Sử 12 Việt Nam từ 1945-1954

C

crazyfrog

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tiếp tục theo chủ đề có trước đây ! Và hôm nay tôi tiếp tục ra 1 chủ đề nữa để box chúng ta cùng nhau tranh luận và tìm hướng giải quyết.
Chúng ta ai cũng biết ở thế giới thì cách mạng Tháng Mười lịch sử là 1 chiến thắng vĩ đại của những con người vô sản giành lại quyền lợi của mình trên thế giới. Vậy ở phần kia của thế giới - những nước lệ thuộc và thuộc địa thì sao ?
Vâng, ở phần còn lại đó thì cách mạng tháng Tám năm 1945 là một dấu ấn lịch sử đã cho mọi người thấy ở các nước thuộc địa và lệ thuộc cũng có thể làm cách mạng một cách tự chủ để xây dựng một đất nước mới tốt đẹp hơn, một chính thể mới để phục vụ nhân dân tốt hơn.
Qua hiểu biết của mình, bạn hãy chứng minh rằng Vietnam sau cách mạng Tháng Tám thành công cũng lâm vào tình trạng ngàn cân treo sợi tóc như nước Nga sau cách mạng tháng Mười lịch sử !
 
I

ilovemyfriendforever

Cách mạng tháng Tám thành công,nước VNDCCH đương đầu với những khó khăn,thử thách hiểm nghèo.Nhìn lại suốt chiều dài Lịch Sử,chúng ta thấy rằng VN sau Cách mạng tháng Tám cũng lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” như nước Nga sau Cách mạng tháng Mười Lịch Sử.Cụ thể là:

Trước tiên,về ngoại xâm và nội phản.Sau CM tháng Mười,nước Nga phải đối mặt với bè lũ Đế quốc cấu kết với nhau,âm mưu tiêu diệt nhà nước Cộng Hòa Xô Viết.Cuối 1918,quân đội 14 nước(anh,Pháp,Mỹ,Nhật,Đức…) lien kết với nhau,phối hợp với bọn nội phản trong nước tấn công,can thiệp vũ trang nước Nga Xô Viết.Nước Nga bị chia cắt,phong tỏa,lâm vào tình thế hết sức nguy ngập.Trong khi đó,ở Việt Nam,sau Cách mạng tháng Tám,các nước Đế Quốc ùn ùn kéo vào nước ta:Quân Tưởng(đứng sau là Mỹ) kéo vào chiếm các tỉnh Bắc vĩ tuyến 16,quân Anh(đứng đằng sau là Pháp) kéo vào chiếm đóng Sài Gòn và các tỉnh phía Nam.Dan nghĩa là quân Đồng minh kéo vào giải giáp Nhật nhưng thực chất âm mưu của chúng là chống phá CM ta,lật đổ chính quyền và xâm lược nước ta.Chúng lợi dụng bọn tay sai là Viết Quốc,Việt Cách và các Đảng phái phản động chống phá Cách mạng ta,gây ra một cục diện hỗn loạn.Chưa bao giờ trên đất nước ta có nhiều kẻ thù như thế.Bọn chúng đứa ở gần,tên ở xa,tuy khác nhau về màu da tiếng nói nhưng đều âm mưu chống phá Cách mạng ta.Như thế,về ngoại xâm và nội phản,nước VNDCCH và nước CHXV non trẻ đều phải đương đầu với bọn ngoại xâm và nội phản kết hợp,tình thế hiểm nghèo.
Thứ hai,về Kinh té-Tài chính.Ở nước Nga,sau 4 năm tham chiến(1914-1918),nền Kinh tế-tài chính vô cùng khó khăn.Mặc dù là 1 nước ĐQ nhưng kih tế Nga phát triển chậm chạp,lệ thuộc vào phương tây,sau 4 năm chiến tranh lại bị chiến tranh tàn phá năng nề :sản xuất đình đốn,ruộng đất bỏ hoang,nhà máy-xí nghiệp bị phá hủy,nạn đói liên tiếp xảy ra;Tài chính quốc gia cạn kiệt…Còn ở Việt Nam,vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậulại bị chiến tranh tàn phá nặng nề,chế độ mới phải tiếp thu một di sản mục nát của chế độ thực dân-PK để lại,đặc biệc là nạn đói khủng khiếp cuối năm 44,đầu năm 45 đã làm hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói.Cách mạng thành công,nạn đói vẫn tiếp tục đe dọa nghiêm trọng khi gạo từ Nam Bộ chưa trở ra được,9 tỉnh miền Bắc vỡ đê.Về tài chính,ta tiếp thu kho bạc Đông Dương chỉ có 1,2 triệu đồng,trong đó hơn 1 nửa là tiền rách ko tiêu được,Tưởng lại tung tiền Quan Kim,Quốc tệ càng làm cho nền Tài chính thêm nhiều loạn.
Thứ 3,về Văn hóa-Xã hội.Cách mạng tháng Mười thành công,XH Nga giải quyết được 2 mâu thuẫn:Mâu thuẫn giữa VS với TS,mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ PK.Tuy nhiên giai cấp bóc lột vẫn chưa bị thủ tiêu,ruộng đất chưa được giao về tay nông dân,các tệ nạn XH của chế độ PK và TB vẫn còn tồn tại,đe dọa nước Nga.Trong khi đó,ở VN,Cách mạng tháng Tám thành công,hơn 90% dân số mù chữ,đây vừa là tủi nhục Quốc gia,vừa hạn chế đến khả năng nhận thức CM của người dân.Các tệ nạn XH như rượu chè,mê tính dị đoan,thuốc phiện…đang hang ngày,hang giờ gây mất trật tự trị an,đe dọa chính quyền Cách mạng.

Như vậy,tuy ở 2 vị trí Địa lý khác nhau,hai hoàn cảnh Lịch Sủ khác nhau nhưng sau CMT8(45) và sau CMT10(1917),cả nước VNDCCH và nước Nga Xô Viết đều đứng trước những khó khăn,thử thách hiểm nghèo:Nền ĐL vừa mới giành được có nguy cơ bị thủ tiêu,CQ CM vùa mới giành được có thể bị thủ tiêu,nhân dân lao động vừa được giải phóng có nguy cơ trở lại ách nô lệ.Đó chính là tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” của nước VNDCCH và nước Nga sau hai cuộc CM Lịch Sử.

Ko hiểu sao em đã lùi đầu dòng rồi nhưng đăng lên lại ko được. :(
 
Last edited by a moderator:
C

crazyfrog

Cách mạng tháng Tám thành công,nước VNDCCH đương đầu với những khó khăn,thử thách hiểm nghèo.Nhìn lại suốt chiều dài Lịch Sử,chúng ta thấy rằng VN sau Cách mạng tháng Tám cũng lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” như nước Nga sau Cách mạng tháng Mười Lịch Sử.Cụ thể là:

Trước tiên,về ngoại xâm và nội phản.Sau CM tháng Mười,nước Nga phải đối mặt với bè lũ Đế quốc cấu kết với nhau,âm mưu tiêu diệt nhà nước Cộng Hòa Xô Viết.Cuối 1918,quân đội 14 nước(anh,Pháp,Mỹ,Nhật,Đức…) lien kết với nhau,phối hợp với bọn nội phản trong nước tấn công,can thiệp vũ trang nước Nga Xô Viết.Nước Nga bị chia cắt,phong tỏa,lâm vào tình thế hết sức nguy ngập.Trong khi đó,ở Việt Nam,sau Cách mạng tháng Tám,các nước Đế Quốc ùn ùn kéo vào nước ta:Quân Tưởng(đứng sau là Mỹ) kéo vào chiếm các tỉnh Bắc vĩ tuyến 16,quân Anh(đứng đằng sau là Pháp) kéo vào chiếm đóng Sài Gòn và các tỉnh phía Nam.Dan nghĩa là quân Đồng minh kéo vào giải giáp Nhật nhưng thực chất âm mưu của chúng là chống phá CM ta,lật đổ chính quyền và xâm lược nước ta.Chúng lợi dụng bọn tay sai là Viết Quốc,Việt Cách và các Đảng phái phản động chống phá Cách mạng ta,gây ra một cục diện hỗn loạn.Chưa bao giờ trên đất nước ta có nhiều kẻ thù như thế.Bọn chúng đứa ở gần,tên ở xa,tuy khác nhau về màu da tiếng nói nhưng đều âm mưu chống phá Cách mạng ta.Như thế,về ngoại xâm và nội phản,nước VNDCCH và nước CHXV non trẻ đều phải đương đầu với bọn ngoại xâm và nội phản kết hợp,tình thế hiểm nghèo.
Thứ hai,về Kinh té-Tài chính.Ở nước Nga,sau 4 năm tham chiến(1914-1918),nền Kinh tế-tài chính vô cùng khó khăn.Mặc dù là 1 nước ĐQ nhưng kih tế Nga phát triển chậm chạp,lệ thuộc vào phương tây,sau 4 năm chiến tranh lại bị chiến tranh tàn phá năng nề :sản xuất đình đốn,ruộng đất bỏ hoang,nhà máy-xí nghiệp bị phá hủy,nạn đói liên tiếp xảy ra;Tài chính quốc gia cạn kiệt…Còn ở Việt Nam,vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậulại bị chiến tranh tàn phá nặng nề,chế độ mới phải tiếp thu một di sản mục nát của chế độ thực dân-PK để lại,đặc biệc là nạn đói khủng khiếp cuối năm 44,đầu năm 45 đã làm hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói.Cách mạng thành công,nạn đói vẫn tiếp tục đe dọa nghiêm trọng khi gạo từ Nam Bộ chưa trở ra được,9 tỉnh miền Bắc vỡ đê.Về tài chính,ta tiếp thu kho bạc Đông Dương chỉ có 1,2 triệu đồng,trong đó hơn 1 nửa là tiền rách ko tiêu được,Tưởng lại tung tiền Quan Kim,Quốc tệ càng làm cho nền Tài chính thêm nhiều loạn.
Thứ 3,về Văn hóa-Xã hội.Cách mạng tháng Mười thành công,XH Nga giải quyết được 2 mâu thuẫn:Mâu thuẫn giữa VS với TS,mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ PK.Tuy nhiên giai cấp bóc lột vẫn chưa bị thủ tiêu,ruộng đất chưa được giao về tay nông dân,các tệ nạn XH của chế độ PK và TB vẫn còn tồn tại,đe dọa nước Nga.Trong khi đó,ở VN,Cách mạng tháng Tám thành công,hơn 90% dân số mù chữ,đây vừa là tủi nhục Quốc gia,vừa hạn chế đến khả năng nhận thức CM của người dân.Các tệ nạn XH như rượu chè,mê tính dị đoan,thuốc phiện…đang hang ngày,hang giờ gây mất trật tự trị an,đe dọa chính quyền Cách mạng.

Như vậy,tuy ở 2 vị trí Địa lý khác nhau,hai hoàn cảnh Lịch Sủ khác nhau nhưng sau CMT8(45) và sau CMT10(1917),cả nước VNDCCH và nước Nga Xô Viết đều đứng trước những khó khăn,thử thách hiểm nghèo:Nền ĐL vừa mới giành được có nguy cơ bị thủ tiêu,CQ CM vùa mới giành được có thể bị thủ tiêu,nhân dân lao động vừa được giải phóng có nguy cơ trở lại ách nô lệ.Đó chính là tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” của nước VNDCCH và nước Nga sau hai cuộc CM Lịch Sử.

Ko hiểu sao em đã lùi đầu dòng rồi nhưng đăng lên lại ko được. :(
Tôi xin trích dẫn chữ ký của nhóm trưởng
"Lịch Sử không phải là môn học thuộc,nó là một môn Khoa học Xã Hội.
Người học Lịch Sử không phải là một con vẹt,chúng tôi là nhữg nhà Khoa Học."
Và tôi chả thấy tí dẫn chứng khoa học hay một cái gì nói về sự đào sâu suy nghĩ của nhóm trưởng ở đây cả !
Nhóm trưởng hãy phân tích lại đề và làm lại nhé !
 
M

meongocxi

Tiếp tục theo chủ đề có trước đây ! Và hôm nay tôi tiếp tục ra 1 chủ đề nữa để box chúng ta cùng nhau tranh luận và tìm hướng giải quyết.
Chúng ta ai cũng biết ở thế giới thì cách mạng Tháng Mười lịch sử là 1 chiến thắng vĩ đại của những con người vô sản giành lại quyền lợi của mình trên thế giới. Vậy ở phần kia của thế giới - những nước lệ thuộc và thuộc địa thì sao ?
Vâng, ở phần còn lại đó thì cách mạng tháng Tám năm 1945 là một dấu ấn lịch sử đã cho mọi người thấy ở các nước thuộc địa và lệ thuộc cũng có thể làm cách mạng một cách tự chủ để xây dựng một đất nước mới tốt đẹp hơn, một chính thể mới để phục vụ nhân dân tốt hơn.
Qua hiểu biết của mình, bạn hãy chứng minh rằng Vietnam sau cách mạng Tháng Tám thành công cũng lâm vào tình trạng ngàn cân treo sợi tóc như nước Nga sau cách mạng tháng Mười lịch sử !


Như chúng ta đã biết cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi, nó có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ đối với nước Nga mà còn đối với toàn thế giới nhất là các nước thuộc địa, phụ thuộc , nó chỉ ra cho họ con đường đấu tranh để đi đến thắng lợi cuối cùng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mà một đại diện cụ thể và tiêu biểu đó là Việt Nam ....Việt Nam trên cơ sở tiếp thu tư tưởng chủ nghĩa Mác lênin đồng thời vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tiễn ...làm nên nhiều thắng lợi trong đó thắng lợi đầu tiên phải kể đến là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, với sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đó " là một dấu ấn lịch sử đã cho mọi người thấy ở các nước thuộc địa và lệ thuộc cũng có thể làm cách mạng một cách tự chủ để xây dựng một đất nước mới tốt đẹp hơn, một chính thể mới để phục vụ nhân dân tốt hơn."

Tuy nhiên ngay sau khi giành chính quyền về tay mình, cả Nga Xô Viết và Việt Nam đều phải đối mặt với rất nhiều khó khăn : thù trong , giặc ngoài, những yếu kém về kinh tế, xã hội, mà lịch sử gọi đó là tình thế " ngàn cân treo sợi tóc" nghĩa là thắng lợi đó rất mong manh , mới chỉ là bước đầu đòi hỏi cần có những biện pháp, chủ trương đúng đắn để giữ vững những thành quả đó.

cách mạng tháng Mười làm phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản , tạo ra một chế độ xã hội đối lập với hệ thống tư bản chủ nghĩa, vì vậy mà nó làm cho các nước đế quốc lo lắng, nó uy hiếp đến sự tồn tại cũng như phát triển của chủ nghĩa tư bản vì vậy mà ngay sau khi chính quyền Xô Viết thành lập các nước đế quốc đã tìm cách bao vây tiêu diệt. Đó là việc quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản cách mạng trong nước nhằm phá hoại chính quyền Xô Viết, tiêu diệt thành quả cách mạng, ...Cùng với đó, chiến tranh vừa kết thúc để lại nhiều thiệt hại , tàn phá về kinh tế, xã hội , chính quyền còn non trẻ , Nga Xô Viết lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn...

cũng giống như ở Nga sau khi cách mạng tháng Tám 1945, nhân dân ta giành được chính quyền về tay mình, xong nền độc lập đó cũng rất mong manh. Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các nước Đồng Minh lần lượt kéo vào nước ta giải giáp quân đội phát xít Nhật: Anh, quân Trung Hoa dân Quốc, Mĩ, và 1 kẻ thù nguy hiểm nhất lúc này là Pháp, Pháp đã lợi dụng thình hình này để quay lại, âm mưu xâm lược nước ta lần nữa . Điều này thể hiện ở chỗ Pháp không hề có vai trò gì trong việc vào nước ta giải giaps quân đội phát xít nhưng ngay từ khi còn lưu vong ở nước ngoài tướng Đờ gôn đã rêu rao: Đông Dương là thuộc địa của Pháp , Pháp có quyền quay trở lại... và chúng núp dưới danh nghĩa Đồng Minh để quay trở lại nước ta. Những nước đế quốc khác đều mạnh nhưng ở thời điểm này Việt Nam không phải là mục tiêu chính của chúng. Bên cạnh đó là những khó khăn bên trong( sgk). Cách mạng nước ta trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc...

Như vậy..........( kết luận)

p/s: bất chợt em chỉ nghĩ được vậy thôi:)
 
I

ilovemyfriendforever


Tôi xin trích dẫn chữ ký của nhóm trưởng
"Lịch Sử không phải là môn học thuộc,nó là một môn Khoa học Xã Hội.
Người học Lịch Sử không phải là một con vẹt,chúng tôi là nhữg nhà Khoa Học."
Và tôi chả thấy tí dẫn chứng khoa học hay một cái gì nói về sự đào sâu suy nghĩ của nhóm trưởng ở đây cả !
Nhóm trưởng hãy phân tích lại đề và làm lại nhé !
Rất cảm ơn anh vì lời nhận xét.Em biết rằng tự nhận ra cái sai của mình và sửa là tốt nhất,nhưng trong bài này em chưa thấy được cái sai ấy?Em thấy mình làm ntn là hợp với yêu cầu của đề đấy chứ?

Thứ 2,em cũng mong sau mỗi bài viết của em,cái gì được,cái gì chưa được anh cũng nói rõ ràng ra,để bài viết sau em còn khắc phục hay sửa. :(
 
Last edited by a moderator:
M

meongocxi

Tiếp tục theo chủ đề có trước đây ! Và hôm nay tôi tiếp tục ra 1 chủ đề nữa để box chúng ta cùng nhau tranh luận và tìm hướng giải quyết.
Chúng ta ai cũng biết ở thế giới thì cách mạng Tháng Mười lịch sử là 1 chiến thắng vĩ đại của những con người vô sản giành lại quyền lợi của mình trên thế giới. Vậy ở phần kia của thế giới - những nước lệ thuộc và thuộc địa thì sao ?
Vâng, ở phần còn lại đó thì cách mạng tháng Tám năm 1945 là một dấu ấn lịch sử đã cho mọi người thấy ở các nước thuộc địa và lệ thuộc cũng có thể làm cách mạng một cách tự chủ để xây dựng một đất nước mới tốt đẹp hơn, một chính thể mới để phục vụ nhân dân tốt hơn.
Qua hiểu biết của mình, bạn hãy chứng minh rằng Vietnam sau cách mạng Tháng Tám thành công cũng lâm vào tình trạng ngàn cân treo sợi tóc như nước Nga sau cách mạng tháng Mười lịch sử !


lúc trưa em đọc và làm nhanh, nhưng em có 1 điều trưa nghĩ ra trong câu hỏi của anh, anh làm ơn có thể giải thích giúp em được không? em chưa hiểu 2 câu dẫn đầu, ý anh muốn nói là gì ? em thấy nó chưa được logic với câu hỏi cuối cùng của anh,
đó là suy nghĩ của em, có thể là do kiến thức của em hạn hẹp ,nếu có thể anh hãy giải đáp cho em, được không? cảm ơn a!
 
C

crazyfrog

Minh rất thất vọng khi cả 2 MOD. 1 nhóm trưởng và 1 phụ trách box đọc đề và chả chịu tận dụng những gì đề đưa ! Tôi đã nói rõ ràng trong đề rồi ! Các bạn tự đọc và tự xem xem mình cần làm gì !
To nhóm trưởng : Hãy cứ thử xem bạn thế nào so với những thế hệ trước tôi đã từng kèm cặp. Vì đây là những đề tôi tự nghĩ ra dựa trên nhưng nhận xét khách quan nhất.
To 123 : Bạn là sinh viên khoa Sử ? Bạn cần hiểu rõ hơn về phân tích 1 đề chứ không nên hỏi ngược lại tôi như vậy !
 
I

ilovemyfriendforever

Về cơ bản,bài này của em giống bài trước nhưng em thêm vài dòng nhận xét ntn:


Từ tình trạng trên,chúng ta có thể thấy rằng,CM thuộc địa không chỉ được đặt ngang hàng với CM ở chính quốc mà dù ở thuộc địa,phụ thuộc hay ở 1 nước ĐQ,2 cuộc CM ấy đều bị bọn ĐQ đàn áp,tấn công và muốn thủ tiêu như nhau.Bởi dù ở thuộc địa hay ở trogn 1 nước ĐQ thì CM cũng đánh vào bọn Đế quốc,cũng ảnh hưởng tới quyền lợi của chúng.Nó cho thấy bộ mặt thực sự của lũ ĐQ,ở thuộc địa hay ở chính quốc đều giống nhau,không hề thay đổi sau gần 30 năm.Và duy cho cùng,cho dù ở CM thuộc địa hay ở ĐQ thì CMVS ở đâu cũng giống nhau và mục tiêu cuối cùng cũng đều nhắm vào thành trì của CNĐQ ;đều bị bọn ĐQ tìm mọi cách tiêu diệt và gặp phải những khó khăn,thử thách như nhau.Và vì thế,dù ở thuộc địa,lệ thuộc hay ở chính quốc,vô sản QT cũng phải đoàn kết với nhau giống như bọn ĐQ đã hiệp nhau lại chống lại Cách mạng vô sản.
 
M

meongocxi

với câu hỏi này em còn liên tưởng đến câu nói : giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn"
 
Top Bottom