Sinh 10 (Nâng cao) Nước và vai trò sinh học của nước

Haanh250123

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
6 Tháng ba 2021
387
608
91
Thái Bình
THPT Chuyên Thái Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tada~ Chào mừng các bạn đã đến với một phần lí thuyết cực kì dàiiiiii và hay của Sinh 10 luôn nè:>
Cứ từ từ bĩnh tĩnh học cùng chúng mình trên HMF thì sẽ không phải lo lắng lắm đâu. Bởi ngoài tổng hợp lí thuyết sẽ còn có sơ đồ tư duy và câu hỏi vận dụng nữa nè!
Chúng mình sẽ cập nhật lí thuyết thường xuyên theo tiến độ trên lớp nên mọi người cùng đón chờ nhaa^^


C/ Thành phần hóa học của tế bào
I. Nước và vai trò sinh học của nước
1. Cấu tạo
Gồm 1 nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H bằng liên kết cộng hóa trị

H2o.jpg
2. Đặc tính
a, Tính phân cực
- Phân tử nước có vùng Oxy mang điện tích âm và vùng Hydro mang điện tích dương: Vì O có độ âm điện lớn hơn H, các e thường nằm về phía O nhiều hơn làm phân tử nước có 2 đầu tích điện trái dấu
=> Phân cực
- Vùng H+ yếu của phân tử nước này bị hấp dẫn bởi vùng O- yếu của phân tử nước khác nên 2 phân tử H2O liên kết với nhau bằng liên kết Hydro
- Khi nước ở dạng lỏng, các liên kết Hydro dễ gãy, chỉ mạnh bằng [TEX]1/20[/TEX]liên kết cộng hóa trị
Các liên kết H liên tục bị phá vỡ rồi lại hình thành rồi lại bị phá vỡ. Mỗi liên kết chỉ tồn tại vài phần nghìn của giây nhưng các phân tử liên tục hình thành liên kết mới với các phân tử khác

b, Tính kết dính (liên kết)
- Các phân tử nước nằm rất gần nhau nhờ liên kết H. Dù sự sắp xếp các phân tử trong một mẫu nước luôn thay đổi nhưng luôn có rất nhiều phân tử liên kết Hydro với nhau. Do đó nước có tính cấu trúc hơn hầu hết các chất lỏng khác
=>Nhờ liên kết H giữ cho vật chất kết khối nên nước có tính kết dính
lk h2o.jpg

- Sự kết dính của nước góp phần giúp thực vật vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng hòa tan từ rễ lên lá, chống lại trọng lực qua mạng lưới các tế bào dẫn nước. Khi thoát hơi nước ở lá, các phân tử nước đứt liên kết H, rời lá, tạo lực kéo các phân tử nước xa hơn
- Sự kết dính còn giúp tạo sức căng bề mặt: Nước có sức căng bề mặt hơn hầu hết các chất lỏng khác. Ở ranh giới giữa nước và không khí, các phân tử nước liên kết H với nhau theo trật tự, tạo nên lớp màng mỏng bao bọc nước. Đó là lí do tại sao một số động vật có thể di chuyển được trên mặt nước

c, Điều hòa nhiệt độ
- Nước điều tiết nhiệt độ bằng cách hấp thụ nhiệt khi lạnh và giải phóng nhiệt khi nóng. Nước được coi là một ngân hàng nhiệt vì có khả năng điều hòa được lượng nhiệt tương đối lớn
- Khả năng bay hơi của nước:
+ Sự bay hơi là sự chuyển đổi từ dạng lỏng sang dạng khí
Trong bất kì chất lỏng nào các phân tử nào cũng nằm sát nhau do hấp dẫn nhau. Một số phân tử chuyển động đủ nhanh để thoát khỏi sự hấp dẫn đó có thể rời khỏi chất lỏng đi vào không khí ở dạng khí
+ Nhiệt bay hơi là nhiệt lượng mà một chất lỏng phải hấp thụ để làm bay hơi 1g chất đó
Tỉ nhiệt là lượng nhiệt 1g chất lỏng cần hấp thụ hay mất đi để thay đổi nhiệt độ 1 độ C
Nước có tỉ nhiệt cao nên có nhiệt bay hơi cao. Đây là 1 đặc tính nổi trội của nước khi các liên kết H cần bị bẻ gãy trước khi phân tử nước rời chất lỏng, giúp cấu trúc của nước ổn định hơn các chất lỏng khác
+ Ý nghĩa:
_ Quy mô toàn cầu: điều hòa khí hậu Trái Đất. Lượng nhiệt lớn từ Mặt Trời do các biển nhiệt đới hấp thụ được tiêu thụ qua quá trình bay hơi nước bề mặt. Sau đó, không khí nhiệt đới ẩm luân chuyển về hướng địa cực, giải phóng nhiệt và tạo mưa
_ Mức độ cơ thể: giải thích sự nguy hiểm của việc bỏng hơi nước bởi đó là do nhiệt giải phóng ra khi dòng hơi nước tích tụ thành lớp chất lỏng trên da
_ Khi nước bay hơi, các phân tử có động năng lớn nhất, nhiệt độ lớn nhất rời chất lỏng khiến lớp nước bên dưới lạnh đi. Sự làm lạnh đó góp phần làm ổn định nhiệt độ trong các ao hồ và tạo cơ chế bảo vệ sinh vật

d, Sự tạo băng
- Khác với các chất lỏng khác, nước đóng băng ở 0 độ C sẽ không chìm xuống mà nổi lên trên mặt nước, tạo sự cách li tầng nước dưới sâu.
Vì vậy, về mùa đông dù ao, hồ, biển,… bị đóng băng, sinh vật vẫn có thể sinh sống được ở các tầng lớp dưới
- Giải thích:
+ Ở nhiệt độ thấp, các phân tử nước chuyển động chậm, không đủ sức phá vỡ các liên kết H. Dưới 0 độ C, nước bị nhốt trong các tinh thể do 1 phân tử nước có thể liên kết với 4 phân tử nước khác tạo cấu trúc không gian 3 chiều. Các liên kết H giữ cho các phân tử ổn định, cách xa nhau
ð Băng ít đậm đặc hơn nước (băng có ít phân tử nước hơn nước thường trong cùng 1 thể tích)
+ Khi băng hấp thụ đủ nhiệt để nhiệt độ lớn hơn 0 độ C, các liên kết H giữa các phân tử nước bị đứt làm tinh thể vỡ, băng tan, các phân tử nước tự do chuyển động

e, Dung môi cho sự sống
- Nước là dung môi hòa tan các chất nhờ tính phân cực
Ví dụ: Cho muối ăn vào nước, các ion sẽ tiếp xúc với dung môi. Chúng hấp dẫn lẫn nhau nên có ái lực tương hỗ. Các phân tử nước bao lấy, tách và che chắn các ion với nhau. Khối cầu các phân tử nước bao quanh mỗi ion gọi là lớp hydrat hóa
- Chất ưa nước, kị nước:
+ Chất ưa nước: có ái lực với nước, không nhất thiết phải hòa tan trong nước
Ví dụ: Xenlulozo trong màng tế bào thực vật là chất ưa nước do có vùng tích điện âm dương
+ Chất kị nước: không có ái lực với nước
Ví dụ: Dầu ăn là chất kị nước do sự chiếm ưu thế của các phân tử không phân cực

3. Vai trò
- Là môi trường sống cho sinh vật
- Điều hòa nhiệt độ
- Là dung môi: có khả năng hòa tan đại đa số các chất vô cơ, hữu cơ tạo chất dinh dưỡng
- Tham gia các phản ứng trao đổi chất: Mọi phản ứng trao đổi chất đều cần sự tham gia của nước, độ pH của dung dịch do phân tử nước chi phối, ảnh hưởng đến các hoạt động sống của tế bào, cơ thể



Vậy là hôm nay, chúng ta đã tìm hiểu xong về nước và vai trò sinh học của nó. Để củng cố kiến thức và chắc chắn xem mình đã hiểu bài chưa, các bạn có thể tự tổng hợp lại một sơ đồ tư duy của riêng mình nè. Sau đó hãy chia sẻ lên đây để chúng ta cùng thảo luận nhé! Mình cũng sẽ tiếp tục cập nhật sơ đồ tư duy tham khảo và câu hỏi vận dụng để các bạn củng cố kiến thức nên hãy đón chờ nhaa.

Cuối cùng thì, chúc bạn học tốt nhaa~
yeu~
 

Attachments

  • lk h2o..jpg
    lk h2o..jpg
    6.1 KB · Đọc: 18
  • lk h2o.jpg
    lk h2o.jpg
    6.1 KB · Đọc: 20
Last edited by a moderator:

Nguyễn Trần Thành Đạt 11A9

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
5 Tháng một 2019
2,608
6,257
606
21
Lâm Đồng
Trường THPT Bảo Lộc
Tada~ Chào mừng các bạn đã đến với một phần lí thuyết cực kì dàiiiiii và hay của Sinh 10 luôn nè:>
Cứ từ từ bĩnh tĩnh học cùng chúng mình trên HMF thì sẽ không phải lo lắng lắm đâu. Bởi ngoài tổng hợp lí thuyết sẽ còn có sơ đồ tư duy và câu hỏi vận dụng nữa nè!
Chúng mình sẽ cập nhật lí thuyết thường xuyên theo tiến độ trên lớp nên mọi người cùng đón chờ nhaa^^


C/ Thành phần hóa học của tế bào
I. Nước và vai trò sinh học của nước
1. Cấu tạo
Gồm 1 nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H bằng liên kết cộng hóa trị

View attachment 186228
2. Đặc tính
a, Tính phân cực
- Phân tử nước có vùng Oxy mang điện tích âm và vùng Hydro mang điện tích dương: Vì O có độ âm điện lớn hơn H, các e thường nằm về phía O nhiều hơn làm phân tử nước có 2 đầu tích điện trái dấu
=> Phân cực
- Vùng H+ yếu của phân tử nước này bị hấp dẫn bởi vùng O- yếu của phân tử nước khác nên 2 phân tử H2O liên kết với nhau bằng liên kết Hydro
- Khi nước ở dạng lỏng, các liên kết Hydro dễ gãy, chỉ mạnh bằng [TEX]1/20[/TEX]liên kết cộng hóa trị
Các liên kết H liên tục bị phá vỡ rồi lại hình thành rồi lại bị phá vỡ. Mỗi liên kết chỉ tồn tại vài phần nghìn của giây nhưng các phân tử liên tục hình thành liên kết mới với các phân tử khác

b, Tính kết dính (liên kết)
- Các phân tử nước nằm rất gần nhau nhờ liên kết H. Dù sự sắp xếp các phân tử trong một mẫu nước luôn thay đổi nhưng luôn có rất nhiều phân tử liên kết Hydro với nhau. Do đó nước có tính cấu trúc hơn hầu hết các chất lỏng khác
=>Nhờ liên kết H giữ cho vật chất kết khối nên nước có tính kết dính
View attachment 186230

- Sự kết dính của nước góp phần giúp thực vật vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng hòa tan từ rễ lên lá, chống lại trọng lực qua mạng lưới các tế bào dẫn nước. Khi thoát hơi nước ở lá, các phân tử nước đứt liên kết H, rời lá, tạo lực kéo các phân tử nước xa hơn
- Sự kết dính còn giúp tạo sức căng bề mặt: Nước có sức căng bề mặt hơn hầu hết các chất lỏng khác. Ở ranh giới giữa nước và không khí, các phân tử nước liên kết H với nhau theo trật tự, tạo nên lớp màng mỏng bao bọc nước. Đó là lí do tại sao một số động vật có thể di chuyển được trên mặt nước

c, Điều hòa nhiệt độ
- Nước điều tiết nhiệt độ bằng cách hấp thụ nhiệt khi lạnh và giải phóng nhiệt khi nóng. Nước được coi là một ngân hàng nhiệt vì có khả năng điều hòa được lượng nhiệt tương đối lớn
- Khả năng bay hơi của nước:
+ Sự bay hơi là sự chuyển đổi từ dạng lỏng sang dạng khí
Trong bất kì chất lỏng nào các phân tử nào cũng nằm sát nhau do hấp dẫn nhau. Một số phân tử chuyển động đủ nhanh để thoát khỏi sự hấp dẫn đó có thể rời khỏi chất lỏng đi vào không khí ở dạng khí
+ Nhiệt bay hơi là nhiệt lượng mà một chất lỏng phải hấp thụ để làm bay hơi 1g chất đó
Tỉ nhiệt là lượng nhiệt 1g chất lỏng cần hấp thụ hay mất đi để thay đổi nhiệt độ 1 độ C
Nước có tỉ nhiệt cao nên có nhiệt bay hơi cao. Đây là 1 đặc tính nổi trội của nước khi các liên kết H cần bị bẻ gãy trước khi phân tử nước rời chất lỏng, giúp cấu trúc của nước ổn định hơn các chất lỏng khác
+ Ý nghĩa:
_ Quy mô toàn cầu: điều hòa khí hậu Trái Đất. Lượng nhiệt lớn từ Mặt Trời do các biển nhiệt đới hấp thụ được tiêu thụ qua quá trình bay hơi nước bề mặt. Sau đó, không khí nhiệt đới ẩm luân chuyển về hướng địa cực, giải phóng nhiệt và tạo mưa
_ Mức độ cơ thể: giải thích sự nguy hiểm của việc bỏng hơi nước bởi đó là do nhiệt giải phóng ra khi dòng hơi nước tích tụ thành lớp chất lỏng trên da
_ Khi nước bay hơi, các phân tử có động năng lớn nhất, nhiệt độ lớn nhất rời chất lỏng khiến lớp nước bên dưới lạnh đi. Sự làm lạnh đó góp phần làm ổn định nhiệt độ trong các ao hồ và tạo cơ chế bảo vệ sinh vật

d, Sự tạo băng
- Khác với các chất lỏng khác, nước đóng băng ở 0 độ C sẽ không chìm xuống mà nổi lên trên mặt nước, tạo sự cách li tầng nước dưới sâu.
Vì vậy, về mùa đông dù ao, hồ, biển,… bị đóng băng, sinh vật vẫn có thể sinh sống được ở các tầng lớp dưới
- Giải thích:
+ Ở nhiệt độ thấp, các phân tử nước chuyển động chậm, không đủ sức phá vỡ các liên kết H. Dưới 0 độ C, nước bị nhốt trong các tinh thể do 1 phân tử nước có thể liên kết với 4 phân tử nước khác tạo cấu trúc không gian 3 chiều. Các liên kết H giữ cho các phân tử ổn định, cách xa nhau
ð Băng ít đậm đặc hơn nước (băng có ít phân tử nước hơn nước thường trong cùng 1 thể tích)
+ Khi băng hấp thụ đủ nhiệt để nhiệt độ lớn hơn 0 độ C, các liên kết H giữa các phân tử nước bị đứt làm tinh thể vỡ, băng tan, các phân tử nước tự do chuyển động

e, Dung môi cho sự sống
- Nước là dung môi hòa tan các chất nhờ tính phân cực
Ví dụ: Cho muối ăn vào nước, các ion sẽ tiếp xúc với dung môi. Chúng hấp dẫn lẫn nhau nên có ái lực tương hỗ. Các phân tử nước bao lấy, tách và che chắn các ion với nhau. Khối cầu các phân tử nước bao quanh mỗi ion gọi là lớp hydrat hóa
- Chất ưa nước, kị nước:
+ Chất ưa nước: có ái lực với nước, không nhất thiết phải hòa tan trong nước
Ví dụ: Xenlulozo trong màng tế bào thực vật là chất ưa nước do có vùng tích điện âm dương
+ Chất kị nước: không có ái lực với nước
Ví dụ: Dầu ăn là chất kị nước do sự chiếm ưu thế của các phân tử không phân cực

3. Vai trò
- Là môi trường sống cho sinh vật
- Điều hòa nhiệt độ
- Là dung môi: có khả năng hòa tan đại đa số các chất vô cơ, hữu cơ tạo chất dinh dưỡng
- Tham gia các phản ứng trao đổi chất: Mọi phản ứng trao đổi chất đều cần sự tham gia của nước, độ pH của dung dịch do phân tử nước chi phối, ảnh hưởng đến các hoạt động sống của tế bào, cơ thể



Vậy là hôm nay, chúng ta đã tìm hiểu xong về nước và vai trò sinh học của nó. Sơ đồ tư duy bài này mình xin phép cập nhật sau ạ.
Để củng cố kiến thức và chắc chắn xem mình đã hiểu bài chưa, các bạn có thể tự tổng hợp lại một sơ đồ tư duy của riêng mình và làm vài câu hỏi vận dụng dưới đây nè. Sau đó hãy chia sẻ lên đây để chúng ta cùng thảo luận nhé!

1. Dựa vào các tính chất của nước, hãy giải thích các hiện tượng sau:
- Lá rau để ngăn đá tủ lạnh khi đưa ra ngoài dễ bị hỏng
- Gió thổi khi cơ thể ra mồ hôi sẽ cảm thấy mát hơn
- Bác nông dân thường tưới nước lên cây trước khi mưa tuyết
- Giọt dầu nhỏ hình cầu nổi trên mặt nước
2. Phân tích các đặc tính của nước giúp thực hiện vai trò với cơ thể sống

Cuối cùng thì, chúc bạn học tốt nhaa~
yeu~
Qua bài viết của Hà Anh í, anh muốn hỏi một xíu nha. Ngoài nước ra thì còn có chất nào được xem là dung môi của sự sống nữa không nhỉ?
 
  • Like
Reactions: Xuân Hải Trần

Haanh250123

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
6 Tháng ba 2021
387
608
91
Thái Bình
THPT Chuyên Thái Bình
Qua bài viết của Hà Anh í, anh muốn hỏi một xíu nha. Ngoài nước ra thì còn có chất nào được xem là dung môi của sự sống nữa không nhỉ?
Hmm, em chưa nghĩ ra được chất nào nữa. Có lẽ là một chất nào đó cũng phân cực để hòa tan nhiều chất, hay chỉ có nước thôi?. Câu này phải nhờ anh giải đáp giúp rồi:>
 

Kim Ngânn

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng chín 2021
301
293
66
TP Hồ Chí Minh
Cho em hỏi ngoài lề xíu ạ, tại sao các cấp tổ chức cơ bản như cơ thể ,quần thể ,quần xã và hệ sinh thái không phải là đơn vị cơ bản của thế giới sống vậy ạ. Trả lời giúp em với ạ em cảm ơn anh chị.
 

Haanh250123

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
6 Tháng ba 2021
387
608
91
Thái Bình
THPT Chuyên Thái Bình
Cho em hỏi ngoài lề xíu ạ, tại sao các cấp tổ chức cơ bản như cơ thể ,quần thể ,quần xã và hệ sinh thái không phải là đơn vị cơ bản của thế giới sống vậy ạ. Trả lời giúp em với ạ em cảm ơn anh chị.
Ý bạn nói là sao nhỉ? Mình nghĩ là đơn vị cơ bản của thế giới sống là tế bào rồi, bởi nó là cấp độ cơ bản nhất nhất ấy, là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống.
À nếu có thắc mắc gì về chủ đề này thì bạn có thể trao đổi thảo luận ở đây sẽ hợp lí hơn nè.
https://diendan.hocmai.vn/threads/li-thuyet-cap-do-to-chuc-cua-su-song.833172/
Cảm ơn rất nhiều và chúc bạn học tốt~
 
Top Bottom