những nhận thức mới mẻ sâu sắc chính xác hơn về con người về đời sống:đó phải chăng chính là khám phá về vẻ đẹp trong tâm hồn và trái tim người phụ nữ bề ngoài tưởng chừng như chỉ đáng để thương để xót kia thì ẩn giấu sau đó là trái tim nhân hậu lòng vị tha,giàu đức hi sinh ,là tình yêu thương con tha thiết và là sự trải đời thấu hiểu ngọn nguồn đời sống.Đó phải chăng còn là những chân lí trong cuộc đời,đôi khi để tồn tại và mưu sinh có những nghịch lí người ta buộc phải chấp nhận,buộc phải chung sống với nó.Và quan trọng nhất là sự vỡ lẽ của Phùng về mối quan hệ giữa hiện thực đời sống và nghệ thuật.Nghệ thuật như bức ảnh kia,chỉ là khoảnh khắc,còn cuộc sống lại là vô bờ hữu hạn,nghệ thuật không thể phản ảnh cái hời hợt mà phải bắt nguồn từ đời sống và phục vụ đời sống.Con thuyền nghệ thuật của Phùng lúc đầu ở rất xa vời,cái giây phút thăng hoa ấy người nghệ sĩ đã quên rằng trên chính bãi biển ấy thôi gần chỗ chân anh đứng còn ngổn ngang những chiếc xe rrà phá bom mìn của lính MĨ TỪ HỒI 75,chính vì thế phải chăng mà sự vỡ lẽ ấy chính là thông điệp NMC gửi gắm vào nghệ sĩ Phùng-nghệ thuật còn ở quá xa cuộc đời,phải làm sao kéo con thuyền NT ấy gần đến bến bờ của cuộc sống,và để thực hiện thiên chức ấy,người nghệ sĩ không thể nhìn đời hời hợt nông cạn chỉ khám phá cái bản chất bề ngoài của sự vật hiện tượng mà phải đi sâu khám phá tìm tòi để tìm thấy chất “ngọc “ trong chính cuộc sống tưởng chừng như thô ráp kia.Đó chính là điều tâm niệm mà suốt đời cầm bút NMC luôn thực hiện:”truy tìm hạt ngoc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người”.Cũng có phải thế không mà sau khi thấu hiểu vỡ lẽ ra nhiều điều,trong con mắt của người nghệ sĩ Phùng,vẫn con thuyền ấy,vẫn khoảng cách xa ấy,không còn là cái ánh hồng hồng của ban mai mà là hình ảnh con thuyền chống chọi giữa sóng gió phong ba của cuộc đời với bao trăn trở suy tư của người nghệ sĩ,và phải thế không mà bức ảnh nghệ thuật mà nghệ sĩc Phùng đã chụp ảnh trơ rhtành một tác phẩm có giá trị,khác với những người sành nghệ thuật ,Phùng nhận ra trong bức ảnh đen trắng ấy vẫn có nét hồng hồng của ánh ban mai -hiện thân cho vể đẹp của cuộc đời mà nghệ thuật đã khám phá được -và hình ảnh người đàn bà với”khuôn mặt rỗ,tấm lưng áo bạc phếch ‘-hiện thân cho bao nhiêu trái ngang nghịch lí ở đời-bước ra từ chiếc thuỳên kia.Chỉ có con mắt người nghệ sĩ từng trải giàu kinh nghiệm sống ấy mới có khả năng phát hiện ra đằng sau vẻ đẹp ấy là bao trái ngang uẩn khúc ở đời.Và như vậy,chiếc thuyền nghệ thuật dù ở xa hay ở gần thì cuối cùng tâm điêm vẫn là con người nhưu NMC từng quan niệm”Văn học và cuộc sống đều là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”.Như vậy tình huống truyện nhận thức ấy đã đem đến cho người đọc bao nhiêu bài học “trông nhìn và thưởng thức”,thực sự là một tình huống độc đáo và sâu sắc!

Một trong những đặc sắc và thành công của NMC ở tác phẩm này chính là nghệ thuật trần thuật với cách lựa chọn điểm nhìn trần thuật sác saoe.Trao ngòi bút cho Phùng-người nghệ sĩ và cũng là người nghệ sĩ năm xưa từng vào sinh ra tử trên chính chiến trường ASo-và giờ đây là mảnh đất anh đang phục kích tìm kiếm bức ảnh nghệ thuật,NMC đã để cho Phùng đi từ những giây phút thăng hoa của nghệ thuật đến những ngỡ ngàng đến cực độ khi chứng kiến những hiện thực đến nghiệt ngã để rồi cùng với đó là xót xa vỡ lẽ ra nhiều chân lí trong cuộc đời và mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, qua đó cũng gửi gắ nhiều ý đồ tư tưởng nghệ thuật của mình về cuộc đời và nghệ thuật.Cái sắc sảo và tinh tế trong cách đặt điểm nhìn trần thuật ở Phùng còn là chỗ Phùng đã từng chiến đấu và chiến thắng trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập tư do của dân tộc,nhưung trở lại đây anh -bất lực trước hậu quả của đói nghèo.Đó phải chăng cũng chính là hồi chuông dóng lên cảnh tỉnh về cuộc chiến mới còn gian khổ ác liệt hơn nhiều cuộc đấu tranh bảo vệ ĐN kia,đó phải chăng chính là sự thức nhọn giác quan của người cầm bút như NMC trước sự thay đổi của hoàn cảnh đất nước!


Bên cạnh đó,thành công của CTNX còn ở chỗ truyệnđã xây dựng thành công một dàn nhân vật đặc sắc.Đã có nhiều ý kiến cho rằng NMC chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ phong cách NT của Nam Cao,cũng cái nhìn khách quan hiện thực đến lạnh lùng thản nhiên của một cây bút của trường phái hiện thực chủ nghĩa, cũng tính triết lí sâu sắc ..xin không đề cập tới vấn đề này trong bài viết nhưng xin phép được khai thác một khía cạnh nhỏ.Nếu như Nam Cao xây dựng kiểu nhân vật trong trạng thái lưỡng cực:nửa tình nửa say ,nửa đúng nửa sai,nhưùng ngóc ngách sâu kín nhất của tâm hồn con người... thì đến với CTNX của NMC người đọc cũng mơ hồ nhận ra một nét tương đồng.Trong “êkip”nhân vật của mình,NMC khắc hoạ luôn trên hai phương diện mà chính ông một lần đã khẳng định trong “Bức tranh”:con người có cả phần rồng phượng và phần rắn rết,có cả thiên thần và ác quỷ!Phải thế không mà cái hăm hở giải phóng con người của P và Đ là tốt chứ nhưng lòng tốt chưa đủ,bởi nó thiếu cái nhìn hiện thực đa chiều,phải thế không mà người đàn ông kia trong con mắt của thằng Phác và P,Đ anh ta là thủ phạm cho hành động đánh vợ như trút lửa là kẻ xấu kẻ ác,là người “cả nước này mới có một người chồng như hắn”,nhưng trong cái nhìn đầy vị tha của người đàn bà làng chài kia thì anh ta lại đích thị là nạn nhân của hoàn cảnh nghèo đói,chứ không phải bản chất .Và hành động đánh lại bố mình của thằng bé Phác xuất phát điểm là tình thương mẹ vô bờ bến đáng để trân trọng biết bao, lại đáng lên án biết bao bởi trái với luân thường đạo lí của dân tộc Việt ,...Như vậy ,xây dựng nhân vật kiểu như thế NMC cũng đã tiên phong trong việc đổi mới cách xd nhân vật trong thời điểm lúc bấy giờ của văn nghệ VN,đó là khác hoạ nhân vật đa chiều nhiều tính cách khác hẳn với thời kì văn học 45-75 bởi cuộc đời vốn đa đoan mà con người lại đa sự!Đó phải chăng cũng là trăn trở của NMC trước sự đổi mới thiết yếu của văn học nghệ thuật nước nhà sau giải phóng!

Bên cạnh đó cũng phải kể đến ngôn ngữ của NMC,thứ ngôn ngữ rất bình dị nhưng thấm và thấu vào độc giả ,cùng chiêm nghiệm và suy tư,rất giàu trăn trở của tư duy nghệ thuật .

Như vậy đến với CTNX,người đọc càng hiểu thêm tài năng tvà tâm huyết của NMC-nhà văn mở đường tài hoa và tinh anh nhất trong văn học nước ta hiện nay!


phần mở và kết hơi thô nhưng phần thân thì mình viết khá kĩ các bạn góp ý nhé -căn bản là "ý mỏng đêm dài thơ viết vội":d)
 
H

hong22

truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" đã xây dựng dược một tình huống truyện độc đáo có ý nghĩa khám phá, phát hiện về chân lí đời sống và nghệ thuật. Phùng phát hiện sau cảnh đệp như mơ kia là những trái ngang, nghịch lí của đời thường.Đó là câu chuyện về cuuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một ngươi đàn bà làng chài nghèo khổ, lam lũ.Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu hiểu hơn về người đàn bà hàng chài: một người phụ nữ nghèo khổ, nhẫn nhục,sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lễ đời, có tâm hồn cao đẹp,giàu đức hy sinh và lòng vị tha...Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp. Tinh huống truyện được kể, được nhìn qua điểm nhìn trần thuật của nhân vật Phùng,một nhân vật trong câu chuyện. Nhờ đó, câu chuyện trở nên gần gũi,khách quan, chân thực và giàu sức thuyết phục. Cách triển khai cốt truyện sáng tạo, khắc hoạ nhân vật sắc sảo,giọng kể thủ thỉ trầm tĩnh, lời văn giản gỉ mà sâu sắc,...
 
Top Bottom